AD vừa tìm được một bài với tựa đề rất giựt - TopicsExpress



          

AD vừa tìm được một bài với tựa đề rất giựt gân ! Với Vũ khí gì khiến Syria tự tin sẽ trở thành Việt Nam thứ hai ? Đọc qua cái tiêu đề ta cảm thấy Vẹm này tới giờ này còn chưa biết than phận mình còn tự cho VN là vô địch, trước thì đem Iraq ra so sánh, nay lại lôi Syria vào . AD đây là người lương thiện, không muốn chiến tranh, nhưng rất ghét những thằng nói dóc như VẸM, nên AD cũng mong kỳ này MỸ nó uýnh cho thằng muốn làm Việt Nam thứ 2 một trận để biết thế nào là sức mạnh Huê Kỳ, để mấy cái mỏ lép nhép khỏi phải nói dóc mà thấy muốn ói . Vũ khí gì khiến Syria tự tin sẽ trở thành Việt Nam thứ hai? Thứ tư 28/08/2013 11:52 Rất nhiều nước đã tuyên bố sẽ trở thành Việt Nam thứ hai nhưng không phải dễ. Vũ khí gì khiến Syria tự tin sẽ trở thành Việt Nam thứ hai? Trong một bài phỏng vấn đăng trên truyền thông Nga mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad khẳng định nếu tấn công Syria, Mỹ sẽ đối mặt với thất bại giống như thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Saddam Hussein tổng thống Iraq, lực lượng Taliban ở Afghanistan, Gadaffi của Lybia cũng từng tuyên bố như vậy. Nhưng cuối cùng kết cục của những tuyên bố mạnh miệng này là thất bại thảm hại. Dù vậy, Syria nắm một lợi thế không nhỏ trước việc có được những khí tài hiện đại, cộng với sự hậu thuẫn của Nga. Liệu đây có phải là lần đầu tiên gió sẽ đổi chiều? Lưới phòng không Cuối tháng 05/2013, thông tin về việc hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Nga cập cảng Tartus, Syria khiến chính giới Israel và đồng minh thân cận Mỹ giật mình. Ngay lập tức, Israel dọa sẽ tấn công phủ đầu khi hệ thống này chưa được triển khai hoàn chỉnh trên đất Syria. Nga đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Syria sáu giàn tên lửa phòng không S-300 PMU Để tránh làm phức tạp thêm tình hình, đích thân Tổng thống Nga đã lên tiếng trấn an rằng: “Chúng tôi không muốn phá vỡ cán cân sức mạnh trong khu vực. Hợp đồng (bán S-300 cho Syria) đã được ký mấy năm trước. Hiện nó còn chưa được thực hiện”. Tên lửa 48N6 khai hỏa Sự việc đã tạm lắng nhưng qua đây cũng có thể thấy danh tiếng của hệ thống S-300 đã gây áp lực khủng khiếp như thế nào lên Mỹ và Israel. Phản ứng của Israel lần này cũng giống như những lần trước đây nước này tìm mọi cách ngăn cản Nga thực hiện hợp đồng bán hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P cho Syria. Bastion-P Tuy nhiên, trước việc Mỹ đe dọa tấn công Syria rất khó để nói S-300 và Bastion-P có xuất hiện hay không. Vì khi bị dồn vào bước đường cùng thì không khó để tổng thống Syria, Bashar al-Assad tìm mọi cách để có được nguồn cung từ Nga. Mặc khác, Nga cũng không muốn mất đi một bạn hàng lớn, đồng thời là đồng minh thân cận nhất của mình ở Trung Đông. Chiếc máy bay F4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị Syria bắn hạ hồi tháng sáu Hệ thống phòng không của Syria cũng đã chứng minh được năng lực của mình khi bắn rơi chiếc máy bay trinh sát F4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6. Nay nếu được tiếp sức bởi S-300 và Bastion-P thì chắc chắn sẽ làm bất cứ đối thủ nào cũng phải e dè. Tên lửa Tiến sĩ Mostafa Zahra, một nhà phân tích quân sự và chuyên gia nghiên cứu chiến lược Iran cho rằng, tên lửa siêu âm chống tàu của Syria và phong trào Hezbollah (Lebanon) sẽ gây thiệt hại lớn đối với bất kỳ cuộc tấn công nào, đặc