Cuộc sống vô vàn khó khăn, có lúc gần như bế tắc - TopicsExpress



          

Cuộc sống vô vàn khó khăn, có lúc gần như bế tắc nhưng họ luôn tìm cách vượt qua. Không chỉ lo cơm ăn áo mặc, những người mẹ, người cha đó còn tảo tần bươn chải ngày đêm để có tiền lo cho con ăn học. Chị Hồ Thị Cẩm Loan dậy từ 3 giờ sáng đi chợ lấy hàng - Quần quật kiếm sống Trong căn nhà nhỏ tối om ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, chị Lưu Thị Diễm và con trai loay hoay treo bóng đèn chữ U (loại tiết kiệm điện) vì bóng đèn dài đã hư. Chị phân trần: “Treo tạm bóng đèn để thấy đường may gia công quần áo buổi tối”. Mấy hôm trước nghe hội nông dân xã thông báo được hỗ trợ vay vốn làm ăn, chị Lưu Thị Diễm rất mừng và lên cho mình kế hoạch làm ăn. Chị đi hỏi thăm và học tập kinh nghiệm nuôi trăn vì nghe nói “nuôi con vật này không đòi hỏi nhiều thức ăn, cũng không mất nhiều thời gian”. Còn ít vốn, chị Diễm quả quyết sẽ mua chiếc máy may để may đồ gia công cho các tổ hợp tác gần nhà. “Làm việc ở nhà có điều kiện chăm sóc, dạy bảo con thì yên tâm hơn” - chị Diễm tâm sự. Nghe mẹ nói kế hoạch làm ăn, con trai lớn Thành Nghĩa cười thật tươi: “Như vậy là mẹ có thể ở nhà gần gũi tụi con, có thu nhập ổn định mà khỏi phải đi bán hàng rong khắp nơi nữa rồi”. Năm 2010, chồng chị Diễm qua đời sau hơn 20 tháng mắc bệnh nan y. Tiền bạc, gia sản lúc này cũng đội nón ra đi. Căn nhà cũng bị xiết nợ, ba mẹ con phải ra đi. Để có tiền mua gạo, chị phải đi bán vé số. “Nhà đang khá giả bỗng chốc sa cơ phải đi bán vé số tôi cũng tủi lắm. Nhưng nghĩ lại con mình còn nhỏ, nếu mẹ buông xuôi thì cuộc sống các con như thế nào. Sau này chuyển qua bán bánh tiêu, bán hàng rong lặt vặt, riết rồi cũng quen” - chị cười hiền lành. Cuộc sống vất vả đã giúp chị Diễm từ người phụ nữ không quen chuyện nặng nhọc, gió sương trở thành người giỏi giang, mạnh mẽ. Con trai lớn của chị Diễm là Phạm Thành Nghĩa năm nay vào lớp 11. Vừa nghỉ hè, Nghĩa xin phụ việc ở một quán cà phê để kiếm tiền lo cho hai anh em trong năm học sau. Ngày nào cũng vậy, cứ 16g30 Nghĩa đạp xe hơn mười cây số đến chỗ làm, tận 23g30 mới về. Nhiều năm liền nghĩa là học sinh giỏi. Nghĩa tâm sự: “Ba qua đời là sự mất mát lớn của cả gia đình, nhưng đổi lại ba giúp mẹ con em hiểu được giá trị của đồng tiền và sức lao động của chính mình”. Tất cả cho con Còn chị Hồ Thị Cẩm Loan (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) dù có chồng nhưng chồng bị động kinh, ba năm qua chị phải gánh vác tất cả. Lúc đầu chị làm công nhân, nhưng rồi công việc đi sớm về muộn không chăm sóc được các con nên chị chuyển sang bán rau củ ở chợ chồm hổm. Ngày nào cũng vậy, 3 giờ sáng chị đã có mặt ở chợ Bến Lức lấy hàng về rồi bày ra bán ven con đường gần nhà. Trưa, tất tả về nhà lo cơm nước cho chồng con rồi chiều ra bán tiếp. Những bó rau của chị Loan mỗi ngày đã giúp chị có thêm ít tiền mua thuốc cho chồng, lo cái ăn cái mặc, học hành cho ba đứa con nhỏ, đứa lớn mới10 tuổi. Hôm gặp chị Loan, chị cũng nói đã phác thảo dự định sử dụng vốn mà báo Tuổi Trẻ, Công ty GreenFeed hỗ trợ rồi. Chị hào hứng kể: “Tôi sẽ mua ít con heo về nuôi. Hôm trước mới hỏi mượn chuồng heo của cha mẹ chồng, ít ngày nữa có vốn là mua heo về nuôi được rồi. Có heo rồi tôi tranh thủ dậy sớm hơn một chút, chuẩn bị thức ăn sẵn, con gái thức dậy sẽ cho heo ăn. Tôi vẫn đi bán rau, tranh thủ kiếm thêm đồng ra đồng vô dành dụm mua cho hai đứa con bộ quần áo mới đi học”.
Posted on: Tue, 30 Jul 2013 06:59:25 +0000

Trending Topics



iv class="stbody" style="min-height:30px;">
I received this from my daughter today and was moved to tears. The
DID JESUS WORSHIP ON SATURDAY OR SUNDAY BY BISHOP DAVID HILL THE

Recently Viewed Topics




© 2015