Bài học từ vụ Benghazi có thể ảnh hưởng cuộc - TopicsExpress



          

Bài học từ vụ Benghazi có thể ảnh hưởng cuộc biểu quyết về Syria Thứ Tư này đánh dấu một năm vụ phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở thành phố Benghazi của Libya bị tấn công khiến 4 người Mỹ thiệt mạng, trong đó có Ðại sứ Chis Stevens. Thông tín viên Bộ Ngoại giao Scott Stearns của đài VOA tường trình về những bài học từ vụ bạo động này ảnh hưởng như thế nào đến nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama thúc đẩy cho một cuộc tấn công quân sự Syria. Cuộc tấn công nhắm vào phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Benghazi đã châm ngòi cho một trận bão lửa chính trị khi các nhà lập pháp Ðảng Cộng hòa chất vấn tại sao chính quyền Obama chậm chạp trong việc xác định vụ bạo động đó là khủng bố. Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó là bà Hillary Clinton nói những người chỉ trích rằng điều đó không quan trọng. Sự việc chính là 4 người Mỹ của chúng ta thiệt mạng. Nguyên nhân là do một cuộc biểu tình gây ra hay là do những kẻ đi ra đường buổi tối nẩy ra quyết định đi giết vài người Mỹ? Sự khác biệt ở đây có nói ý nghĩa gì không? Một năm sau, cách ứng phó của Tổng thống Obama đối với vụ tấn công Benghazi dường như vẫn là điểm tạo khác biệt đối với một số đại biểu trong Quốc hội vào lúc Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu cuộc vận động của chính quyền để được phép tấn công Syria. Dân biểu Jeff Duncan của Ðảng Cộng hòa nêu ý kiến: “Vẫn một chính quyền dường như tỏ ra quá vội vã đưa Hoa Kỳ vào Syria lúc này khi đó lại do dự vận dụng cùng những nguồn lực có sẵn để tìm cách giải cứu cho 4 người Mỹ dũng cảm đã chiến đấu cho mạng sống của họ ở Benghazi. Thưa ông Kerry, ông chưa bao giờ là người tán thành bất cứ điều gì ngoài việc phải thận trọng khi có liên quan đến các lực lượng Hoa Kỳ trong những vụ xung đột trước đây.”Ngoại trưởng Kerry nói rằng so sánh chuyện Syria và Benghazi mang tính chính trị. Khi ở Thượng viện, tôi ủng hộ hành động quân sự rất nhiều lần, trong đó có Grenada, Panama, và tôi có thể kể tiếp ra một danh sách. Và tôi sẽ không ngồi ở đây để nghe ông chỉ bảo rằng tôi chẳng có khái niệm trong việc đánh giá tình hình hiện nay là gì. Chúng ta đang nói về việc thường dân bị giết hại bằng hơi độc, nhưng ông lại muốn xoay sang chuyện Benghazi. Nhưng những ký ức về vụ Benghazi có thể làm yếu đi nỗ lực của Tổng thống Obama hối thúc Quốc hội cho phép tấn công Syria, theo như nhận định của Giáo sư Alan Lichtman ở Ðại học American University. Vụ Benghazi tất nhiên là bất lợi cho tổng thống. Và nếu cuộc biểu quyết thực sự là sít sao, thì ảnh hưởng của vụ Benghazi có thể là một điểm tác động. Nhất là khi so sánh với mức độ ủng hộ của quốc tế cho việc can thiệp vào Libya cách đây 2 năm, theo nhận định của chuyên gia Manal Omar của Viện Hòa bình Hoa Kỳ: "Nhìn lại diễn biến ở Libya, chúng ta thấy có lý lẽ biện minh rằng chúng ta hành động thông qua NATO, có một cách tiếp cận đa phương, và hành động can thiệp đó giới hạn trong một khuôn khổ thời gian nhanh chóng và ngắn gọn. Sứ mạng đó có giới hạn. Chúng ta có thể kiểm soát được tình hình. Trong khí đó rất khó để thuyết phục được về chuyện Syria." Giáo sư Lichtman nói tiếp rằng tình trạng bạo động tiếp diễn ở Benghazi cho thấy Washington hiểu rất ít về Libya. “Thực sự là chúng ta không biết gì