Cấp cứu người tai nạn điện: Có thể bạn chưa - TopicsExpress



          

Cấp cứu người tai nạn điện: Có thể bạn chưa biết Thí nghiệm và thực tế đã chứng minh: Cấp cứu trước 1phút- tỷ lệ sống 98%; sau 5phút chỉ đạt 25%; nếu sau 10phút rất ít khả năng cứu sống! CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT: Gồm 2 giai đoạn. GIAI ĐOẠN I –TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN: - Nếu ở mạch điện Hạ áp: 1. Tốt nhất cắt cầu dao, áp tô mát, cầu chì nơi gần nhất : 2. Đứng trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su dùng tay kéo nạn nhân tách ra, hoặc nắm vào áo, quần khô, nắm vào tóc để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện: 3. Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện: 4. Dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt đường dây điện đang gây tai nạn: . Chú ý: Không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi không đủ trang bị an toàn nêu trên! -Nếu ở mạch điện cao áp: - Người đi cứu phải có trang bị, dụng cụ an toàn sau : ủng, găng tay cách điện, sào cách điện cao áp. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Hoặc dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia và buông tay ra, sợi dây kim loại làm ngắn mạch điện để thiết bị tự cắt điện, sau đó tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. -Nếu không đủ điều kiện trên thì điện thoại dến Điện lực gần nhất yêu cầu cắt điện ngay GIAI ĐOẠN II- CỨU CHỮA NẠN NHÂN SAU KHI TÁCH KHỎI MẠCH ĐIỆN: 1- CĂN CỨ TÌNH TRẠNG NẠN NHÂN ĐỂ XỬ LÝ PHÙ HỢP: a/ Nạn nhân chưa mất tri giác: Chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu: Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để phục hồi sức khỏe và chăm sóc. b/ Nạn nhân mất tri giác: Nếu mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu: Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét - đặt nơi kín gió), nới lỏng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm ra, cho ngửi amôniắc (có ở nước tiểu), sát toàn thân cho nóng lên và cho gọi y, bác sỹ đến để chăm sóc. c/ Nạn nhân đã tắt thở: Nếu ngừng thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết: Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra. Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt ngay! (ở phần 2,3,4). 2- PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO - ĐẶT NHẠN NHÂN NẰM SẤP: Đặt nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra (nếu lưỡi bị thụt vào). Người làm hô hấp ngồi phía lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống - kẹp vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm “1-2-3” rồi lại từ từ thả tay, thẳng người đếm nhẩm “4-5-6”. Cứ làm như vậy 12 lần trong 1 phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người cứu. 3. PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO - ĐẶT NẠN NHÂN NẰM NGỬA: Dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo tròn lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra. Một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi. Nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng (không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu(20-30)cm, 2 tay cầm lấy hai tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên phía trên đầu sao cho hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau (2-3) giây nhẹ nhàng đưa tay nạn nhân gập lại và ép 2 tay nạn nhân lên ngực. Sau (2-3) giây lặp lại các động tác trên. Làm từ (16-18) lần trong một phút. Làm thật đều và đếm “1-2-3” cho lúc hít vào, “4-5-6” cho lúc thở ra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được bình thường hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều hơn phương pháp nằm sấp, nhưng phải có hai người. 4- PHƯƠNG PHÁP HÀ HƠI THỔI NGẠT KẾT HỢP ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC: ( là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay) Để nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau. Người cứu ngồi (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (3-4) cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm theo nhịp độ khoảng 80-100lần/ phút. Đồng thời với động tác ép tim, phải hà hơi: Hà hơi: người cứu ngồi bên cạnh đầu, một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi vào mũi nếu không thổi vào mồm được). Nếu 2 người làm: 1 người ép tim, 1 người thổi ngạt; 5 lần ép tim thì 1 lần thổi ngạt. Nếu 1 người làm: cứ 15 lần ép tim thì cứ 2 lần thổi ngạt. Lứu ý: kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không động tác này sẽ phản động tác kia. Sau 2-3 phút dừng, kiểm tra 1 giây. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi. Hic ... cái fanpage này không cho attach file mới cú chứ! Post kiểu này lại không có hình ảnh trực quan đính kèm mất hay.
Posted on: Mon, 15 Jul 2013 03:00:43 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015