Em ước mơ, mơ gì tuồi mười bốn, tuổi mười - TopicsExpress



          

Em ước mơ, mơ gì tuồi mười bốn, tuổi mười lăm? Em ước mơ mơ gì emm đươc làm tiên nữ, ban phép tiên cho người ... Xin mời quý vị (nào không đọc được tiếng nước ngoài) hãy đọc để tìm hiểu về Chúa Giê-su xem Ngài đã ước mơ gì ở tuổi 14-15 vừa mới được dịch xong nhé. Chắc chắn là còn rất nhiều sai sót hoặc không chính xác, xin cứ việc gửi ý kiến để sửa cho được hoàn thiện nhé. Xim cảm ơn rất nhiều. --------------------------------- Hai năm quan trọng (Của cuôc đời Chúa Giêsu) (Dịch từ urantia.org/urantia-book-standardized/paper-126-two-crucial-years) (1386,1) 126:0.1 Suốt hành trình trải nghiệm cuộc sống ở trần gian của Chúa Giêsu, năm thứ mười bốn và mười lăm là quan trọng nhất. Hai năm này, từ khi Ngài bắt đầu nhận biết về thiên tính và số phận của Ngài, và trước khi đạt được một phương pháp quan trọng về viêc tiếp cận với Đức Chúa Cha từ bên trong tâm hồn của Ngài, là những cố gắng lớn nhất của cuộc sống sôi động của Ngài ở trần gian này. Trong khoảng thời gian hai năm này có thể được gọi là sự thử thách lớn, sự cám dỗ thực sự. Không có một thiếu niên nào, khi bước qua những ngỡ ngàng của tuổi thơ để bắt đầu giải quyết các vấn đề của tuổi thanh niên, lại từng trải qua một cuộc thử nghiệm quan trọng như Chúa Giêsu đã phải trải qua trong quá trình chuyển tiếp của Ngài từ thời niên thiếu sang tuổi thanh niên. (1386,2) 126:0.2 Với giai đoạn phát triển của thời thanh thiếu niên thật quan trọng này, Chúa Giêsu bắt đầu sau chuyến thăm Jerusalem và trở về Nazareth. Lúc đầu, bà Maria đã cảm thấy được hạnh phúc khi đoàn tụ cùng con trai của mình vì bà nghĩ rằng Chúa Giêsu đã trở về nhà như một người con hiếu thảo - vì như Ngài vân luôn như thế - và từ đó Ngài sẽ thi hành tốt hơn các kế hoạch của bà dành cho tương lai của Ngài. Nhưng bà ấy không sống trong sự sáng sủa ấy được bao lâu với nhưng ảo tưởng thiên về vật chất và niềm tự hào gia đình không mấy mấy ai công nhận, và rồi không lâu bà đã hoàn toàn bị vỡ mộng . Càng ngày chàng trai càng đi theo Cha mình và ít tìm đến với bà để tỏ bầy các vấn đề của mình. Trong khi càng ngày cả hai cha mẹ của Ngài càng cảm thấy khó hiểu về sự thường xuyên thay đổi tư tưởng của Ngài về những vấn đề ở trần gian hoặc là việc lo chiêm niệm của mối quan hệ của của Ngài với công việc của Thiên Chúa Cha. Thật sự mà nói, họ không hiểu Ngài, mặc dù họ vẫn thực sự yêu thương Ngài. (1386,3) 126:0.3 Khi Ngài lớn lên, lòng thương xót và tình yêu của Ngài dành cho người Do Thái càng sâu đậm, nhưng năm tháng trôi qua, đã phát sinh trong tâm trí Ngài một sự bất bình ngày càng tăng của sự hiện diện của các linh mục mang tính chính trị được bổ nhiệm trong đền thờ của Chúa Cha. Chúa Giêsu rất tôn trọng những người Biệt Phái chân thành và trung thực nhưng Ngài khinh thường những người Biệt Phái đạo đức giả và các nhà thần học giả dối. Ngài có thái độ khinh thị trên tất cả những nhà lãnh đạo tôn giáo đạo đức giả. Khi quan sát rõ ràng sự lãnh đạo của Israel, đôi khi Ngài bị thu hút với khả năng Ngài sẽ trở thành Đấng Cứu Tinh đang kỳ vọng của người