Danh sách những vụ tấn công của Mặt trận Dân tộc - TopicsExpress



          

Danh sách những vụ tấn công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Những cuộc tấn công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các lực lượng đặc công và du kích ở các căn cứ vùng ngoại ô, phối hợp với các đơn vị biệt động thành hoạt động bí mật trong thành phố, hoặc các tổ chức ngoại vi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP) chủ yếu gây bất ổn tại miền Nam và nhằm vào các mục tiêu quân sự như trại lính, kho tàng, tàu chở trang thiết bị quân sự; mục tiêu hậu cần như kho tàng, tàu tiếp tế, chung cư sĩ quan và mục tiêu dân sự như nhà hát, khách sạn, cầu cống, đường xe lửa, trường học, sân vận động... Cách thức tấn công đa dạng gồm có đặt mìn, thuốc nổ, đặt bom xe, pháo kích, cối kích, bắn hỏa tiễn, phục kích và kể cả tiến công bằng bộ binh. Đánh bom cảm tử rất hiếm khi xảy ra và nếu có cũng là ngoài ý muốn của người đặt bom (tuy nhiên cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ năm 1968 cũng có thể coi là một cuộc tấn công cảm tử). Chiến thuật tấn công và phương pháp thực hiên được kế thừa từ chiến thuật của lực lượng biệt động thành trong cuộc chiến tranh trước đó với người Pháp (như vụ đánh bom rạp hát Majestic)[cần dẫn nguồn]. Đường rầy xe lửa thường xuyên bị Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt chất nổ và hàng trăm vụ nổ làm lật các toa xe lửa khiến cho hệ thống đường xe lửa từ Bắc vào Nam do Pháp xây dựng chỉ sử dụng được từ Sài Gòn đến Long Khánh Có ba cách đánh tiêu biểu của biệt động Sài Gòn là nổ chậm, cường tập và pháo kích Đến 1965, lực lượng biệt động tập trung của quân khu Sài Gòn - Gia Định được thành lập gọi là F100, gồm 13 đội Những vụ tấn công vào các cơ sở dân sự gây nhiều thương vong cho dân chúng và nếu xét trên tiêu chuẩn hiện đại hoàn toàn có thể được xếp loại là hành động khủng bố Trong chiến tranh, truyền thông nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nói chung đều nêu những cuộc tấn công trên là cần thiết để góp phần vào sự nghiệp chống xâm lăng và thống nhất đất nước. Đến nay, một số vụ tấn công vẫn được nhà nước CHXHCN Việt Nam ca ngợi như những huyền thoại của cuộc chiến Tháng 12, Câu lạc bộ Gôn Sài Gòn bị đánh bom, phía MTDTGP nói đã "tiêu diệt hàng loạt cố vấn Mỹ và chư hầu" Năm 1962 Ngày 20 tháng 5, bom nổ tại khách sạn Hưng Đạo làm bị thương 8 người Việt và 3 người Mỹ Ngày 26 tháng 10, dưới sự chỉ huy của Lê Thanh Tùng, nữ biệt động Lê Thị Thu Nguyệt cùng các đồng chí Cưỡng, Tùng, Quang trực thuộc Đội Biệt động 159 dùng lựu đạn làm nổ tung khu vực triển lãm quân sự tại Công trường Lam Sơn tại Sài Gòn, phá hủy chiếc trực thăng HU1A đang được trưng bày và làm chết một số cảnh sát và một sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Năm 1963 Ngày 2 tháng 5, Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý, dự định ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara cùng đoàn tùy tùng nhưng không thành. Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử vào năm 1964. Ngày 25 tháng 3, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 từ Sài Gòn bay đến Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi Năm 1964 Ngày 9 tháng 2, Khán đài một sân vận động dã cầu bị gài bom khiến 2 sĩ quan Mỹ thiệt mạng và 41 người khác bị thương Ngày 16 tháng 2, rạp hát Kinh Đô bị đánh bom làm 3 người Mỹ chết và hơn 32 người bị thương. Phía MTDTGP nói có hơn 150 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ này Ngày 2 tháng 5, chiến hạm USS Card neo đậu ở cảng Sài Gòn bị người nhái đặt mìn làm bị chìm, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị phá hủy. Phía Mỹ nói có 5 thủy thủ thiệt mạng MTDTGPMN tuyên bố 55 lính Mỹ chết và bị thương