nhiều về tình hình ở Libya trước vụ tấn công Benghazi. Chúng ta cần phải học hỏi nhiều hơn những vấn đề này từ các văn hóa khác và quốc gia khác. Đối với hàng chục tỉ đôla tiêu tốn cho công tác tình báo, chúng ta hình như vẫn chưa sáng suốt lắm về chính sách đối ngoại.” Sau vụ tấn công ở Benghazi, chỉ có 4 nhà ngoại giao Mỹ bị đình chỉ công tác vì những sai sót về an ninh. Cả 4 nhân sự đó đều đã được bổ nhiệm vào các chức vụ mới. VOA ,CNN news Người tị nạn Syria chật vật ở Cairo Tình hình rối ren ở Ai Cập ảnh hưởng đến mấy trăm ngàn người Syria nghĩ rằng họ có thể tìm nơi trú thân ở đó. Từ Cairo, thông tín viên VOA Elizabeth Arrott ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây. Wael Mustafa là một người Syria tỵ nạn đến Cairo hồi năm ngoái và trong vòng vài tháng, đã tìm được việc làm và một nơi để sinh sống và nuôi đại gia đình. “Ở đây mọi thứ đều dễ dàng. Người dân dễ dàng. Tìm việc cũng dễ. Dọn đến đây ở cũng dễ.” Bây giờ thì không dễ dàng như thế nữa. Hai tháng sau khi Mustafa nói chuyện với đài VOA, Tổng thống Mohamed Morsi, một người cực lực ủng hộ phe đối lập ở Syria, đã bị lật đổ. Và mọi thứ đã thay đổi. “Sau khi ông Morsi ra đi, tôi thấy một số nguời Ai Cập nhìn chúng tôi như những người không tốt, coi chúng tôi là người xấu.” Doanh nghiệp của ông đã bị thiệt hại. Và sự hào phóng trước kia của chính phủ, như tiếp cận với y tế và giáo dục, đang được xét lại. Người Syria đã có lúc được hoan nghênh như các đồng minh lâu đời ủng hộ một cuộc nổi dậy của dân chúng rất giống với Ai Cập. Nay họ đã trở nên có liên hệ với ông Morsi trong vụ chính phủ đàn áp đảng Huynh Ðệ Hồi giáo của ông. Nhà hoạt động Haitham Maleh, thuộc Liên minh Quốc gia của các Lực lượng Ðối lập và Cách mạng Syria, nêu ra rằng hàng trăm người Syria ở Ai Cập đã bị cảnh sát bắt giữ hay bị đánh đập ngoài đường phố, trong khi những người khác bị trục xuất. Theo ông, các cơ quan truyền thông nhà nước còn làm cho mọi chuyện trở nên tệ hại hơn.Một số cơ quan truyền thông nói rất xấu về chúng tôi. Một số nói chúng tôi giống như đảng Huynh Ðệ Hồi giáo, một thứ khủng bố. Ðạo quân Giải phóng Syria là các phần tử khủng bố.” Chính phủ Ai Cập cũng đã phê chuẩn các luật mới gay gắt hơn về thị thực, gây khó khăn hơn cho người Syria xin tỵ nạn. “Người Syria đến Ai Cập và gia đình họ sẽ đi theo. Nay, họ không còn làm thế được nữa, và họ ở lại Libăng hay Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria. Và một số người Syria quay trở về Syria.” Và họ trở về ngay cả khi phải đối mặt với việc có thể có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài. Ông Mustafa, ở vùng ngoại vi Damascus bị chiến tranh gây tan tác, đã tránh vấn đề chính trị cách đây vài tháng. Nay ông mong mỏi thấy chính phủ Syria sụp đổ. “Chúng tôi cần có ai đó đến gỡ rối vấn đề này. Có thể nước Mỹ có thể làm được. Chúng tôi không biết nhưng chắc chắn là chúng tôi rất sợ hãi. Chúng tôi lo sợ cho dân chúng. Chúng tôi lo sợ cho đất nước.” Có sự can thiệp hay không, ông Mustafa không có ý định quay trở về. Và bất chấp những gì ông nói rất tốt về những người láng giềng của Ai Cập, ông cũng không có ý định ở lại Cairo. Mới đây, ông đã nộp đơn xin thị thực để sang Hoa Kỳ và châu Âu. VOA news thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=102378#post102378
Posted on: Thu, 12 Sep 2013 01:00:58 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015