Do Thái, thế nhưng Ngài đã không bao giờ chấp nhận để bị mắc phải cám dỗ đó. (1386,4) 126:0.4 Câu chuyện về rao giảng của Ngài giữa những nhà thông thái ở đền Jerusalem đã làm hài lòng tất cả người dân ở Nazareth, đặc biệt là các thầy cũ của Ngài ở các giáo đường Do Thái. Lời khen ngợi Ngài đã được đồn đãi qua một thời gian. Tất cả các thôn làng đều kể lại sự khôn ngoan thời thơ ấu của Ngài với những hành vi đáng khen ngợi và họ đã dự đoán rằng Ngài sẽ trở thành một nhà lãnh đạo trong Israel, và cuối cùng một vị thầy thực sự xuất chúng đã đến từ xứ sở của Nazareth vùng Galilê. Và tất cả đều mong đợi đến thời gian khi Ngài lên đến mười lăm tuổi để Ngài sẽ được phép thường xuyên đọc Kinh Thánh trong hội đường vào ngày Sa-bát. 1. Năm mười bốn tuổi (Năm 8 sau Công Nguyên) (1387,1) 126:1.1 Năm này là năm dương lịch của ngày sinh nhật thứ mười bốn của Ngài. Ngài đã trở thành một nhà sản xuất tốt về ách, có làm với cả bằng vải và bằng da. Ngài cũng biết phát triển nghành thợ mộc chuyên làm đồ nội thất. Mùa hè năm ấy, Ngài thường xuyên về các đỉnh đồi ở phía tây bắc của Nazareth để cầu nguyện và tĩnh tâm. Và dần dần Ngài đã thấu hiểu ra về sứ mệnh cứu độ của mình dưới trần gian. (1387,2) 126:1.2 Ở nơi ngọn đồi này, hơn môt trăm năm trước đây, đã từng là được gọi "Đình cao của Ba-an," và bây giờ là nơi đặt ngôi mộ của Simeon, một người thánh thiện có uy tín của Israel. Từ đỉnh cao của ngọn đồi Simeon này, Chúa Giêsu nhìn ra xa thấy toàn cảnh Nazareth và các vùng lân cận. Ngài ngắm nhìn Megiddo và nhớ lại những câu chuyện của quân đội Ai Cập giành chiến thắng lớn đầu tiên ở miền Trung Đông , và sau đó một đội quân đã đánh bại Judean vua Josiah ra sao. Không xa, Ngài có thể nhìn đến cả Taanach, nơi Deborah và Barak đánh bại Si-sê-. Từ xa, Ngài có thể xem những ngọn đồi của Dothan, nơi Ngài đã được dạy về anh em ông Joseph bị bán sang Ai Cập làm nô lệ. Sau đó Ngài quay qua nhìn Ê-banh và Gerizim và hồi tưởng ra những truyền thống của Abraham, Jacob, và Abimelech. Và từ đó, Ngài nhớ lại và trong tâm trí của Ngài bật lên những sự kiện lịch sử và truyền thống của người cha mình là ông Giuse. (1387,3) 126:1.3 Ngài tiếp tục mang về nhà các bài học từ các khóa đọc sách Thánh Kinh từ các giáo đường Do Thái, và Ngài vẫn tiếp tục việc giáo dục trong gia đình cho các em mình phù hợp theo lứa tuổi của từng người. (1387,4) 126:1.4 Đầu năm ấy, ông Giuse đã sắp xếp để dành thu nhập từ Nazareth và Capernaum một số tài sản để chi trả việc học dài hạn của Chúa Giêsu tại Jerusalem. Theo dự tính, Ngài sẽ đến Jerusalem vào tháng Tám năm sau khi Ngài lên mười lăm tuổi. (1387,5) 126:1.5 Vào đầu năm ấy cả ông Giuse và bà Maria thường xuyên nghi ngờ về số phận của người con trai đầu lòng của họ. Giêsu thực sự là một đứa trẻ thông minh và đáng yêu, nhưng Ngài trở nên rất khó hiểu, đã khó hiểu, hơn nữa lại không thấy có sự gì bất thường hoặc kỳ diệu từng xảy ra. Nhiều lần bà mẹ muốn tự hào như đến nín thở, hy vọng nhìn thấy con trai của mình sẽ có dấu hiệu làm một việc siêu nhân hay thần kỳ gì đó, nhưng bà luôn bị thất vọng một cách thê thảm. Và đã gây nên