Ngày 18 tháng 6, MTDTGP tấn công một đoàn hộ vệ quân đội gần Bến Cát, Bắc Sài Gòn Ngày 25 tháng 8, khách sạn Caravelle bị đặt bom làm sập nhiều tầng. Phía MTDTGP nói có hơn 100 người bị chết và bị thương Ngày 31 tháng 10, sân bay Biên Hòa bị pháo kích làm hư hại 19 máy bay, trong đó có 5 chiếc B-57 bị hư hại nặng. Năm lính Mỹ chết và 76 người khác bị thương Ngày 24 tháng 12, cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi ở của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị đánh bom bởi một thành viên MTDTGPMN đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người khác bị thương. Chiến công này có được là nhờ các biệt động thành là Bảy B (Nguyễn Thanh Xuân), Nguyễn Hóa, Nguyễn Nông, Nguyễn Thông Năm 1965 Đánh bom tại Sài Gòn năm 1965 Ngày 7 tháng 2, căn cứ quân sự tại Pleiku bị tấn công làm 8 lính Mỹ thiệt mạng, 104 lính Mỹ bị thương. Sự kiện này được tổng thống Johnson lấy lý do để leo thang ném bom miền Bắc trong chiến dịch Sấm Rền Ngày 10 tháng 2, trại tuyển quân ở Quy Nhơn bị tấn công giết chết 23 lính Mỹ Ngày 30 tháng 3 , 3 thành viên của MTDTGPMN, trong đó có Bảy Bê (một biệt động nổi tiếng) phối hợp đánh bom Tòa Sứ quán Mỹ tại đường Hàm Nghi. 22 người trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Philippin bị thiệt mạng, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A.Johnson. Phía MTDTGP tuyên bố đã thiêu rụi 30 xe ô tô, làm 100 nhân viên Mỹ chết và bị thương. Các biệt động tham gia là Tư Việt, Bảy B và Thế, trinh sát bộ binh. Người trinh sát cho trận đánh là Năm Nông, Minh Nguyet Ngày 25 tháng 6, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương Ngày 18 tháng 8, Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương. Ngày 4 tháng 10, Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom làm 11 người thiệt mạng, 42 thường dân khác bị thương. Phía MTDTGP tuyên bố diệt và làm bị thương 49 lính VNCH Ngày 4 tháng 12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong. Ngày 30 tháng 12, ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận bị đội biệt động 67 ám sát khi về nhà ăn trưa. Trước đó ký giả này đã đăng tải những lời đe dọa mà ông ta đã nhận được từ phía MTDTGP Năm 1966 Ngày 7 tháng 1, một quả mìn Claymore phát nổ tại cổng sân bay Tân Sơn Nhứt làm 2 người chết. Ngày 13 tháng 4, sân bay Tân Sơn Nhứt bị tấn công. Có 140 thương vong, hơn 21 máy bay bị phá hủy Ngày 23 tháng 8, tàu SS Baton Rouge Victory bị đặt mìn trên sông Lòng Tàu làm chết 7 lính Mỹ Ngày 4 tháng 12, một đơn vị MTDTGP phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui những người tấn công, giết chết 18 quân MTDTGP. Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng bảo vệ lần nữa đẩy lui quân du kích, giết thêm 11 quân MTDTGP trong trận thứ nhì Năm 1967 Ngày 5 tháng 12, du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công vào làng người Thượng Đắk Sơn, phóng hoả ngôi làng làm 252 người chết. [20] Năm 1968 Ngày 2 tháng 3, một cuộc phục kích diễn ra gần sân bay Tân Sơn Nhứt làm 48 lính Mỹ chết Trận Mậu Thân Xem thêm: Sự kiện Tết Mậu Thân Rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968, các du kích thuộc MTDTGP cùng quân chính quy Quân đội Nhân dân Việt Nam và các lực lượng tại chỗ đã đồng loạt tấn công các khu đô thị cùng các căn cứ quân sự tại Nam Việt Nam. Chiến sự dai dẳng kéo dài nhiều tuần sau đó. Sài Gòn là một trong những nơi bị tấn công đầu tiên vào các mục tiêu quan trọng: Hơn 35 đơn vị đã tập kích Sân bay Tân Sơn Nhứt, Dinh Tổng thống, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ tổng Tham mưu. Các căn cứ như Long Bình, Phù Đổng, Cổ Loa, Hạnh Thông Tây, Đồng Dù (Củ Chi) cũng bị tấn công. Riêng các mục tiêu như Trụ sở cơ quan viện trợ MACV, Bộ tư lệnh hải quân, kho xăng