Công thức máu vànhững điều bạn cần biết. Công - TopicsExpress



          

Công thức máu vànhững điều bạn cần biết. Công thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy, là xét nghiệm đầu tay của các thầy thuốc. Bác sĩ có thể yêu cầu làm công thức máu khi bạn bị sốt cao, mệt mỏi kéodài, hoặc những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vậy công thức máu là gì và nó có tác dụng gì? Công thức máu là xétnghiệm dùng để đếm số lượng và tỉ lệ từng loại tế bào có trong máu. Công thức máu là xét nghiệm đầu tay của các bác sĩ, giúp họ chẩn đoán nhiều loạibệnh. Xét nghiệm này cũng thường dùng để theo dõi tiến triển và diễn biến của một số bệnh lý liên quan tớimáu như bệnh máu trắnghay kiểm tra tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế tủy xương. Vậy các chỉ sốtrong công thức máucó ý nghĩa gì? Thành phần của tế bào máu. Bạch cầu (WBC) WBC là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Số lượng bạch cầu có thể thay đổi nhẹ nhưng bình thường khoảng từ 4.300 đến10.800 tế bào/mm3, tương đương với 4.3đến 10.8 x 109 tế bào / lít , tính theo đơn vị quốc tế (IU – International unit). Bạch cầu có nhiệm vụ chống viêm, diệt khuẩn nên khi số lượng bạch cầu giảmxướng dưới 4000 phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm, bị nhiễm virus hoặc trong những bệnh lýliên quan tới giảm sản tủy (giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương), bạch cầucũng hạ thấp ở những người có tiếpxúc với các hóa chất gây ung thư, với tia xạ hoặc các thuốc điều trị ung thư. . Tuy nhiên, khi bạch cầu tăng cao phản ánh tình trạng nhiễm trùng của cơ thể; khi bạch cầu tăng quá cao (>50000) với nhiều tế bào non đầu dòng(blast) không đủ chức năng cũng phản ánh nhiễm trùng nặng, trên lâmsàng thường gặp ở bệnh bạch cầu cấp. Có 5 dòng bạch cầu khác nhau được phân biệt dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính (NEU), lymphocyte (LYM), monocyte (MONO), bạch cầu ưa acid (EOS) và bạch cầu ưa kiềm (BASO). Số tế bào hồng cầu (RBC) RBC là số tế bào hồng cầu trong một đơn vị máu. Hồng cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu tế bào bên trong máu tuần hoàn. Chúng nhỏ hơn bạch cầu nhưng lớn hơn tiểu cầu. Bình thường ở người trưởng thành,ở máu ngoại vi có khoảng 3,8 x 1012hồng cầu/lít (đối với nữ) và 4,2 x1012hồng cầu/lít (đối với nam). Số lượng hồngcầu có thể tăng lên khi lao động thể lực, sống ở trên núi cao 700 – 1000m, sau bữa ăn, khi ra nhiều mồ hôi, bỏng mất huyết tương, đái nhiều, ỉa chảy, trong bệnh đa hồng cầu, bệnh tim bẩm sinh….Số lượng hồng cầu giảm lúc ngủ, khi uống nhiều nước, đói lâu ngày, ở nơi có phân áp oxy cao, cuối kỳ hành kinh, sau đẻ, các loại bệnh nhiễm độc, thiếu máu, suy tuỷ, chảy máu trong, chảy máu do vết thương, người nghiên rượu… Tiểu cầu (Plt) Tiểu cầu là những tế bào khởi động quá trình hình thành cục máu đông. Bình thường số lượng tiểu cầu thay đổi trong khoảng 150,000 – 400,000/ mm3 (150 – 400 x 109/lít). Những thay đổi bất thường về sốlượng tiểu cầu có thể xảy ra ở nhiều bệnh lý và gây những hậu quả nghiêm trọng: - Tiểu cầu thường giảm trong các bệnh lý ung thư di căn tới tủy xương, sau sử dụng một số thuốc gây ức chế sản xuất tiểu cầu ở tủy xương, ở những bệnh nhân bị mất rất nhiều máu đột ngột, sốt xuất huyết… Nếu số lượng tế bào tiểu cầu giảm quá thấp, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết. Số lượngtiểu cầu có thể tăng trong một số bệnh mạn tính, bệnh tủy xương hay sau sử dụng một số thuốc. Số lượng tiểu cầu tăng cao có thể hình thành những cục máu đông trong lòng mạch, cản trở sự lưu thông của máu. Bạn cũng cần lưu ý rằng công thức máu thể hiện tình trạng hiện tại của máu tuần hoàn, nhưng những kết quả bất thường của các tế bào máu không phảibao giờ cũng là chẩnđoán của một bệnh đặc hiệu. Những thay đổi trong công thức máu có thể là kết quả của một loạtbệnh hoặc tình trạngbệnh lý hoặc các yếu tố môi trường khác. Adm: mai cảnh
Posted on: Mon, 26 Aug 2013 12:34:38 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015