sự chán nản, thậm chí thất vọng. Những người mộ đạo của những ngày ấy thực sự tin rằng đấng tiên tri và lời hứa luôn luôn chứng minh lời kêu gọi của họ và thiết lập thẩm quyền thiêng liêng của họ bằng cách thực hiện phép lạ và làm việc kỳ diệu . Nhưng Chúa Giêsu đã không có những điều này, thế là sự mờ ảo cho các dự tính tương lai Ngài càng tăng nơi cha mẹ Ngài. (1387,6) 126:1.6 Điều kiện kinh tế của gia đình Nazareth này được cải thiện được phản ánh từ nhiều mặt, đặc biệt là sản lượng đươc tăng lên do cách làm bảng trắng mịn được sử dụng làm các văn bản thảo thay vì dùng than. Và Chúa Giêsu cũng đã được tiếp tục học âm nhạc, Ngài rất thích chơi đàn hạc. (1387,7) 126:1.7 Cả năm này có thể thực sự nói rằng Giêsu "đã được lớn lên trong ân nghĩa đối với loài người và cả với Thiên Chúa." Những triển vọng của gia đình có vẻ tốt, tương lai đang sáng sủa. (Nhưng không ngờ, ông Giuse lại bị tai nạn và qua đời trong năm này) Cái chết của ông Giu-se (1388,1) 126:2.1 Mọi việc đang diễn ra tốt đẹp cho đến cái ngày định mệnh thứ ba, 25 tháng Chín, khi một người chạy từ Sepphoris báo một tin dữ cho gia đình Nazareth này rằng ông Giu-se đã bị thương nghiêm trọng do một cần cẩu bị xập trong khi đang làm việc ở dinh của ông thống đốc. Một người đưa tin từ Sepphoris đã dừng lại tại cửa hàng trên đường đến nhà của ông Giu-se đẻ thông báo cho Giê-su tai nạn của cha Ngài, rồi họ đã đi cùng nhau về nhà để báo tin buồn này cho bà Maria. Giêsu muốn đi ngay lập tức đến xem cha mình, nhưng bà Maria không muốn nghe gì thêm, đã vội vàng chạy đi ngay để tìm chồng. Bà chỉ thị cho James, lúc đó mới mười tuổi, đi theo bà tới Sepphoris trong khi Giêsu phải về ở nhà trông các những em nhỏ cho đến khi bà về, vì bà ta cũng chưa biết ông Giuse đã bị thương nghiêm trọng ra sao. Nhưng ông Giuse đã qua đời vì vết thương quá nặng trước khi bà Maria đến. Họ đã đưa ông về Nazareth, và ngày hôm sau ông được đi chôn cất cùng nơi các tổ phụ ông. (1388,2) 126:2.2 Vào thời điểm này công viêc làm đang có tiềm năng tốt và tương lai có vẻ tươi sáng, thì dường như có một bàn tay tàn nhẫn nào đó đã đánh bại người đứng đầu gia đình người Nazareth này, làm cho công việc của nhà này đã bị gián đoạn, và mọi kế hoạch giáo dục cho tương lai của Giêsu đã bị tiên tan. Thế là chàng thợ mộc trẻ Giêsu, vừa mới bước qua tuổi mười bốn, như được báo thức và sớm nhận ra rằng Ngài không những chỉ phải thực hiện sứ mệnh đã giao của Cha Trời là để mạc khải bản tính Thiên Chúa trên trái đất cho người phàm, nhưng với nghị lực trẻ trung của mình, cũng phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cho người mẹ góa và bảy người em - và còn một người em út chưa sinh ra nữa. Chàng trai Nazareth này bây giờ đã trở thành sự bảo bọc duy nhất của một gia đình đang đột ngột bị mất đi người thân này. Điều này đã tạo ra bởi những sự kiện tự nhiên của thế gian này khiến cho người trai trẻ của định mệnh này sớm nắm lấy những trách nhiệm tuy nặng nề nhưng có tính cách giáo dục và rèn luyện cao độ, để chuẩn bị trở thành người đứng đầu một gia đình của cả nhân loại, trở thành người cha của chính các đứa