Dưới đây là chút suy nghĩ của một thành viên forum - TopicsExpress



          

Dưới đây là chút suy nghĩ của một thành viên forum nhạc cổ điển, bạn ấy đã post những lời này bằng tiếng anh để đưa lên hệ thống blog tumblr, không ngờ là bạn ấy nhận được câu trả lời từ một người khác cũng có quan tâm đến nhạc cổ điển. Ad khí nhạc dịch lại và post ra đây để mọi người cùng suy ngẫm nhé: --------------------------------------- Nhảm: Mỗi khi nghe có ai đó phàn nàn rằng nhạc cổ điển đang chết dần, đầu tiên là tôi cảm thấy buồn, sau đó tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Việc thể loại nghệ thuật tuyệt vời này suy tần thực ra cũng không phải một điều quá tồi tệ. Phải rồi, cứ để nó suy tàn đi. Chúng ta hãy cứ quên đi việc trình diễn và thưởng thức âm nhạc cổ điển theo cách thức truyền thống. Thực ra hầu hết mọi người đều đã quên rồi. Một số người khác còn lại thì nên thôi đừng cảm thấy buồn phiền về chuyện đó mà bước tiếp. Âm nhạc cổ điển, hiển nhiên rồi, rất tuyệt vời, nhưng những thứ tuyệt vời chẳng bao giờ ở lại với chúng ta mãi mãi. Mọi điều đẹp đẽ rốt cuộc đều sẽ tới hồi kết. Đã tới lúc buông xuôi nó đi. Âm nhạc cổ điển đã luôn được coi như hình thức âm nhạc nghệ thuật vĩ đại và cao quý nhất, đến mức tưởng chừng như thứ âm nhạc này nên bị ngừng trình diễn thật lâu để một hay hai thế kỷ sau nhân loại có dịp được thưởng thức nó như thưở đầu nghe nhạc vậy. Để các thế hệ sau chúng ta hai thế kỷ tới đây phải chiêm ngưỡng những đoạn ghi hình các màn trình diễn nhạc cổ điển trong nỗi bức xúc, mà rằng: "Thế quái nào mà người ở thời thế kỷ 20, 21 có thể chơi cello/violin/piano... hay đến như vậy?" Đương nhiên, tôi hy vọng khi đó Thế Chiến Thứ 3 đã nổ ra rồi. *** Đáp: Đây quả là một chủ đề thú vị đối với tôi. Vì bản thân là một người chơi kèn Clarinet và thành viên trong dàn hợp xướng, nên đương nhiên tôi có định kiến về vấn đề này, nhưng tôi vẫn cho rằng cứ "để mặc cho nhạc cổ điển suy tàn" là một nhận định hơi quá tiêu cực. Với nhạc cổ điển, dù rằng các bản nhạc in ra trên giấy đều như nhau, nhưng mỗi lần được trình diễn bản nhạc ấy lại khác hẳn so với trước, tùy thuộc vào trình độ và cảm nhận của người biểu diễn. Hai màn trình diễn của một bản nhạc sẽ chẳng bao giờ giống nhau cả. Chưa kể nhạc cổ điển được đánh giá cao là vì những gì mà nó đại diện, đó là cả một thời kỳ trong lịch sử. Nhạc cổ điển là biểu tượng của lịch sử và văn hóa. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm cổ điển tồn tại được lâu đến thế. Thử đặt trong một ngữ cảnh khác xem nhé, hãy tưởng tưởng người ta nói giáo viên dạy hóa học giờ chẳng cần thiết phải dạy lại một số kiến thức [về hóa học cơ bản] nữa vì chúng đã quá lỗi thời. Thì cũng có thể là đúng đấy, nhưng mọi mô hình trong xã hội đều đổi thay và thể hiện sự thích nghi với thời đại. Mọi thứ phát triển dựa trên nền tảng của nhau. Chúng ta không nên quá đề cao một thứ "vĩ đại" này lên trên thứ khác. Và nếu có ai đó nói với tôi rằng họ "đã nghe toàn bộ nhạc cổ điển rồi" hoặc họ thấy "nhạc cổ điển quá nhàm chán", rõ ràng là người đó cần phải đi sâu nghiêm cứu âm nhạc nhiều hơn nữa. Trong âm nhạc cổ điển có rất rất nhiều hình thức và thể loại, với nhiều tiếng nói riêng và thậm chí là không có tiếng nói gì, với nhiều phong cách và ngôn ngữ khác nhau.
Posted on: Mon, 29 Jul 2013 06:52:51 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015