Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đăt vấn đề Tôm càng xanh - TopicsExpress



          

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đăt vấn đề Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nông thôn Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Với nhiều thuận lợi của điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước rộng lớn mà nghề nuôi tôm càng xanh đã có những tiến bộ nhất định như: việc cải tiến và hoàn chỉnh các qui trình sản xuất giống và các qui trình nuôi ở mức độ thâm canh, bán thâm canh, nuôi kết hợp… Đã giúp cho nghề nuôi ngày càng hoàn thiện hơn mang lại năng suất và lợi nhuận khá cao cho người nuôi. Theo các nhà nghiên cứu về tôm càng xanh trước đây về tôm càng xanh trên ruộng lúa ở vùng lũ tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp trên cơ sở hợp tác giữa bộ môn kỹ thuật nuôi khoa thủy sản trường Đại Học Cần Thơ cho kết quả rất khả quan. Nuôi tôm ở vùng lũ tỉ lệ sống đạt từ 37 – 57% cùng với năng suất đạt từ 1.017 – 1.253 kg/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm rất cao và ít rủi ro (Trần Tấn Huy và ctv, 2004). Riêng tỉnh Đồng Tháp mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa đang phát triển mạnh với diện tích là 602 ha nuôi tôm vào mùa lũ năng xuất đạt 727 tấn và lợi nhuận đạt 73,5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó việc nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa cũng bắt đầu phát triển với diện tích là 55 ha (Trạm khuyến nông Đồng Tháp, 2008). Nhằm tìm hiểu thêm hiệu quả sản xuất tôm càng xanh của bà con nông dân tỉnh Đồng Tháp đề tài”Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện để góp phần cung cấp thêm thông tin cho người nuôi và nhà quản lý. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nhằm khái quát được hiện trạng nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở tỉnh Đồng Tháp và đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình nuôi tôm càng xanh tại địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát hiện trạng của các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang được áp dụng ở tỉnh Đồng Tháp. - Phân tích hiện trạng một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hinh nuôi - Đánh giá nhận thức của người nuôi về một số vấn đề của môi trường và phát triển bền vững của mô hình. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để cải thiện hiệu quả kinh tế-kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất và lợi nhuận mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 1.3 Nội dung của đề tài - Tổng quan mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. - Khảo sát các hộ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa để phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và đánh giá nhận thức của người nuôi về sự phát triển bền vững của mô hình, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát triển mô hình trong tương lai. 1.4 Thời gian – địa điểm Thời gian: Đề tài được tiến hành từ 3/6/1013 đến 10/8/2013. Địa điểm:Tỉnh Đồng Tháp Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp 2.1.1 Vị trí địa lí Đồng Tháp là tỉnh thuộc ĐBSCL. Phía Bắc giáp Campuchia, Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tây giáp tỉnh An Giang, Cấn Thơ, nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam thuận lợi cho việc quan hệ kinh tế giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng và cả nước. Tỉnh Đồng Tháp nằm đầu nguồn sông Cửu Long, nằm xa biển nên không bị nước biển xâm nhập, có nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống kê gạch chằng