em trong gia đình, rồi phải hỗ trợ và bảo vệ mẹ mình cũng như phải giữ gìn căn nhà của cha mình để lại, căn nhà khi Ngài ở thế gian này. (1388,3) 126:2.3 Chúa Giêsu vui vẻ chấp nhận những trách nhiệm đã xẩy đến quá đột ngột cho mình. Nhưng Ngài luôn hoàn thành. Ít ra cũng đã có một vấn đề lớn khó dự đoán trước đã xảy ra trong cuộc sống của Ngài và đã được giải quyết trong bi kịch này - Đó là Ngài không còn bị mong đợi phải đi đến Giêrusalem để học theo các giáo sĩ Do Thái nữa. Thực sự đúng là Giêsu "không qùy lụy dưới chân người". Ngài luôn sẵn sàng học hỏi từ ngay cả các trẻ nhỏ thật khiêm tốn, nhưng Ngài không bao giờ dùng quyền uy xuất phát từ loài người để giao giảng sự thật. (1388,4) 126:2.4 Tuy nhiên Ngài không biết gì về chuyến thăm của Sứ Thần Gabriel với mẹ của Ngài trước khi sinh, Ngài chỉ biết được điều này từ ông Giăng vào ngày chịu phép rửa, lúc bắt đầu công khai sứ vụ của mình. (1388,5) 126:2.5 Năm tháng trôi qua, người thợ mộc trẻ Nazareth này ngày càng xác định được từng tổ chức xã hội và mọi việc sử dụng các tôn giáo bằng cách xem nó có đem lai điều ích lợi gì cho linh hồn con người không? Có đem Thiên Chúa đến với con người hay không? Có đem loài người đến gần với Thiên Chúa không? Đồng thời người thanh niên này hoàn toàn không bỏ qua những khía cạnh giải trí và cuộc sống xã hội. Và hơn nữa là Ngài đã cống hiến thời gian và năng lưc của mình vào hai mục đích: chăm sóc cho gia đình và chuẩn bị cho viêc làm theo ý của Thiên Chúa Cha nơi thế gian. (1389,1) 126:2.6 Vào năm đó, có những sinh hoạt đã trở nên quen thuộc cho những người hàng xóm đến chơi rong vào những buổi tối mùa đông để nghe Chúa Giêsu chơi đàn hạc, hoặc nghe Ngài kể chuyện (Giêsu có tài về kể chuyện, bậc sư phụ), hay là nghe đọc kinh thánh bằng tiếng Hy Lạp. (1389,2) 126:2.7 Vấn đề kinh tế gia đình vẫn chạy khá trơn tru vì vẫn còn có một khoản tiền mặt vào thời điểm ông Giu-se chết. Chúa Giêsu bắt đầu tỏ ra biết việc sở hữu , làm kinh doanh, với tài suy xét và sự thông minh về tài chính. Ngài tiết kiệm, nhưng rộng lượng. Ngài tỏ ra là một quản trị gia khôn ngoan và hiệu quả về quán xuyến bất động sàn của cha mình. (1389,3) 126:2.8 Nhưng bất chấp tất cả những gì Chúa Giêsu và những người hàng xóm Nazareth có thể làm để đem lại sư cổ vũ đến cho nhà này. Bà Maria, và thậm chí cả các em nhỏ, vẫn u sầu. Ông Giuse đã mất. Ông Giuse là một người chồng và người cha khác thường, nên tất cả đều nhớ ông ta. Bi thảm hơn nữa khi họ nghĩ rằng ông đã chết và không để cho họ có thể nói lời tiễn biệt. Năm thứ mười lăm (Năm 9 sau Công Nguyên) (1389,4) 126:3.1 Vào giữa năm thứ mười lăm này - chúng tôi tính thời gian theo lịch thế kỷ hai mươi, chứ không phải lịch Do Thái - Chúa Giêsu đang dần dần nắm được viêc quản lý công việc của gia đình. Đến cuối năm, số tiền dành dụm đã sắp cạn, và đang phải đối mặt với sự cần thiết phải xử lý một trong những căn nhà ở Nazareth mà Joseph và một người hàng xóm của ông là Jacob có sở hữu trong quan hệ đối tác. (1389,5) 126:3.2 Vào tối Thứ 4 Tháng 4 17, AD 9, đứa em út là Ruth vừa mới sinh ra, và bằng mọi cách tốt nhất với khả