Bỏ Ra Thời gian đọc hêt.... tôi chắc chắn sẽ có - TopicsExpress



          

Bỏ Ra Thời gian đọc hêt.... tôi chắc chắn sẽ có ích TÔI TẠO RA CUỘC ĐỜI TÔI Khơi dậy đam mê –** Khát Vọng Trẻ**- Lan tỏa tri thức I♥************♥| Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Bài này sẽ giúp bạn cài đặt vào trong trí óc của mình 17 bộ hồ sơ thịnh vượng. Bạn sẽ hiểu được người giàu suy nghĩ như thế nào? Họ suy nghĩ khác với người nghèo ra sao? và điều gì đã tạo nên thành công của họ? Người giàu tin "Tôi tạo ra cuộc đời tôi". Người nghèo tin "Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi". Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu không tin điều đó, bạn không thể kiểm soát hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống cũng như khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có. Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công, hay sự khốn quẫn của mình, Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó. Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là "khốn khổ thân tôi". Vậy là cầu được ước thấy, theo Quy luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự "khốn khổ". Làm sao bạn biết khi nào thì mình đang đóng vai nạn nhân? Có ba dấu hiệu để nhận biết. Dấu hiệu 1: Đổ lỗi Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong "trò chơi đổ lỗi." Họ thường đổ lỗi cho nền kinh tế, cho chính phủ, cho thị trường chứng khoán, cho những người môi giới, cho ông chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình. Dấu hiệu 2: Bao biện Nếu những nạn nhân không đổ lỗi, thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: "Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng". Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Ngược lại, người nghèo lại xác nhận sự bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, "Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu". Sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Cả hai đều quan trọng. T.Harv Eker cho rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng. Dấu hiệu 3: Oán trách Với những người hay oán trách, câu cửa miệng của họ thường là: "Làm sao tôi không phàn nàn được cơ chứ? Bạn xem cuộc sống của tôi tồi tệ đến mức nào". Và bạn có nhận ra rằng những người hay than vãn, kể lể thường có một cuộc sống thực sự khó khăn? Mọi thứ rắc rối ở trên đời dường như luôn xảy đến với họ. Và nếu bạn cũng là người hay ca thán, bạn sẽ không thể hấp dẫn sự thành công vì khi than thở, oán trách thì bạn đang trở thành một thỏi nam châm sống hút về mình những rắc rối và phiền toái. Từ nay, bạn hãy ngừng ngay việc đổ lỗi, biện minh hay oán trách. Bởi vì việc đổ lỗi, biện minh và oán trách chỉ có tác dụng như một liều thuốc an thần, làm dịu bớt căng thẳng tức thời do thất bại gây nên, nhưng sẽ để lại hậu quả không lường trước về sau. Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có! Hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn tạo ra cuộc sống của bạn và từng phút, từng khắc thời gian một bạn sẽ thu hút hoặc thành công hoặc sự tệ hại đến cho mình. Vì thế, việc rất quan trọng là bạn phải chọn ý nghĩ và chọn từ ngữ của mình một cách thật cẩn trọng, tỉnh táo! Đã đến thời điểm để bạn lấy lại sức mạnh và kiến thức của mình để tạo ra tất cả mọi thứ bạn mong muốn có trong cuộc đời. Hãy thực hành những bài tập sau hàng ngày: 1. Đặt tay lên ngực bạn và nói: "Tôi tạo ra mức độ thành công tài chính của mình". Đặt tay lên trán bạn và nói: "Tôi có Tư duy thịnh vượng". 2. Mỗi lần thấy mình đang đổ lỗi, biện minh hay ca thán, bạn hãy đưa ngón trỏ lên cổ như một động tác để nhắc nhở bản thân rằng bạn đang cắt cổ họng tài chính của mình. Điều đó sẽ có hiệu quả làm giảm bớt những thói quen hủy hoại sức mạnh của bạn. 3. "Tự chất vấn mình". Cuối mỗi ngày, hãy viết ra một điều bạn đã làm tốt và một điều chưa tốt. Rồi viết câu trả lời cho câu hỏi sau: "Tôi đã tạo ra các tình huống đó như thế nào?" Nếu có người khác cùng tham gia, hãy hỏi bản thân: "Đâu là vai trò của bạn trong việc tạo ra các tình huống đó?" Bài tập này sẽ giúp bạn đo lường được cuộc sống của bạn và giúp bạn nhận ra được những chiến lược có hiệu quả hay không. Trước đây quả thực tôi không nhận ra điều này nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu sức mạnh của nó: nếu bạn muốn thực sự có một cuộc sống bình an trong tâm hồn và thành công trong cuộc sống, bạn phải chịu trách nhiệm 100% cho những gì bạn làm tức là cho những gì bạn nghĩ. Có một sự thật là để sống đúng nghĩa thì cuộc sống của chúng ta không bao giờ được coi là dễ dàng và thuận lợi. Để được sống đúng nghĩa thì cuộc sống hằng ngày của mỗi người chúng ta đầy rẫy những điều không vui, rắc rối và những sai lầm (thất bại), hay nói cách khác phần lớn mọi việc xảy ra là không đúng ý mình. Khi gặp điều đó, mọi người thường làm gì? Đó là đổ lỗi, biện minh và oán trách (phàn nàn). Lợi ích của những hành động này là gì? Đó là tạm thời xoa dịu được những nỗi đau và dễ nhận được sự cảm thông tạm thời của người khác, hay sự quan tâm của người khác. Thứ nhất, khi bạn gặp phải thất bại nào đó trong công việc, cuộc sống, hôn nhân, quan hệ…điều đầu tiên chúng ta hay có xu hướng đổ lỗi cho một ai đó hay tìm một hoàn cảnh nào đó để đổ lỗi. Rất nhiều người khi gặp thất bại trong kinh doanh đều thường xuyên đổ lỗi cho đối tác, nhân viên, thị trường, tình hình kinh tế, thời tiết…Rất nhiều người khi gặp thất bại trong các mối quan hệ cũng thường xuyên đổ lỗi cho bất cứ ai tham gia vào các mối quan hệ đó trừ bản thân mình. Thứ hai, khi không đạt được những gì mà mình mong muốn, chúng ta thường tìm bằng được lý do nào đó để biện minh cho hiện trạng của mình để mình được “thanh thản”. Ví dụ nếu bạn đang sống một cuộc sống nghèo khó, lý do sẽ là bạn không được sinh ra trong một gia đình giàu có, từ một miền quê giàu có (thành thị), không có bằng cấp, không có mối quan hệ, không có vốn…hoặc ngược lại chúng ta sẽ tìm ra đủ thứ lý do rằng “tiền chẳng quan trọng gì, người giàu không tốt, làm giàu thì phải trả giá…” Thứ ba, khi bạn gặp phải những điều không như ý, chúng ta thường có xu hướng muốn nói ra một vài điều gì đó để được “nhẹ nhõm” và tìm kiếm sự chia sẻ. Hoặc là bạn oán trách hoặc là bạn phàn nàn về bất cứ điều gì, về bất cứ ai, trong đó tai hại nhất là phàn nàn về bản thân bạn. “Ôi, sao