"Chiến tranh lạnh" (Cold War) diễn ra từ năm 1945 đến - TopicsExpress



          

"Chiến tranh lạnh" (Cold War) diễn ra từ năm 1945 đến năm 1991, thực chất là cuộc đối đầu chủ yếu giữa Liên Xô và Mỹ. Trong thời gian đó, hai bên đua nhau chạy đua vũ trang, dốc vô cùng nhiều tiền của không thương tiếc vào các khí tài quân sự, trong đó, những bóng đèn điện tử này là một thành phần không thể thiếu của các khí tài, vì lý do chiếm ưu thế với đối phương, nên cả 2 phe Liên Xô (gồm cả Đông Đức, Tiệp, Hungari) và Mỹ (gồm cả Anh, Tây Đức...) đã không tiếc tiền để đổ vào các khí tài. Đó chính là lý do vì sao chất lượng các đèn điện tử sản xuất trong thời kỳ chiến tranh lạnh, về mặt kỹ thuật và vật liệu chế tạo là cực kỳ tốt và bền bỉ. Bạn thử hình dung tất cả những đèn này đều được lắp trên các phi cơ bay trên trời, hay các tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện khí tài thông tin liên lạc, nếu độ bền không cao, hệ số an toàn không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng thế nào... vì thế, chất lượng và độ bền của đèn thời Chiến tranh Lạnh là vô địch. Sau "Chiến tranh lạnh", hầu hết các hãng làm đèn của Mỹ không sản xuất đèn cho khí tài quân sự nữa, một phần là vì bán dẫn (IC, transistor) đã lên ngôi. Tuy nhiên để phục vụ mục đích thương mại và lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng Hi-Fi, Hi-End đời mới, một số hãng của Nga (Sovtek, Svetlana, Electro Harmonix....) hay Trung Quốc (Shuguang, Tianjin Full Music...) vẫn tiếp tục sản xuất đèn, thế nhưng chất lượng và vật liệu đã bị cắt giảm nhiều, chỉ để phục vụ mục đích thương mại kiếm lời mà không quá chú trọng đến phẩm chất. Trong các Preampli hoặc Ampli Tube đời mới hiện nay, khi xuất xưởng hầu hết người ta đều lắp sẵn các loại đèn thuơng mại đời mới của Nga hay Trung Quốc, lý do là vì đèn cổ của Âu-Mỹ ngày càng hiếm, và giá thành cao, ngoại trừ những hãng Hi-End cao cấp mới dám sử dụng phần nào đèn đời cũ. Những audiophile khó tính sau khi mua đồ mới về, nhiều người thường mua đèn đời cũ thay vào để tận hưởng chất âm đặc biết trầm ấm, tự nhiên và tinh tế của các đèn thế hệ cũ. Việc đánh giá đèn đời cũ hay đời mới hay hơn, có lẽ phụ thuộc gu nghe nhạc của mỗi người. Nhưng một thực tế cho thấy, chỉ có người mua đèn cũ thay cho đèn theo máy đời mới, chứ không có điều ngược lại... đủ biết đèn đời cũ hay thế nào. Tất nhiên, để cảm nhận được, ta cần thử nghiệm trực tiếp trên chính chiếc ampli của mình, trên hệ thống sẵn có trong không gian của chính phòng nghe với một vài ngưòi bạn tri âm biết nghe nhạc - với 1 bình trà hoặc ca-fe ngon (không nên uống rượu, vì rượu vào sẽ làm tăng cảm xúc, dẫn đến nhận định sai) để cùng bình luận chất âm cho chính xác. Đèn thế hệ cũ, nếu bạn mua được đời NOS (New On Stock = đèn mới tinh còn lưu lại trong kho) hoặc NIB (New In Box = đèn mới tinh lại còn vỏ các-tông nguyên bản ) thì quả là quý. Tuy nhiên loại đó nay rất khó kiếm. Ta có thể dùng đèn đã qua sử dụng (second-hand) mà chất âm và độ bền vẫn rất tuyệt vời. Với đèn tiền khuếch đại, đã qua sử dụng, tham số còn tốt, ta vẫn dùng được từ 7-10 năm mới phải thay. Trên thực tế, tôi có những chiếc radio sản xuất từ năm 1950-1955 cho tới nay gần 70 năm mà bộ đèn original vẫn chạy tốt, tiếng kêu ầm ầm, đủ biết đèn đời cổ bền đến thế nào. Với những ai khéo tay, dùng đèn điện tử để lắp 1 cái Preampli hay ampli sẽ có giá thành rẻ hơn rất rất nhiều so với một sản phẩm chính hãng, đặc biệt là Preampli (do không phải mua biến thế xuất âm vốn rất đắt). Mà âm thanh có thể nói là hay đặc sắc so với chi phí và công sức bỏ ra. Có thể nói không ngoa rằng, với một chiếc Preampli đèn tự lắp, với chi phí khoảng 3 -4 triệu đồng (150-200USD), sẽ có chất âm tương đương với Preampli xịn giá hàng ngàn USD. Chất âm rất huyền diệu. Việc chọn đèn cũng như ta chọn các thành phần CD, ampli, Loa.v..v... nghĩa là phải tùy chất âm của bộ dàn, tùy thứ nhạc mà ta thích nghe (rock, jazz, vocal, classic...) mà chọn đèn cho phù hợp. Chọn đúng loại đèn còn có tác dụng bổ khuyết cho hệ thống, ví dụ hệ thống âm thiên sáng, ta chọn đèn có âm êm dịu ấm áp, hệ thống có âm hơi tối trầm, ta chọn đèn có âm tươi sáng, chi tiết và nhanh, bù trừ nhau cân bằng hoàn hảo. Chơi đèn rất công phu, nhưng lại dễ có cơ hội hiệu chỉnh chất âm thanh làm hài lòng hơn đồ bán dẫn. Những ai thích chất nhạc hoà tấu acoustics, nhạc tình cảm, nhạc Jazz - Blue, giọng hát vocal ngọt ngào, nhạc cổ điển... thì chơi ampli đèn hoặc pre đèn với power bán dẫn là con đường không tránh khỏi. Thử thay đèn, các bạn sẽ khám phá ra những nét tinh tế khác biệt trong thế giới âm thành huyền diệu. Các bạn hãy xem video dưới đây để thấy được quy trình làm đèn điện tử ở các nước Phương Tây trong thời "Chiến tranh Lạnh" như thế nào - chúng được làm hoàn toàn bằng tay, với sự hỗ trợ của máy móc, Trong các xưởng chế tạo đèn xưa kia, hầu hết nhân công là các cô gái trẻ, da trắng mịn màng, son môi đỏ và móng tay sơn đỏ (phong cách trang điểm của những năm cổ xưa), ngồi hí hoáy lắp ráp từng chi tiết tinh tế trong chiếc đèn cổ ta nghe ngày hôm nay. :D youtube/watch?v=uzVWObaFHw4
Posted on: Mon, 05 Aug 2013 17:16:37 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015