năng của mình, Chúa Giêsu đã cố gắng để thay thế cha mình an ủi, quán xuyến công viêc và lo cho mẹ trong quãng thời gian khó khăn và nhiều thử thách đáng buồn này. Suốt những năm tháng dài đó (cho đến khi Ngài bắt đầu lo công vụ của Ngài) không có người cha nào đã yêu thương và nuôi dưỡng môt người con gái một cách trìu mến và tận tâm hơn là Chúa Giêsu chăm sóc Ruth. Ngài là một người cha tốt công bằng đối đối với tất cả những đứa em khác trong gia đình. (1389,6) 126:3.3 Cũng trong năm này, Chúa Giêsu đã khởi đầu lập ra các lời cầu nguyện mà sau này Ngài đã dùng để dạy cho các tông đồ, và được nhiều người được biết đến như "Kinh lạy Cha" Theo một cách nào đó, đã có một sự tiến bộ của cách thờ phương trong gia đình, họ đã có nhiều hình thức ca ngợi Thiên Chúa và một số lời cầu nguyện chính thức. Sau cái chết của cha mình Chúa Giêsu đã dạy các đứa em lớn biết bày tỏ với Chúa bằng lời cầu nguyện riêng của mình- giống như Ngài thường làm- nhưng họ lại không thể nắm bắt được những suy nghĩ của Ngài và lần nào cũng bị rơi trở lại với các hình thức đọc kinh thuộc lòng của họ. Đã có nhiều nỗ lực để khuyến khích những đứa em lớn tuổi biết tự nói lời nguyện cá nhân bằng cách Chúa Giêsu đã cố gắng gợi ý bằng những lời cầu nguyện, và cho đếm sau này, ngoài ý định của Ngài, những lời cầu nguyện đó đã được phát triển mà tất cả họ đều áp dụng đều là một hình thức cầu nguyện mà phần lớn được dựng lên từ những dòng gợi ý mà Chúa Giêsu đã dạy cho họ. (1389,7) 126:3.4 Cuối cùng, Chúa Giêsu đành bỏ ý tưởng rằng mỗi thành viên trong gia đình phải lập lời cầu nguyện tự phát riêng. Đến một buổi tối vào tháng mười, Ngài ngồi xuống dưới một ngọn đèn bên cạnh đèn một bàn đá thấp, trên một mảnh giấy mịn bằng cây tùng khoảng mười tám inch vuông, với một mảnh than, Ngài đã viết ra lời cầu nguyện mà đã trở thành lời kinh chung cho gia đình từ thời điểm đó. (1389,8) 126:3.5 Đến thời điểm này, Chúa Giêsu đã gặp phải nhiều rắc rối với những suy nghĩ rối ren. Trách nhiệm gia đình đã loại bỏ khá hiệu quả tất cả các suy nghĩ phải thực hiện ngay lập tức bất kỳ các kế hoạch để ứng phó với việc đi đến Jerusalem có liên quan đến "Công viêc của Cha". Chúa Giêsu đã suy luận đúng đắn rằng việc chăm sóc cho gia đình cha mẹ ở trần thế của mình phải được ưu tiên trong tất cả các nhiệm vụ. Do đó sự hỗ trợ cho gia đình Ngài phải là nghĩa vụ đầu tiên của mình. (1390,1) 126:3.6 Trong năm này Chúa Giêsu đã tìm thấy một đoạn trong cuốn sách có tên là Sách của Enoch, điều này đã ảnh hưởng đến Ngài trong việc dùng thuật ngữ "Con Người" để ám chỉ sự xuống thế trong nhiệm vụ của mình trên trần gian. Ngài đã cân nhắc kỹ lưỡng các ý tưởng về Đấng Cứu Tinh của người Do Thái và Ngài tin chắc rằng Ngài không phải là Đấng Cứu Tinh. Từ lâu, Ngài vẫn mong muốn giúp đỡ cho "dân" Chúa, nhưng Ngài không bao giờ có tư tưởng sẽ dẫn quân đội Do Thái trong việc lật đổ sự thống trị nước ngoài ở Palestine. Ngài biết Ngài sẽ không bao giờ ngồi trên ngai vàng của David ở Jerusalem. Ngài cũng chẳng tin rằng nhiệm vụ của Ngài là sự giải cứu tâm linh hay trở thành thầy cả để dạy đạo đức riêng cho