chịt, thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặt biệt là phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng 2.1.2.1 Địa hình Đồng Tháp là tỉnh bình quân thấp so với khu vực ĐBSCL. Được chia thành 2 vùng địa bàn lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền: Thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc và Đông Nam. Vùng phía Nam sông Tiền: Nằm giữa sông Tiền và Sông Hậu hướng dốc từ hai bên sông vào giữa tạo thành lòng máng. Bảng 2.1: Chất lượng nước sông Tiền: Thuỷ vực Sông Tiền Kênh nội đồng Danh mục Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Độ sâu (m) 10-16 10-16 4,5-5 1,5-5 Độ trong (cm) 20-35 20-50 10-45 15-45 Nhiệt độ ( oC) 29-31 27-30 29-31 29-30 pH 6,9-9 6,4-7 7,4-8 4,5-8 Độ mặn (%o) 0-12 0-4 0 0 DO (ppm) 4,8-9,6 4,88-7,04 3,04-6,32 3,52-6,4 Độ cứng (mg/l CaCO3) 85,4-146 61-97,6 85,4-122 24,2-73,2 2.1.2.2 Thổ nhưỡng Tỉnh Đồng Tháp gồm 4 nhóm chất chính gồm: Nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất sám và đất cát. Bảng 2.2: Các nhóm đất ở tỉnh Đồng Tháp Stt Nhóm đất Diện tich (ha) Tỉ lệ (%) 1 Đất phù sa 183853,65 56,83 2 Đất phèn 92381,7 28,55 3 Đất sám 25720,7 7,96 4 Đất cát 66,55 0,24 5 Sông suối 21507,43 6,64 Tổng cộng 323529,77 100 2.1.3 Khí hậu Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới gió mùa đồng nhất trên địa bàn. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11 va mùa nắng từ tháng 12-4 nam sau. Nhiệt độ trung bình là 26,6 oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 31,2 oC, thấp tuyệt đối là 23,3 oC. Ẩm độ trung bình hằng năm 82,5%, cao nhất vào tháng 8 là 87% thấp nhất tháng 4 là 78%. Bức xạ nhiệt dồi dào, trung bình hằng năm là 159 calo/m2/ngày, cao nhất 529 calo/m2/ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5-11. Lượng mưa trung bình 1730mm/năm và phân bố không điều giữa các năm. Lượng nước bốc hơi: Phụ thuộ vào nhiều yếu tố tốc độ gió, độ ẩm…Lượng nước bốc hơi cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 10. 2.1.4 Chế độ thuỷ văn Chế độ thuỷ văn tỉnh Đồng Tháp chịu tác động bởi 3 yếu tố: Nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong, mưa nội đồng và thuỷ triều biển Đông. Chế độ thuỷ văn chia làm 2 mùa: Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Mùa lũ từ tháng 7-11 và tháng 3-5 năm có 1 trận lũ lớn. 2.2 Nguồn nước mặt của tỉnh Đồng Tháp 2.2.1 Hệ thống kênh gạch cấp nước Sông Tiền và sông Hậu là 2 sông chính cung cấp nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, bồi đắp phú sa cho đồng ruộng thông qua các kênh tạo nguồn. Sông tiền chạy qua các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Thành phố Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Ngoài ra sông Sở Thượng và Sở Hạ bắt nguồn từ Canpuchia đổ sông Tiền và kênh Hồng Ngự có ảnh hưởng đến chế độ nguồn nước ở phía Bắc tỉnh. 2.2.2 Chất lượng nước mặt Nước sông Tiền và sông Hậu là nguồn cung cấp chủ yếu cho các thuỷ vực, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản thông qua các kênh gạch tự nhiên. Theo báo cáo đánh giá hiện trạng về môi trường tỉnh Đồng Tháp của Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 2.2.3 Một số chỉ tiêu nước mặt chủ yếu pH có giá trị từ acid đến kiềm, dao động từ 6,0-7,23 thích hợp cho sự phát triển của một số loài cá tôm. Ở sông pH ít thay đổi, trong khi đó một số thuỷ vực sâu trong nội đồng Đồng Tháp Mười,pH có sự biến động lớn theo mùa.Qua nhiều tài liệu cho thấy phèn thường phát sinh vào mùa khô, chỉ xuất hiện vào các trận mưa lớn làm rữa trôi các sản phẩm của phản ứng nước và đất phèn làm cho nước trong các kênh gạch bị chua (pH < 5). Do đó, đặc biệt cần chú