tôi khổ thế này!”, “Cuộc sống khó khăn quá, giá cả ngày càng lên cao”, “Nào là tham nhũng, bất công, chính sách không hợp lý”, trong một tổ chức chúng ta sẽ phàn nàn về Sếp, về người khác… Tôi nhận thấy những điều này xảy ra nơi bản thân tôi, gia đình tôi, công ty của tôi và ở tất cả những nơi tôi đến và những người tôi gặp. Khi viết ra những dòng này tôi nhận ra rằng mới đây thôi tôi vấn thường hay chỉ trích về Sếp của mình, phàn nàn về nhân viên và thậm chí tôi cũng thường xuyên nói xấu về người thứ ba không có mặt hoặc ghen tị về những thành công của người khác. Khi viết những dòng này tôi cũng nhận ra rằng mới đây thôi, trong gia đình tôi thường to tiếng mắng mỏ vợ con và nều có cơ hội là đổ lỗi cho người khác trong gia đình mình. Khi viết những dòng này tôi cũng nhận thấy ở bất cứ công ty nào tôi đã làm việc là một tình trạng thường xuyên đổ lỗi, biện minh và oán trách. Tình trạng đó diễn ra từ Sếp to nhất xuống đến nhân viên bình thường, từ phòng ban này sang phòng ban khác, từ người này sang người khác. Có rất nhiều người Sếp, khi tuyển được nhân viên giỏi, một ngày nào đó họ bỏ ra đi, lập tức lý do được đưa ra: nào là “không trung thành”, nào “lười biếng”, “kiêu căng, hỗn láo”…thế rồi họ lại tuyển người khác và câu chuyện này cứ tiếp diễn từ ngày này qua ngày khác. Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp là không bán được hàng, điều dễ thấy nhất đó là “bán hàng kém”, thế là nhân viên kinh doanh lập tức chĩa mũi dùi sang “sản xuất ra sản phẩm kém”, bộ phận sản xuất đưa ra “thiếu vốn”, bên tài chính chuyển qua “ban lãnh đạo không có định hướng” và cuối cùng cách dễ nhất là BLĐ đưa ra “các anh các chị kém và ngu dốt”, thay thế, cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí. Họ làm tất cả mọi việc trừ việc chịu trách nhiệm của chính mình. Tại sao việc tự chịu trách nhiệm quan trọng đến vậy? Bởi vì nếu bạn không tự chịu trách nhiệm 100% cho những gì xảy ra với cuộc đời bạn thì chính bạn sẽ tự đặt số phận của mình vào tay người khác hay hoàn cảnh. Mà nếu bạn đặt số phận của mình vào tay người khác hay ngoại cảnh bên ngoài thì bạn sẽ không thể học hỏi được, mà không học hỏi được và nhất là học hỏi từ chính những sai lầm, vấn đề của cuộc đời mình thì chúng ta sẽ không bao giờ có hạnh phúc và thành công cả. Trong hôn nhân và các mối quan hệ không suôn sẻ, điều đầu tiên chúng ta thường tìm mọi cách tìm ra lý do “thằng chồng tôi nó lười lắm, bất tài vô dụng”, “ôi! Vợ tôi nó lắm mồm lắm, không tâm lý lại còn tham lam nữa”, “Chị ơi! Sao đời em khổ thế này, em lấy phải thằng chồng kém em đủ mọi thứ”. Hoặc khi bạn bị đổ vỡ bởi một mối quan hệ nào đó thì lý do đưa ra rằng “nó ăn cháo đái bát, vô ơn, lừa đảo, không trung thực”… Vậy tôi xin hỏi bạn: Ai chọn (quyết định) người vợ, người chồng, nhân viên, cơ chế đó nhỉ? Nếu không phải là bạn thì bố mẹ bạn, nhà nước, chính sách, thời tiết bắt bạn phải chọn cái đó chắc. Một trong những sức mạnh lớn nhất của con người mà ông trời đã dành tặng cho chúng ta, đó là: chúng ta có quyền tự do lựa chọn bất cứ cái gì, bất cứ điều gì. Bạn có quyền tự do lựa chọn cách suy nghĩ, niềm tin, hành động, các