người Do Thái. Thât là vô nghĩa, nếu như sứ mệnh của Ngài có chỉ để hoàn thành những khát khao mãnh liệt từ lâu từ những lời được cho là tiên tri về một đấng cứu tinh trong Kinh Thánh của người Do Thái. Dù cho có, ít ra, nó cũng không như những người Do Thái hiểu về những dự đoán của các nhà tiên tri. Cũng như vậy, Ngài biết chắc Ngài sẽ không bao giờ xuất hiện như "Con Người" được mô tả bởi tiên tri Daniel. (1390,2) 126:3.7 Nhưng khi đến lúc làm công vụ như một bậc thầy của thế giới, Ngài sẽ phong cho Ngài là ai? Ngài sẽ tuyên bố gì vế sứ mệnh của Ngài? Dùng danh xưng nào cho để các tín đồ đi theo giáo lý của Ngài? (1390,3) 126:3.8 Trong khi tất cả những vấn đề trên quay quanh quẩn trong tâm trí Ngài, Ngài đã tìm thấy trong thư viện giáo đường Do Thái tại Nazareth, một trong những cuốn sách khải huyền mà Ngài đã đọc, được gọi là "Sách của Enoch", và mặc dù Ngài biết chắc rằng sách đã không được viết bởi Enoch của thời cổ xưa, nhưng nó có vẻ rất hấp dẫn đối với Ngài, và Ngài đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Có một đoạn văn trong đó làm cho Ngài có ấn tượng đặc biệt, đoạn văn đó có chữ "Con Người". Tác giả của cái được gọi là Sách của Enoch muốn nói về Con của loài Người, mô tả công việc Ngài sẽ làm gì trên trái đất và giải thích rằng Con Người, trước khi xuống trái đất này để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại, đã đi thông qua các tòa vinh quang trên các trời cùng với Đức Chúa Cha, là Cha của tất cả, và rằng Ngài đã để lại phía sau tất cả sự vĩ đại và vinh quang để đi xuống trên trái đất công bố ơn cứu độ cho con người đang cần thiết. Khi Chúa Giêsu đã đọc những đoạn này (cũng nên hiểu rằng có rất nhiều huyền bí phương Đông sai lầm, cũng đã có pha trộn lẫn với giáo lý này), Ngài cảm nhận trong trái tim mình và được công nhận trong tâm trí của mình rằng tất cả các dự đoán thiên sai của Kinh Thánh Do Thái và của tất cả các lý thuyết của Do Thái giáo, không có cái nào gần đúng được như câu chuyện được giấu kín trong cuốn sách mà chỉ có một phần thực sự là của Enoch. Và sau đó Ngài đã quyết định chấp nhận áp dụng tiêu đề "Con Người". Rồi Ngài bắt đầu công trình công vụ của mình. Chúa Giêsu có một khả năng phán đoán chính xác cho việc công nhận sự thật, và Ngài đã không ngần ngại nắm bắt mọi sự thật, bất kể nguồn gốc. (1390,4) 126:3.9 Đến thời điểm này Ngài đã giải quyết triệt để được khá nhiều điều về công việc sắp tới của mình cho thế gian, nhưng Ngài không hề nói gì về những vấn đề này với mẹ của mình, người vẫn giữ ý tưởng của mình về một Đấng Cứu Độ của dân Do Thái. (1390,5) 126:3.10 Sự rối ren trầm trọng của những ngày còn trẻ của Chúa Giêsu lại tiếp tục nổi lên. Sau khi giải quyết xong vấn đề tính chất của sứ mệnh của mình trong thế gian "để lo việc của Cha Trời" - mạc khải bản chất yêu thương của Chúa Cha cho tất cả nhân loại - Ngài lại bắt đầu suy nghĩ thêm về các thông tin được đề cập nhiều trong Kinh Thánh về sự xuất hiện của một vị giải phóng dân tộc, một giáo sĩ hay một vị vua người Do Thái . Những lời tiên tri được tham khảo ấy có liên quan đến những gì sự kiện gì? Không phải