Có lúc bạn hay người thân của bạn lâm vào tình - TopicsExpress



          

Có lúc bạn hay người thân của bạn lâm vào tình trạng quá buồn khổ vì đón nhận một tin buồn (ví dụ bị mắc bệnh nan y không chữa được) hoặc bị bỏ rơi, kết thúc một mối quan hệ, ly dị… Bạn cảm thấy cả thế giới sụp đổ, bạn sẽ thấy chán nản cực kỳ, dường như bạn nhìn đâu cũng thấy điều xấu xa, tệ hại, bạn chỉ muốn bỏ trốn khỏi cuộc đời, có khi bạn có ý nghĩ tiêu cực như tự tử. ĐỪNG HÃY DỪNG LẠI! Nếu bạn biết được các giai đoạn của sự đau buồn đó, bạn có thể tự mình vượt qua nỗi thống khổ hoặc giúp người thân của bạn vượt qua những khó khăn đó. Năm giai đoạn của sự đau buồn _ The five stages of grief_ còn được gọi là mô hình Kübler-Ross, do Bác sĩ tâm thần học người Thụy Sĩ Elisabeth Kübler-Ross mô tả trong quyển “ On Death and Dying” năm 1969. Đây là phản ứng tâm lý của một người trước một tin buồn hay mất mát. Năm giai đoạn này có thể viết tắt bằng “DABDA”: Denial – Anger – Bargaining – Depression – Acceptance Phủ nhận (Denial) thường chỉ là một phản kháng tạm thời. “Không, tôi khỏe mà!”; “Chuyện đó không thể xảy ra với tôi được!”. Sau đó, họ nhanh chóng nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một sự việc rất trầm trọng. Giận dữ (Anger), người bệnh bắt đầu nhận ra rằng không thể tiếp tục phủ nhận mãi được. Họ có thể nổi cơn thịnh nô và đố kỵ làm cho việc giao tiếp với họ là một thách thức rất lớn. “Tại sao là tôi, không công bằng chút nào hết?”; “Sao mà nó lại xảy ra cho tôi được? “; “Ai gây ra chuyện này?”; “Lỗi tại ai?”. Những cá nhân nào càng mạnh mẽ trong cuộc sống thì càng có khuynh hướng bùng phát sự phẫn nộ và đố kỵ. Giai đoạn thứ ba, Thương lượng (Bargaining) liên quan đến sự hy vọng mà người bệnh mong rằng có thể kéo dài hoặc trì hoãn cái chết, hoặc có thể kéo dài cảm giác được yêu thương. Thông thường, họ tìm mọi cách thương lượng để kéo dài cuộc sống. “Chỉ cần cho tôi sống đến ngày con tôi tốt nghiệp”; “Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để sống thêm vài năm nữa”; “Tôi sẽ thay đổi miễn là anh đừng bỏ tôi”. “Tôi hiểu là chúng ta có thể kết thúc nhưng không phải là lúc này, hãy cho tôi thêm thời gian”,… Trong giai đoạn thứ tư, Tuyệt vọng (Depression), người bệnh bắt đầu hiểu rằng cái chết là chắc chắn. Vì thế, họ có thể trở nên im lặng, từ chối gặp người viếng thăm, dành nhiều thời gian để khóc và đau buồn. Quá trình này giúp cho người hấp hối cắt đứt với những sự việc liên quan đến tình thương yêu và bệnh tật. Sự cắt đứt này có tác dụng làm nguôi ngoai nên trong giai đoạn này, không nên tìm cách làm vui cho người bệnh cho mà để cho nỗi buồn được diễn tiến. “Tôi buồn quá, tôi sắp chết rồi. Tại sao phải quan tâm đến mấy cái chuyện khác làm gì?”; “Tôi sắp mất người thân yêu nhất của mình rồi”. Trong giai đoạn cuối, Chấp nhận (Acceptance), người bệnh bắt đầu chấp nhận cái chết sẽ đến của mình. “Rồi cũng sẽ xong thôi”; “Tôi không thể chống lại được nó, tốt nhất là nên chuẩn bị đón nhận nó”; “Phận mình thế. Đành chấp nhận thôi!” Theo BS Kübler-Ross, không phải tất cả các giai đoạn này đều xảy ra theo thứ tự cũng như không phải tất cả mọi người đều trảu qua tất cả các giai đọan này. Tuy nhiên, BS Kübler-Ross nhấn mạnh rằng một người sẽ luôn luôn trải qua ít nhất hai giai đoạn. Phản ứng của một người trước một tin buồn rất khác nhau và không ai giống ai. Thông thường, người ta sẽ dao động qua lại giữa hai (hay nhiều hơn) giai đoạn, lập lại một vài lần trước khi đi qua giai đoạn đó. Một số người có thể bị kẹt vào một giai đoạn mà thôi. Phụ nữ thường có khuynh hướng kinh qua 5 giai đoạn hơn đàn ông. Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng mô hình Kübler-Ross rất nổi tiếng và thường được trích dẫn trong các khóa học về giao tiếp y khoa, đặc biệt là về kỹ năng thông báo tin buồn.
Posted on: Thu, 18 Jul 2013 07:25:11 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015