ý phải năng giá trị pH nước lên kiềm hay trung tính để tránh ngộ độc cho tôm nuôi khi bôm vào ao. Độ cứng tổng cộng của nước (80-166 mg/l), COD >10 mg/l ( nhu cầu oxy hoá học) BOD < 4 mg/l (nhu cầu oxy sinh học). Số liệu này cho thấy môi trường nước có độ cứng trung bình, giau dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của thuỷ sinh vật. 2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và môi trường thuỷ sản ở tỉnh Đồng Tháp 2.3.1 Lợi thế Đồng Tháp có vị trí địa lí thuộc khu vực ĐBSCL, nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có một phần đường biên giới Việt Nam – Campuchia và cảng Đồng Tháp nối với Phnompenh và biển Đông là lợi thế trong trao đổi thương mại với các tỉnh trong nước và khu vực Đông Nam Á. Ở vị trí đầu nguồn sông Cửu Long, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, đất phù sa chiếm 56,83% diện tích tự nhiên, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp và đây cũng là cơ hội phát triển các ngành chế biến nông lâm thuỷ sản và dich vụ phuc vụ sản xuất. Nguồn nước sông Tiền và sông Hậu có chất lượng tốt cho nuôi trồng thuỷ sản Ngoái ra còn có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú là hệ thuỷ vật trong nước. Rất giàu nguồn tôm cá nước ngọt và nước lợ. Nếu có phương pháp khai thác và bảo vẹ hợp lí sẽ nâng cao được sản lượng và già trị của nguồn lợi tự nhiên này. Nguồn lao động dồi dào chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, nếu đào tạo một cách có quy hoạch từ văn hoá đến cấp bậc ngành nghề sẽ đáp ứng được các yêu cầu cao trong sản xuất phát triển. Người Đồng Tháp có truyền thống nuôi tôm càng xanh lâu đời, hiện nay đã hình thành những vùng nuôi thuỷ sản tập trung lá cơ hội để phát triển những vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. 2.3.2 Hạn chế Đồng Tháp là một tỉnh sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế thuần nông khả năng thu hút nguồn vốn từ nước ngoài hạn chế, hạ tầng cơ sở yếu kém, chưa đủ đáp ứng yêu cầu cho nền sản xuất hàng hoá và phát triển trong dịch vụ trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường. Lũ lụt là điểm hạn chế lớn trong điều kiện tự nhiên tỉnh, làm thiệt hai cơ sở hạ tầng và đời sống dan cư.Do dó, cần xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư có khả năng sử dụng lâu dài và hạn chế lũ lụt là nhu cầu cấp thiêt hiện nay. Vào mùa khô thường thiếu nước, trên đầu đất phèn vào đầu mùa mưa trong các kênh gạch thường bị nhiễm phèn cục bộ gây thiệt hại cho các loài thuỷ sản. Do đó trong nuôi trồng thuỷ sản cần khắc phục hạn chế. 2.4Tình hình phát triển TCX trên ruộng lúa Nghề nuôi tôm càng xanh đã được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới khoảng 20 năm qua, nhất là sau khi qui trình sản xuất giống tôm nhân tạo được Ling (1969) nghiên cứu thành công và hoàn chỉnh vào năm 1977. Sự thành công trong sản xuất tôm giống nhân tạo đã thúc đẩy nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay tôm càng xanh được nuôi ở nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Ấn độ, Mỹ, Brazil, Mexico, Ecuador, Đài Loan, Israel,…với nhiều hình thức nuôi khác nhau như thâm canh, bán thâm canh trong bể xi măng hay trong ao, nuôi trong lồng, nuôi trong ruộng lúa, nuôi ghép với cá rô phi hay cá chép. Mô hình nuôi kết hợp tôm càng xanh với cá hay lúa đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Ở Ấn Độ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thả nuôi với mật độ 14.000-45.000 tôm bột/ha (nuôi đơn tôm càng xanh) cho sản lượng 95-1.300 kg/ha, và thả mật độ 10.000-20.000 tôm bột/ha (nuôi ghép với cá Chép) cho sản lượng 70-500 kg/ha (Kurup và Ranject, 2002 - trích dẫn bởi Bùi Như Ý, 2004). Còn ở Thái Lan nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa sử dụng giống nhân tạo PL60 kích thước 4,5-4,8 cm/con, mật độ thả 1,25 con/m2, kết quả tỉ lệ sống đạt 80 %, năng suất 130 kg/ha (Janssen và Natavudh-Bhayavan, 1998 – trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước, 2001). Ở Bangladesh nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bằng giống tự nhiên do thủy triều đưa vào năng suất tôm thu được từ 280-450 kg/ha (Haroom và Karim, 1998 - trích dẫn bởi Đoàn Văn Vũ, 2004).Còn ở Philippines canh tác theo mô hình này năng suất đạt 150-180 kg/ha/vụ (Guerrero, 1982 được trích dẫn bởi Phạm Minh Truyền, 2003). Về khía cạnh kinh tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nuôi tôm cá kết hợp với lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với độc canh cây lúa. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv. (1999 tôm càng xanh được đánh giá là đối tượng có giá trị kinh tế cao nhất so với các loài thủy sản nước ngọt nuôi kết hợp trong ruộng lúa. Theo báo cáo gần đây cho thấy, lợi nhuận bình quân đạt 8,3 triệu đồng/ha.vụ. Đa số các hộ (77% số hộ điều tra) có lợi nhuận từ 1,4 đến 49 triệu đồng/ha/vụ (Lê Quốc Việt, 2005). 2.5 Tình hình thế giới Lịch sử phát trên của nghề nuôi tôm càng xanh được bắt đầu năm 1962 khi Ling người đầu tiên thành công trong việc ương nuôi ấu trùng và mô tả các giai đoạn ấu trùng. Qui trình sản xuất giống tôm càng xanh theo hệ thống nước trong hở từ đó cũng được xây dựng. Qui trình đã được AQUACOP hoàn thiện từ năm 1977. Năm 1966, Fujimura đã thành công trong việc sản suất giống đại trà ở Hawaii theo mô hình nước xanh với nguồn tôm bố mẹ nhập từ Malaysia. Trong sản xuất tôm cành xanh, đã có một số qui trình khác được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hiện nay là quy trình nước trong - tuần hoàn do một số tác giả như Sandifer (1977), Menasveta (1980), Singholka (1980) nghiên cứu và căn bản được hoàn chỉnh để đưa vào sản xuất đại trà năm 1984; qui trình nước xanh cải tiến được Ang đề xướng năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình nước xanh trước đó.Trong nuôi tôm thịt, số liệu ghi nhận đầu tiên cho thấy, năm 1984, sản lượng tôm càng xanh nuôi trên thế giới đạt 5.246 tấn. Năm 1989 đạt 17.608 tấn. Tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên 119.000 tấn vào năm 2000. Châu Á là nơi có sản lượng tôm càng xanh lớn nhất, chiếm 94% tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới (FAO, 2002). Năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc sản suất 300.000 tấn tôm càng xanh (Miao, trích bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv,2004). 2.6Tình hình trong nước và ĐBSCL Ở nước ta, nghề nuôi tôm càng xanh là nghề truyền thống bằng cách nuôi nhử, đặt biệt là vùng ĐBSCL. Việc nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh đã được bắt đầu vào những thập niên 80 với qui trình nước trong hở và nước trong tuần hoàn. Tuy nhiên, sản suất giống tôm càng xanh nhân tạo chỉ phát triển mạnh vào năm 1999 khi nhu cầu giống ngày càng cao và thành công trong việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình mới là mô hình nước xanh cải tiến. ĐBSCL từ chỉ một vài trại tôm càng xanh vào năm 1999, đến năm 2003, đã có 91 trại, đạt sản lượng 76 triệu tôm bột/năm (Nguyễn Thanh Phương, 2004). Ở Miền Bắc, nghề nuôi tôm càng xanh cũng rất phát triển. Ở Lai Châu, sau 4 tháng nuôi tôm sinh trưởng trung bình 9 – 10 g/con/tháng, tỉ lệ sống 40 – 50%,năng suất đạt 0,9 – 1 tấn/ha. Nam Định, sau 6 tháng nuôi thu được 1.583,5 kg/ha (Chu Thị Thơm và ctv, 2005). Vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm càng xanh trên 6.000 ha, sản lượng ước đạt 1.400 tấn/năm (năm 2005).Hiện nay, những mô hình nuôi tôm càng xanh trong khu vực ĐBSCL phát triển rất phong phú, từ quảng canh, quảng canh cải tiến đến thâm canh ở các mương vườn, ruộng lúa, đăng quầng ven sông Tiền, sông Hậu. Đặc biệt, nông dân xây dựng “Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa”.