Ngài là người Do Thái sao? Phải hay không? Có đúng là Ngài thuộc giòng dõi vua David hay không? Mẹ của anh quả quyết là đúng, cha của Ngài thì đã nhất đinh là không. Ngài cũng quyết định là không. Thế thì các tiên tri đã đoán sai về bản chất và sứ vụ của Đấng Cứu Thế? (1391,1) 126:3.11 Rốt cuộc, cũng có thể là mẹ của Ngài đã nói đúng? Trong quá khứ, hầu hết mọi vấn đề, mỗi khi có sự khác biệt về quan điểm, bà thường đã đúng. Nếu Ngài là một giáo sĩ mới và không phải là Đấng Cứu Độ, thì làm sao Ngài có để nhận ra Đấng Cứu Độ của dân Do Thái nếu như sẽ xuất hiện ở Jerusalem trong thời gian làm nhiệm vụ ở thế gian của mình, và còn hơn thế nữa, Ngài sẽ có những quan hệ gì đối với Đấng Cứu Độ của người Do Thái này? Và một khi bắt tay vào nhiệm vụ, mối liên hệ của mình đối với gia đình sẽ trở nên thế nào? Thế nào đối với sự thịnh vượng chung của người Do Thái và tôn giáo? Đối với đế chế La Mã? Đối với dân ngoại và tôn giáo của họ? Từng vấn đề này trong mỗi khoảnh khắc đã nổi lên trong tâm trí của chàng trai trẻ miền Galilê này đã được nghiêm túc suy nghĩ trong khi Ngài đang ngồi làm việc ở chiếc ghế của người thợ mộc để lo kiếm sống cho chính mình, mẹ mình, và tám miệng ăn khác. (1391,2) 126:3.12 Vào cuối năm ấy, bà Mảia thấy ngân sách gia đình bị giảm sút. Bà đã giao lại việc bán chim bồ câu sang cho James và đi mua một thêm con bò thứ hai, cùng với sự trợ giúp của Miriam họ bắt đầu việc bán sữa cho những ngươi hàng xóm ở Nazareth. (1391,3) 126:3.13 Những buổi đi tịnh tâm, những chuyến đi thường xuyên để leo lên các đỉnh đồi để cầu nguyện, và những ý tưởng nhiều kỳ lạ mà Chúa Giêsu phát triển theo thời gian khiên cho mẹ mình bị báo động bồi hồi. Đôi khi bà phải cố nghĩ Ngài vẫn ở bên cạnh mình để được tinh thần được ổn định và vơi đi nỗi sợ hãi hoặc nhớ lại, dù sao, Ngài vẫn là đứa con của lời hứa hẹn và qua những cách nào đó, sẽ không giống như những thanh thiếu niên khác. (1391,4) 126:3.14 Nhưng Chúa Giêsu đã học được cách không cần phải thổ lộ hết tất cả những suy nghĩ của mình, cũng không cần phải trình bày tất cả các ý tưởng của mình với thế giới, thậm chí không cho mẹ của mình biết. Từ năm ấy, những tiết lộ của Chúa Giêsu về những gì đang diễn ra trong tâm trí của mình liên tục giảm bớt, bởi lẽ, Ngài nói ít về những điều mà một người bình thường không thể nắm bắt, và điều đó đã đưa đến viêc Ngài bị coi là kỳ lạ hoặc khác người thường. Trong các lần xuất hiện, Ngài đã trở thành phổ biến và bình thường, mặc dù Ngai luôn dành thời gian dài để trao đổi với những ai có thể hiểu được các vấn đề của mình. Ngài luôn khao khát làm bạn với người đáng tin cậy và biết giữ kín đáo, nhưng vấn đề của Ngài quá phức tạp để liên kết những con người trần để hiểu về mình. Sự độc nhất của các tình huống bất thường đã làm Ngài phải chịu gánh nặng của riêng mình một cách cô đơn. 4. Bài giảng đầu tiên trong Hội Đường (1391,5) 126:4.1 Đã đến ngày sinh nhật thứ mười lăm của mình, Chúa Giêsu chính thức được phép lên bục giảng của giáo đường Do Thái vào ngày Sa-bát. Những lần trước kia, khi không có loa, Chúa Giêsu đã được yêu cầu đọc Kinh Thánh, nhưng