Chờ đợi cũng lâu mới được nhìn thấy cuốn Sổ - TopicsExpress



          

Chờ đợi cũng lâu mới được nhìn thấy cuốn Sổ tay hướng dẫn thực tập của bộ môn Tâm lý. Mình không thực tập về mảng TV-TL nên không dám nói nhiều, nhưng về TC-NS thì chỉ có 1 câu thôi: "Sao mà nhiều giấy thế!" :3 Giờ đi thực tập nhân sự chắc hết buồn ngủ hay bị sai đi làm những việc kiểu như tham vấn học đường, pg hội chợ hay trông nom trẻ mẫu giáo rồi, tại toàn bộ thời gian chắc chỉ được dùng để điền vào chỗ trống 4 loại giấy "đánh giá" (gồm GVHD, Giám sát cơ sở, Hội đồng với chính mình - giờ mình tự đc đánh giá mình nữa cơ đấy, vinh dự ghê :3 ). Nói chung bạn nào khoái đánh giá và đc đánh giá đi thực tập thích phải biết! Những tưởng học TC-NS thì phải tập trung vào tính tiện lợi, chính xác và nhanh chóng, nhưng nhìn vào đống thủ tục với giấy tờ thì chỉ thấy tính rườm rà, hình thức, thể hiện ở những điểm sau: 1. Cách trình bày: Mình cũng còn non yếu, nhưng chí ít mình biết rằng người đi làm trong môi trường doanh nghiệp hay những môi trường khác như NGO chắc chắn ko có thì giờ mà tô đen vào từng ô điểm từ 1 đến 5 như học sinh cấp 3, mất thời gian và không tiện lợi cho người đánh giá. Cách tính điểm cũng thể hiện rõ sự thách thức khả năng tính toán của người đánh giá (tổng điểm x 2 / 10). Làm vậy để làm gì? Tại sao ko để 1 ô trống rồi để ng ta tự điền điểm từ 1-10 rồi chia trung bình? Thích tỏ ra phức tạp và nguy hiểm chăng? Đồng thời mình cũng ko hiểu tại sao lại dùng thang đo THÁI ĐỘ để kết luận điểm số thực tập của một sinh viên, tính khách quan thể hiện ở đâu? Nói chung chắc mình ngu nên mình ko hiểu tính logic trong việc này. 2. Nội dung: Nội dung vẫn chẳng chỉnh sửa gì nhiều lắm, dù mình vẫn biết TC-NS không phải là lĩnh vực thế mạnh của khoa, nhưng mình đồng thời vẫn mong muốn có sự chuyên nghiệp hóa và thực tiễn nhiều hơn về cách giảng dạy và thực tập. Học xong, thực tập xong mình và nhiều bạn vẫn phải đọc sách, cày lại từ đầu vì những gì đc học chỉ giống cưỡi ngưa xem hoa. Lúc học TC-NS, nhất là mấy tiết đc giảng dạy giống môn Mac-Lenin, mình chủ yếu chỉ được học thuyết này thuyết kia, ứng dụng vô đánh giá cái này cái nọ, quá chung chung và tổng thể. Mà nào ra trường người ta sẽ cho mình vào ngồi cái ghế êm ái nào đó để mình dùng thuyết mà đánh giá ng ta, ng ta đòi hỏi mình làm việc để cống hiến, để phát triển chứ ko phải chăm chú vào nhận xét, bới móc. Nhưng thành thật mà nói thì mình được học như thế đó. Ngay cả đi thực tập mà cũng xếp loại sinh viên thành "Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình, đạt" thì mình khỏi phải nói về tính thành tích và ấu trĩ của cái bảng đánh giá rồi. Xin hỏi bảng đánh giá này áp dụng cho thời bao cấp hay thời nào thế? Xếp xong rồi, dán vào mặt người ta cái mác như món hàng loại 1, loại 2 rồi thì anh được cái gì? Sao học (dạy) khối nhân văn mà tư tưởng thiếu nhân văn thế? Thứ 2, cách dùng từ, trong bảng đánh giá nhiều cái mình không thể hiểu nổi. Bảng đánh giá quá trình thực tập mà lại đưa ra tiêu chí "tính cách", làm cái quái gì? Ai cho anh cái quyền đánh giá tính cách tôi trong bối cảnh bạn phải đánh giá về công việc hay hiệu suất làm việc? Đến một đứa học sinh cũng biết giáo viên chấm điểm phải dựa vào những gì được trình bày trên bài thi, chứ không dựa nào cái "đức ăn nết ở" của đứa học sinh đó. Chưa kể các item đo lường tiêu chí này đều không thể hiện bất kỳ tương quan nào với cái tên, một trong số đó là: "có kỹ năng giao tiếp và nói tốt", "có khả năng đánh giá về vấn đề thực tập?" (là cái quái gì?) và "có khả năng lãnh đạo?". Xin hỏi có ai xếp kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo hay cái gì đó ko hiểu nổi nữa vào nội hàm của "tính cách" không? Ngoài ra còn có tiêu chí "thái độ đối với giảng viên hướng dẫn". Đến phần này thì đúng là buồn cười rồi đó. Buồn cười sao thì mời quý độc giả tự hiểu nha. Mình từng bị nói là không biết cách ứng xử khéo léo, luồn lách này nọ nên ra đời khó sống, cho nên chắc để đàn em không đi vào vết xe đổ này, tiêu chí này được đặt ra. Mình nói thẳng nha, trường đại học nếu dạy kỹ năng thì hãy dạy kỹ năng tích cực, và chú trọng vào việc nâng cao kiến thức cùng khả năng ứng dụng kiến thức; chứ đừng dạy người ta lối sống an toàn mà thiếu nhân cách. Học tâm lý ngành nào đi nữa thì chẳng phải cũng để giúp con người phát triển hơn, nhân văn hơn sao? Nhân tiện, mình cũng chẳng phải chưa từng đi làm, va vấp ko nhiều nhưng cũng chẳng ít, mình vẫn tin vào sự trung thực và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời mình cũng tin là những nhà tâm lý TC-NS là những người phải biết góp phần xây dựng môi trường làm việc tích cực và khỏe mạnh, chứ ko phải chăm chăm chú chú dùng tiểu xảo để mà đi lên (cái này là quan điểm nghề nghiệp của riêng mình, mình biết với mỗi người điều này sẽ mỗi khác). Dù là TV-TL hay TC-NS thì cũng ko đc quên những gì là đạo đức tối thiểu trong ngành nghề mình theo đuổi. Thực ra ban đầu mình đã dự định trả lời mail cá nhân, nhưng suy đi tính lại, viết trên facebook thì sẽ trao đổi được thẳng thắn hơn, cũng như minh bạch thông tin cho tất cả những người có quan tâm. Chỉ tiếc là có thể những điều này có thể không đến được với những người cần đọc, hoặc đến được thì chưa chắc sẽ có thay đổi gì. Giống như khi học một số môn, lần nào giảng viên cũng kêu hãy đóng góp, nhưng khi đóng góp xong thì năm sau đàn em mình học vẫn đâu vào đấy. Nói chung một khi đã xem sinh viên như là những người còn non nớt và "lúc nào cũng sai" thì ý kiến của sinh viên cũng sẽ như vậy thôi. Nói về chuyện ứng xử, nhiều khi mình cũng hỗn với những bậc tiền bối, mình chẳng tự hào về điều đó, mình chỉ nghĩ là mình đã từng xin lỗi và đang cố gắng sửa chữa. Giá mà các thế hệ có thể chấp nhận nhau và cùng phát triển, thì mình nghĩ mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Posted on: Tue, 03 Sep 2013 07:40:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015