Để sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước, làm tăng thu nhập ( Aroviet.gov.vn). Ngoài ra tôm càng xanh được thả nuôi chung với vụ trồng lúa Hè – Thu và thu hoạch trước khi bắt đầu trồng vụ lúa Đông – Xuân. Mô hình này được áp dụng phổ biến cho các vùng không bị ngập lũ hoặc ngập lũ thấp và đang được áp dụng ở một số tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang,… Mô hình này được vận hành ở mức quảng canh cải tiến hay bán thâm canh mức thấp với mật độ thả dao động từ 3 – 6 con/m2.Tại Cần Thơ, trước năm 1991 nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, lượng tôm giống tự nhiên thả ít và không đầu tư thức ăn. Từ năm 1992 – 1997 mức độ đầu tư tăng dần, mật độ thả từ 1 – 3 con/m2. Sản lượng tôm càng xanh thu hoạch trong các năm phụ thuộc vào mực nước lũ, năm 1997 có lũ lớn nên năng suất đạt cao hơn năm 1998, mặc dù lượng giống thả gấp đôi năm 1997 nhưng không có lũ nên sản lượng chỉ đạt phân nửa (Phạm Trường Yên và Trần Ngọc Nguyên, 2000). An Giang nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cũng khá thành công. Năm 2001 diện tích nuôi tôm trên ruộng lúa là 209 ha với mật độ 5 – 7 con/m2 thời gian nuôi 7 tháng đạt năng suất từ 800 – 1.500 kg/ha (Trung tâm Khuyến nông An Giang,2002).Kết quả điều tra thực tế ở huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long năm 2002 cho thấy trong tổng số 30 hộ nuôi tôm càng xanh, có 57% số hộ có lãi, số hộ còn lại lợi nhuận ghi nhận từ lấy lại vốn đến lỗ một ít chi phí cho việc đầu tư ban đầu, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng ở các bước chuẩn bị công trình nuôi, kỹ thuật chăm sóc, cho ăn và quản lý môi trường ruộng nuôi của các nông hộ vẫn còn nhiều hạn chế, kết hợp chi phí con giống cao (chiếm khoảng 67% tổng vốn đầu tư), tỉ lệ sống của tôm thấp, kích cỡ tôm thương phẩm nhỏ dẫn đến năng suất tôm nuôi thấp (Lê Quốc Việt, 2005). Theo Trần Tấn Huy và ctv. (2004) thì nuôi tôm trong ruộng lúa với mật độ 5 – 7 con/m2, sau 6 tháng nuôi khối lượng tôm nuôi trung bình là 67,1 g/con, tỉ lệ sống đạt 57% và năng suất 1.253 – 1.573 kg/ha. Nuôi tôm càng xanh vụ Hè – Thu trong mùa ngập lũ, luân canh với vụ Đông – Xuân vừa tăng thu nhập trên đất sản xuất, lãi ròng cao, vừa cắt đứt vòng đời của sâu bệnh trên đồng ruộng. Bên cạnh đó nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa lũ đang phát triển mạnh ở các huyện vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp như: Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự... Vụ nuôi tôm năm 2008 đã cho năng suất bình quân mỗi ha từ 1,2 tấn trở lên.Trong mùa lũ năm 2008, Đồng Tháp thả nuôi được 1.064 ha, tăng gấp đôi so với vụ nuôi tôm năm 2007, tập trung nuôi nhiều nhất ở huyện Tam Nông có hơn 600 ha. (khuyennongvn.gov.vn). Ngoài ra tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có sự kết hợp với trồng lúa, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả, như các mô hình: nuôi tôm đăng quầng, tập trung ở huyện Hồng Ngư, Tam Nông, Cao Lãnh năng phổ biến 3 – 5 tấn/ha; nuôi tôm trong bờ bao ruộng lúa ở huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành với năng suất bình quân 200 kg/ha/vụ; nuôi trong ruộng