mối quan hệ, công việc, nghề nghiệp và cả chính ước mơ của bạn nữa. Tất nhiên bạn không thể lựa chọn được việc sinh ra bản thân và nếu bạn bị thiểu năng trí tuệ. Bạn chỉ có thể trưởng thành và phát triển nếu bạn chịu trách nhiệm 100% cho bất cứ điều gì liên quan đến cuộc đời mình. Cả khách quan lẫn chủ quan. Một trong những điều mà tôi nhận ra rằng, phẩm chất cao quý nhất của con người là sự chính trực ngày càng trở nên quý hiếm như kim cương vậy. Rất nhiều nhà lãnh đạo, diễn giả, nhà văn, thày cô giáo, các bậc ông bà, cha mẹ…đều đang làm những điều không phải họ nghĩ và họ nói. Giữa suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta là một khoảng cách rất lớn thậm chí đầy mâu thuẫn và thiếu tính nhất quán. Tôi đã có dịp gặp nhiều người giàu có, quyền cao chức trọng, tôi thực sự thất vọng về những gì họ làm và họ nói. Mới hôm qua thôi, họ còn nói với nhân viên nào là tầm nhìn, danh dự, nhiệt huyết. Nhân viên đang háo hức theo đuổi sự nghiệp thì chỉ một vài tháng sau, công ty giải tán. Họ sẵn sàng cho nghỉ việc những người tâm huyết và thẳng thắn, họ thích nghe những gì mà họ muốn nghe hơn là sự trung thực, thẳng thắn và chính trực. Tôi cũng gặp hầu hết các diến giả mà tôi biết, khi đứng trên bục giảng nói với hàng trăm hàng ngàn người về niềm tin, về sự cao đẹp, hạnh phúc, về việc xây dựng các mối quan hệ, về “tự do tài chính” nhưng ngoài đời thường hoàn toàn ngược lại, họ không tin vào những gì họ nói, họ làm theo bản năng và quán tính của cuộc đời. Tôi cũng có dịp gặp những nhà lãnh đạo mà ở đó những bài phát biểu trên báo, trên truyền hình chỉ là dạy dỗ, đánh bóng trái ngược với những gì họ đang làm đang nghĩ. Một trong số những người như vậy, có tôi ở trong đó! Trong tuần vừa rồi, tôi có đọc được một cuốn sách có tựa đề “đừng phàn nàn”. Và tôi xin giới thiệu với các bạn một phương pháp vô cùng thú vị và hiệu quả. Đó là làm thế nào để chữa trị căn bệnh “đổ lỗi, oán trách, biện minh”, nếu bạn không đổ lỗi, biện minh, phàn nàn liên tục trong 21 ngày thì bạn sẽ khỏi hẳn căn bệnh này.Bạn muốn thay đổi cuộc đời mình, thì bạn phải thay đổi những thói quen mà bạn đang làm, đang nghĩ. Cách làm rất đơn giản: bạn hãy mua một cái vòng tay, khi nào bạn đổ lỗi, biện minh, phàn nàn bạn phải đổi vòng tay đó từ tay này sang tay kia và coi như chu trình 21 ngày lại phải tính từ thời điểm đó. Tôi bắt đầu đeo nó từ lúc 12h ngày 07/04/2011 cho đến hôm nay tôi đã phải đổi tay đến hơn 20 lần. Tôi sẽ quyết tâm thực hiện điều này cho đến khi nào tháo vòng ra khỏi tay thì thôi, bởi vì tôi biết sức mạnh của nó: tôi sẽ hiểu rõ về mình và điều quan trọng nhất là tôi chính là chủ nhân của mình, tôi tạo ra cuộc đời tôi chứ không phải ai khác. Tôi tin rằng, chỉ một điều thôi, nếu chúng ta chọn cho mình một cách sống, không đổ lỗi, biện minh và oán trách, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn nhiều, xã hội, tổ chức, gia đình nơi chúng ta đang sống và làm việc sẽ tốt hơn nhiều, vậy thì tại sao chúng ta lại không làm nhỉ. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!
Posted on: Sat, 10 Aug 2013 12:12:19 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015