CTM – Dàn nhạc độc đáo Để thêm góp phần tạo - TopicsExpress



          

CTM – Dàn nhạc độc đáo Để thêm góp phần tạo “đầu ra” cho việc giáo dục âm nhạc, đồng thời có thêm phương tiện thể hiện những sáng tác của mình, Tiến Dũng đã thành lập dàn nhạc CTM. Đây là dàn nhạc Công giáo đầu tiên ở miền Nam trước 1975 và là dàn nhạc độc đáo có một không hai ở VN và thế giới. CTM là chữ viết tắt của CÔNG THỨC MỚI. Tiến Dũng đã tìm (cách thay một số nhạc cụ thông thường trong dàn nhạc giao hưởng bằng những nhạc cụ “bất thường” nhưng có âm sắc tương tự hoặc gần gũi với văn hóa dân tộc hơn để dễ trang bị theo hoàn cảnh kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, thay trumpet (khi cần) bằng guitar điện, thay timpani bằng trống trường, thay woodblock bằng mõ chùa, v.v… thậm chí Tiến Dũng đã từng thay xylophone bằng đàn T’rưng. Đối với các dàn nhạc giao hưởng trên thế giới, những nhạc cụ sau đây thường được coi là “bất thường” (nên không được kể vào thành phần dàn nhạc tiêu chuẩn): organ (đại phong cầm, pipe organ), kèn baritone (euphonium), kèn saxophone, piano, celesta, harp, alto flute, bass clarinet, contrabassoon và harmonica. Ngay cả với các dàn nhạc giao hưởng hiện đại, thành phần nhạc cụ cũng dựa chủ yếu trên 4 bộ: dây, kèn gỗ, kèn đồng, và gõ chứ ít dùng những nhạc cụ “bất thường”. Tính hiện đại thường được thể hiện ở bộ gõ phong phú. Trong dàn nhạc CTM do Tiến Dũng chủ trương có khá nhiều những nhạc cụ bất thường: recorder, alto saxophone, tenor saxophone, baritone saxophone, guitar điện, xylo-phone, vibra-phone, trống cái, mõ chùa,.. và vắng những nhạc cụ thông thường của dàn nhạc như: oboe, bassoon, trombone, tuba, cello, timpani. Như vậy, nét độc đáo của dàn nhạc CTM là Tiến Dũng không xây dựng dàn nhạc hiện đại theo kiểu thường được làm trên thế giới là dựa trên 4 bộ tiêu chuẩn và bổ sung (kết hợp) vào các nhạc cụ bất thường mà tìm cách thay thế một số nhạc cụ khó tìm trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của Việt Nam. Ở Hoa kỳ, từ cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu có sự khủng hoảng về kinh phí tài trợ cho dàn nhạc. Sự khủng hoảng ấy vẫn còn kéo dài cho đến thế kỷ 21 như sự kiện dàn nhạc Philadelphia, một dàn nhạc chính của Mỹ đã phải tuyên bố phá sản vào tháng 4/2011 và mới có dấu hiện phục hồi từ đầu tháng 7 năm nay. Trước đó, vào tháng 12/2010, dàn nhạc Louis-ville và vào năm 2006, dàn nhạc thính phòng Northwest cũng đã phải tuyên bố phá sản. Như vậy việc khai sinh ra dàn nhạc CTM của Tiến Dũng không những phù hợp với điều kiện trong nước mà còn đáp ứng với nhu cầu của xã hội đương đại. Với những nhạc cụ mình có trong tay, Tiến Dũng đã bỏ nhiều công sức không chỉ trong sáng tác cho dàn nhạc CTM mà còn biên soạn lại nhiều tác phẩm kinh điển của Bach, Händel, Haydn, Mozart, Beethoven,…để tạo nên những âm sắc mới cho các tác phẩm ấy. Đó là việc làm của ông từ những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ trước mà cho đến nay số người làm được điều này có lẽ chỉ đếm được trên một bàn tay. Và ngày nay sau 8 năm công qua đời, sau hơn 40 năm có CTM, người ta vẫn đang loay hoay theo hướng này rồi kêu lên… “âm nhạc đương đại”! Không có gì là lạ nữa khi các nhà soạn nhạc đương đại trên thế giới sử dụng những nhạc cụ ngoài quy ước để tạo nên những hiệu quà dàn nhạc mong muốn. Tuy nhiên đa số họ vẫn dựa trên một cấu hình dàn nhạc quy ước để tạo nên âm sắc và chiều sâu tốt hơn. Chẳng hạn, John Adams thường sử dụng dàn nhạc có biên chế của thời kỳ Lãng mạn và thêm vào đó những nhạc cụ ngoài quy ước như trong vở opera Nixon ở Trung Hoa (Nixon in China) của mình; hay Philip Glass và nhiều người khác sáng tác tự do hơn nhưng vẫn dựa trên kích thước quy ước về biên chế dàn nhạc (theo tiêu huẩn của dàn nhạc Baroque, Cổ điển, Lãng mạn hoặc theo cách nói của các nhạc sĩ Việt Nam “dàn nhạc 2 quản, 3 quản”). Khi biết chúng tôi có ý định tổ chức chương trình “TIẾN DŨNG – Ngàn Lần Yêu 2013”, có người khuyênl à nên chuyển các tác phẩm mà Tiến Dũng đã viết cho dàn nhạc CTM sang dàn nhạc giao hưởng (như truyền thống) để giới chuyên môn âm nhạc dễ chấp nhận hơn. Chúng tôi đã suy nghĩ nhiều và quyết định không theo lời khuyên ấy để giới thiệu rộng rãi đến công chúng Việt Nam nét lạ và đẹp của CTM mà Tiến Dũng, người sáng tạo ra nó đã dày công theo đuổi. Có thể sản phẩm với CTM chưa được hay, còn lạ lẫm chưa được nhiều người tiếp nhận nhưng một điều không thể chối cãi được là tính sáng tạo và tính dân tộc rất cao trong âm nhạc của Tiến Dũng, người khai sinh ra nó. Th.S. Nguyễn Bách
Posted on: Sun, 25 Aug 2013 14:07:23 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015