lúa ở huyện Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, năng suất bình quân 1 tấn/ha; nuôi trong ao hầm, mương vườn ở rải rác trong tỉnh, năng suất bình quân 5 – 7 tấn/ha (một số ao nuôi thâm canh ở huyện Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự dạt từ 30 – 70 tấn/ha). Tại huyện Cao Lãnh, nông dân thu hoạch vụ tôm 2005 – 2006 đạt năng suất từ 1,2 – 1,5 tấn/ha, với giá bán dao động từ 85.000 – 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng. Ở các huyện khác như Lấp Vò, Tam Nông, Thanh Bình mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cũng cho thu nhập từ 30-70 triệu đồng/ha, cao hơn 6-10 lần trồng lúa. (Đoàn Quốc Khanh 2008) Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan địa phương, sách báo, tạp chí và các website có liên quan… Thông tin sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp nông dân thực hiện : Mô hình tôm càng xanh trên ruộng lúa. Số mẫu phỏng vấn gồm có: Mô hình tôm càng xanh trên ruộng lúa từ 30-35 mẫu. 3.1.1 Thông tin thứ cấp - Điều kiện tự nhiên của địa phương - Điều kiện kinh tế - xã hội - Tình hình phát triển của mô hình tôm càng xanh trên ruộng lúa ở địa phương - Quy mô, sản lượng thu được của mô hình so với cả tỉnh. 3.1.2 Thông tin sơ cấp Thu thập từ các hộ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với các nhóm biến chính sau: 3.1.2.1Thông tin chung của nông hộ - Tuổi trung bình - Giới tính - Trình độ học vấn - Mô hình nuôi - Kinh nghiệm - Số lao động tham gia - Lý do chọn mô hình - Thông tin về kỹ thuật - Diện tích nuôi, trồng - Số lượng ao nuôi - Số vụ trong năm - Hình thức nuôi 3.1.2.2 Diện tích và kỹ thuật thiết kế ruộng nuôi - Thời điểm thả giống - Loại giống sử dụng - Lượng giống - Tình hình sâu bệnh - Thời gian thu hoạch - Sản lượng và năng suất lúa 3.1.2.3 Mức vụ nuôi - Thới điểm - Số vụ nuôi trong năm 3.1.2.4 Thông tin về tôm giống thả nuôi - Tiêu chí chọn giống - Thời gian tổ hợp sản xuất - Nguồn giống - Kích cở tôm giống - Cơ cấu loài - Mật độ - Mùa vụ/thời điểm nuôi - Số lần thả giống 3.1.2.5 Thông tin kỹ thuật chăm sóc quản lí - Thời điểm thả cá - Kích cở tôm giống - Mật độ thả nuôi - Thức ăn và cách cho ăn - Kỹ thuật quản lí môi trường nuôi - Các loại bệnh thường gặp - Thu hoạch sản lượng và năng suất tôm nuôi 3.1.2.6 Thông tin về lúa trong mô hình - Loại giống sử dụng - Lượng giống - Thời điểm xuống giống - Tình hình sâu bệnh - Thời gian thu hoạch - Sản lượng và năng suất lúa 3.1.2.7 Tình hình phân phối sản phẩm - Nơi bán - Hình thức bán - Giá bán 3.1.2.8 Về tài chính của mô hình - Tổng chi phí đầu tư - Cơ cấu chi phí đầu tư - Tổng doanh thu - Lợi nhuận - Tỉ lệ số vụ nuôi có lãi 3.1.2.9 Nhận thức của người nuôi - Về diễn biến môi trường nước, nguồn lợi thủy sản - Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp 3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi thu đã được kiểm tra, bổ sung và mã hoá trước khi nhập vào máy tính. Số liệu được thống kê mô tả và so sánh thống kê. Sử dụng phần mềm Excell for Windows để nhập số liệu, xử lý thống kê và tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối đa và tối thiểu,… sử dụng SPSS để so sánh thống kê một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật. Phân tích Ma trận SWOT: được sử dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu từ đó tận dụng cơ hội và phát hiện nguy cơ nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm trên ruông lúa, phân tích thống kê nhiều chọn lựa kết hợp so sánh bảng chéo để biết thuận lợi, khó khăn của người sản xuất.
Posted on: Mon, 29 Jul 2013 11:10:12 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015