biệt là từ các tàu chiến của Hải quân Mỹ, nhằm vào quốc gia Trung Đông này. Tên lửa đạn đạo độ chính xác cao Iskandar Ông Zahra nói thêm rằng tên lửa đạn đạo độ chính xác cao Iskandar và tên lửa chống hạm Scud cũng sẽ nhằm vào các mục tiêu là tàu chiến Mỹ trong trường hợp hải quân Mỹ tấn công Syria. Nhà phân tích này đồng thời lưu ý rằng các tàu quân sự Mỹ không được trang bị bất kỳ hệ thống vũ khí đánh chặn hoặc chuyển hướng đối với các tên lửa chống tàu Syria. Một tên lửa Syria được phóng từ bệ phóng di động trong cuộc tập trận Yakhont (trong tiếng Anh có nghĩa là ruby hay sapphire) còn được gọi là P-800 Oniks, là một tên lửa hành trình siêu âm chống tàu do Nga chế tạo, có tầm bắn lên đến 300 km. Còn đối với tên lửa Scud, hiện tại chưa biết Syria sở hữu phiên bản nào. Tên lửa Yakhont Nhưng nếu xét về tiềm lực quân sự, việc nước này hoàn toàn có khả năng sở hữu phiên bản Scud C. Loại tên lửa này có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động lên đến 550 km. Vũ khí hóa học Chất độc hóa học mà Mỹ tình nghi Syria sử dụng trong đợt tấn công vừa qua là Sarin. Nó được biết đến theo tên gọi của NATO là GB, (O-Isopropyl methylphosphonofluoridate) là một chất độc cực mạnh, gây ảnh hưởng đến thần kinh nạn nhân. Ở nhiệt độ trong phòng, Sarin là một chất lỏng không màu, không mùi. Theo AFP, kho vũ khí hóa học của Syria được cho là có từ nhiều thập kỷ trước, thậm chí còn có quy mô lớn nhất nhì tại Trung Đông. Tuy nhiên, do Chính phủ Damascus từ chối ký Công ước năm 1992 về Vũ khí Hóa học (CWC), vốn cấm việc sử dụng, sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học, nên các nước cũng có rất ít thông tin chính xác về kho vũ khí này. Hóa chất của Syria có thể được đổ vào các đầu đạn Bởi sau khi thất bại trong các cuộc chiến chống lại Israel năm 1967, 1973 và 1982, Syria nỗ lực xây dựng và duy trì một kho vũ khí hóa học nhằm đối phó với khả năng Nhà nước Do Thái phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1971, Syria bắt đầu phát triển khả năng tự sản xuất vũ khí hóa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CERS). Còn kể từ năm 1973, Syria gần như tự phát triển và sản xuất các chất độc dùng làm vũ khí hóa học, trong đó có khí Iperit, Sarin và có thể cả chất VX có khả năng tác động tới hệ thần kinh. Dù chưa rõ số lượng chính xác các loại vũ khí hóa học, sinh học của Syria, song Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ước tính, quốc gia này có thể sở hữu hàng trăm tấn vũ khí hóa học và hàng năm họ sản xuất hàng trăm tấn chất độc hóa học. Chuyên gia Olivier Lepick tại Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược ở Paris (Pháp) cũng chung nhận định. Ông lập luận: "Kho hóa chất của Syria rất lớn. Và họ đã nắm vững phương pháp tổng hợp các hợp chất họ organophosphorus, vốn là thế hệ vũ khí hóa học độc hại, hiệu quả và tân tiến thuộc loại bậc nhất hiện nay. Họ hợp chất này bao gồm chất độc dạng lỏng không màu, không mùi (Sarin), chất hóa học tác động lên hệ thần kinh (VX) và khí mù tạt (Mustard Gas), vốn là khí độc có thể gây phồng rộp da". Các vũ khí mà Syria đang sở hữu quả thật không thể khinh thường, nhất là khi nước này được hậu thuẫn từ nhiều phía. Tuy nhiên, khi “đại pháo” chưa nổ thì rất khó có thể nói ai sẽ là người nắm thế chủ động trên chiến trường. Tôn Văn (Nhịp Cầu Đầu Tư)
Posted on: Thu, 29 Aug 2013 20:15:40 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015