Nhà Bè, Tổng nha Cảnh sát không thực hiện được. Tòa đại sứ quán Mỹ bị tấn công và chiếm đóng gần nửa ngày mới bị thất thủ. Trong 18 du kích biệt động tại đây, chỉ có một người sống sót nhưng đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 150 quân đối phương. Tại phi trường Tân Sơn Nhứt có 181 du kích MTDTGP thuộc tiểu đoàn 16 bị tiêu diệt. Tại Chợ Lớn, chiến sự ác liệt diễn ra làm nhiều nhà dân bị hư hại nghiêm trọng. Ngày 5 tháng 5, MTDTGPMN tiến hành Mậu Thân đợt 2 nhưng bị nhanh chóng đánh lui. Năm 1969 Tháng 2, MTDTGPMN tiến hành tổng tấn công tương tự Mậu Thân nhưng với cường độ yếu hơn. Năm 1971 Ngày 10 tháng 11 năm 1971, tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 bao gồm Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt, người thành lập Phong trào Quốc gia cấp tiến tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản bằng 4kg chất nổ C4 được liên kết với ba trái lựu đạn Năm 1972 Tháng 8, kho xăng ở Đà Nẵng bị biệt động thành Đà Nẵng đặt bom phá hủy số lượng lớn xăng dầu. Năm 1973 Ngày 3 tháng 12, Đặc công rừng Sác tấn công kho xăng Nhà Bè, kho xăng bị cháy suốt 10 ngày đêm, thiêu huỷ hàng triệu lít xăng Năm 1974 Ngày 9 tháng 3, trường tiểu học Cai Lậy (Tiền Giang) bị nã súng cối 82 ly. Theo tướng Lâm Quang Thi, vụ tấn công này đã làm 34 học sinh đang tụ tập tại đó bị chết và hơn 70 người khác bị thương[24], theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 32 học sinh chết và 55 bị thương. Tuy nhiên, MTDTGPMNVN phủ nhận họ là thủ phạm trong vụ này. Năm 1975 Trận cầu Rạch Chiếc có sự tham gia của hàng trăm lính đặc công, là một trong những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến. Lực lượng biệt động còn dẫn đường cho xe tăng quân miền Bắc vào những mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn. Tham khảo ^ a b c d *Trang web Thành phố Hồ Chí Minh, Niên biểu 300 năm ^ a b c d e f Gặp người chỉ huy biệt động Sài Gòn năm xưa ^ oai.dtic.mil/oai/oai?verb=getRecord&metadataPrefix=html&identifier=AD0503141 Insurgent Terrorism and Its Use by the Viet Cong ^ Zumbro, pp. 25, 33 ^ Quân đội Nhân Dân. ^ Lê Tấn Quốc - Suốt đời kiên trung với lý tưởng , Thành Đoàn TP HCM ^ a b c d e f g h i The Mariah Project - A Study of the Use of Terror by the Viet Cong - May 1, 1966 Available online ^ a b Kỳ tích biệt động của người phụ nữ bình dị Báo CAND Điện tử, 23/11/2005 ^ a b c d e Thanh niên miền Nam tham gia đấu tranh bảo vệ hòa bình, đánh bại “Chiến lược chiến tranh Đặc biệt” của Đế quốc Mỹ ^ Declassified CIA Documents on the Vietnam War ^ Photograph of the Destruction After a Terrorist Bomb Exploded Underneath the Brinks Hotel in Saigon ^ The Oxford Essential Dictionary of the U.S. Military - Battle of Pleiku ^ history ^ Declassified CIA Documents on the Vietnam War, 25 tháng 6 năm 1965 ^ The Graves of Hue - January 1, 1970 Available online ^ flyarmy.org ^ U.S. Merchant Marine, Military Sea Transportation Service, and Military Sealift Command in Vietnam ^ [2] ^ “On the Other Side: Terror as Policy”, Time, 5 tháng 12 năm 1969. “The Massacre of Dak Son”, Time, 15 tháng 12 năm 1967. here. ^ The Jungle War ^ "Bí mật điệp báo chưa từng công bố: đốt cháy con bài của Mỹ" của Nam Thi, báo Thanh Niên số ra ngày thứ Ba 02/05/2000 số 78/1701 ^ 5th Military Division Museum ^ Lâm Quang Thi, The Death Of South Viet Nam: An Autopsy, Sphinx Publishing, Phoenix, AZ, 1986, tr. 3, 197 ^ Department of State bulletin 20 năm giới trẻ miền Nam Việt Nam Fullajah Jane Thanh niên miền Nam tham gia đấu tranh bảo vệ hòa bình, đánh bại “Chiến lược chiến tranh Đặc biệt” của Đế quốc Mỹ About Kỳ tích biệt động của người phụ nữ bình dị
Posted on: Tue, 18 Jun 2013 08:59:21 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015