CÂU CHUYỆN NỒI CƠM THỜI HIỆN ĐẠI Ít nhiều gì - TopicsExpress



          

CÂU CHUYỆN NỒI CƠM THỜI HIỆN ĐẠI Ít nhiều gì cũng có những người đã đọc qua câu chuyện "chuyện nồi cơm của Khổng Tử". Câu chuyện được kể lại như câu chuyện của đời thường thầy trò Khổng Tử và Nhan Hồi. Chuyện được kể là một lần kia trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Dĩ nhiên là thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khi có gạo, Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm. Trong Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi nấu cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ. Đang khi sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống ... thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ ... Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh ... rồi từ từ đưa cơm lên miệng ... Những việc làm của đệ tử thân tín Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!” Giờ cơm đã đến sau khi các môn sinh khác mang rau về và chuẩn bị bữa đã xong. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: - “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước … Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng? Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: - “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: - “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?” Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: - “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.” Khổng Tử hỏi: - “Tại sao?” Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi ... nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em ... Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi ... bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ! Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!” Cũng may là Khổng Tử còn chút tỉnh táo, còn chút lương tri để suy xét chứ không thì coi như ân hận cả đời. Bài học của Khổng Tử vẫn là bài học quý cho các môn sinh của ông và của nhiều người qua bao thế hệ. Câu chuyện này quả thật là xưa nhưng nó vẫn mới trong mọi thời, mọi lúc và mọi nơi. Sở dĩ câu chuyện này vẫn mới bởi lẽ trong đời thường của cuộc sống, hàng ngày diễn ra biết bao nhiêu sự việc quanh ta trong cuộc đời nó không ít thì nhiều cũng na ná với câu chuyện nồi cơm của Khổng Tử ngày xưa. Thấy hình ảnh, thấy sự kiện và thấy cả bút tích đó nhưng sự thật không phải như vậy. Và, nhất là sự thật được cạo sửa, được điều chỉnh và nhất là được bóp méo có tổ chức. Ngày mỗi ngày chúng ta vẫn thấy sự lật lọng, sự tráo trở của con người khi họ đánh mất đi sự thật, họ đánh mất Thiên Chúa. Một tấm lòng yêu nước thương dân phát biểu rất chân thành bỗng dưng bị ngang nhiên cắt xén để thành kẻ "tội đồ" phản quốc quay lưng lại với dân. Kẻ "tội đồ" ấy ngày hôm nay vui nhận cảnh sống âm thầm và lặng lẽ. Dĩ nhiên trước mặt người đời sẽ bị người ta phỉ báng bĩu môi nhưng trước mặt Thiên Chúa kẻ "tội đồ" ấy là người sống trọn vẹn đời mình cho đoàn chiên, cho Thiên Chúa. Cũng một tấm lòng yêu chuộng công lý và hòa bình nói lời yêu thương trong tâm tình đối thoại nay lại được gắn cho danh hiệu là kích động và gây rối ... Không biết tấm lòng đó rồi đây sẽ ra sao trước những lời thóa mạ. Dĩ nhiên là tấm lòng đó vẫn can đảm để nói lên sự thật dù phải thiệt thân. Tại sao vẫn còn đó những bất công trong cuộc sống ? Bởi lẽ người ta đã đánh mất đi tiếng nói của lương tâm và lương tâm đó nằm trong tận đáy lòng của mỗi người. Khi và chỉ khi đối diện với lương tâm thì tất cả mới có sự thật. Ngày nay, bao nhiêu sự kiện có thể là hiện ra trước mắt con người với những bằng chứng, hình ảnh và thậm chí lời chứng nữa để bóp méo sự thật, để lật lọng. Có thể che đậy bằng mọi kiểu mọi cách nhưng trong tận đáy lương tâm không thể che giấu được. "Sự Thật sẽ giải thoát anh em" (Ga 8, 32). Chỉ mình Thiên Chúa, chỉ mình Sự Thật nơi Thiên Chúa mới có giải thoát con người khỏi bóng đen của tội lỗi và sự dữ. Những ai đẩy Thiên Chúa ra khỏi đời mình thì dĩ nhiên sẽ không có sự thật và sự dữ mãi mãi làm chủ trên cuộc đời của người ấy. Dưới con mắt của thế gian, dưới con mắt của người đời thì con cái của Thiên Chúa mãi mãi vẫn bị bóng tối của sự dữ, của bóng đêm tìm đủ mọi cách để che đậy. Nhưng, ai bền đỗ đến cùng sẽ được ơn cứu độ. Anmai, CSsR
Posted on: Tue, 17 Sep 2013 10:29:28 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015