bây giờ, theo pháp luật, đã đến lúc Ngài có thể làm lễ. Vì vậy ngày Sa-bát đầu tiên sau khi sinh nhật thứ mười lăm của Ngài, ca đoàn sắp xếp cho Chúa Giêsu để làm lễ sáng ở giáo đường Do Thái. Và khi tất cả các tín hữu tại Nazareth đã tụ tập đôn đủ, chàng thanh niên, đã tự chọn đoạn trong Kinh Thánh, đứng dậy và bắt đầu đọc: (1391,6) 126:4.2 "Thánh thần của Chúa là Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, Ngài đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ hiền lương, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố tự do cho kẻ bị giam cầm, và giải thoát các tù nhân tâm linh, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa và ngày phán xét của Đức Chúa Trời, để an ủi mọi người lầm than, ban cho họ vẻ đẹp thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng đến nơi tang thương, một bài ca chúc tụng thay vì sinh khi ảm đạm, để họ có thể được gọi là cây của sự công chính Thiên Chúa đã trồng , đê Ngài được tôn vinh. (1392,1) 126:4.3 "Hãy tìm kiếm sự tốt lành và tránh sự xấu để bạn có thể sống, và vì thế, Chúa, là Thiên Chúa các đạo binh, sẽ ở với ngươi. Ghét ác và yêu tốt. Hãy đặt sự phán xét trước cổng. Có lẽ Đức Chúa Trời sẽ rộng lòng từ bi cho con cháu của Joseph. (1392,2) 126:4.4 "Hãy tự rửa mình, giữ mình cho sạch, đem những việc ác khỏi tầm mắt ta, không nên làm điều ác và học cách làm điều lành, tìm kiếm công lý, cứu kẻ bị áp bức. Bảo vệ kẻ mồ côi cha xin giúp đỡ cho các góa phụ." (1392,3) 126:4.5 "Làm sao tôi sẽ đến trước mặt Chúa, cúi mình trước mặt Chúa của cả trái đất? Tôi phải đến trước mặt Chúa đem của lễ, với môt con bê được một năm tuổi? Chúa sẽ hài lòng với hàng ngàn con chiên đực, hàng chục ngàn con chiên cái, hoặc với dầu sức chảy như con sông ? Tôi sẽ phải dâng con đầu lòng để chuộc lại lỗi lầm của tôi, kết quả của thân xác để chuộc tội lỗi của linh hồn của tôi? Không! Vì hỡi loài người, Chúa đã cho chúng ta thấy những gì là tốt. Và những gì Chúa đòi hỏi nơi bạn phải chăng là xử sự một cách công bằng, với tình yêu và lòng thương xót, và bước đi một cách khiêm nhường cùng với Đức Chúa Trời của bạn? (1392,4) 126:4.6 "Hỡi ai, rồi, mà dám sánh bằng Thiên Chúa, Đấng ngự trên vòng tròn của trái đất? Hãy dương mắt lên và nhìn Đấng đã tạo ra tất cả các thế giới, Đấng đã sinh ra các vô số chư thần đếm bằng số và gọi tất cả bằng tên. Ngài làm ra tất cả những điều này bởi sự vĩ đại của Ngài, và bởi vì Ngài có quyền lực tối cao, không bao giờ thất bại. Ngài ban cho sức mạnh cho kẻ yếu. Đối với người kiệt quệ, Ngài tăng thêm sức mạnh. Đừng sợ, vì Ta ở với các ngươi; đừng mất tinh thần, vì ta là Đức Chúa Trời của người. Ta sẽ tăng sức cho các ngươi và Ta sẽ giúp ngươi, được, Ta sẽ tôn nâng ngươi với cánh tay phải công chính của Ta, vì ta là Đức Chúa Trời của ngươi. Và Ta sẽ nắm lấy bàn tay phải của ngươi, nói với ngươi, đừng sợ, vì ta sẽ giúp ngươi. (1392,5) 126:4.7 "Và ngươi là nhân chứng của ta, Chúa phán, người đầy tớ của ta mà ta đã chọn để cho tất cả có thể nhận biết và tin tưởng ta và hiểu rằng ta là Vĩnh Cửu. Tôi, ngay cả ta, là Thiên Chúa, và bên cạnh ta không có vị cứu tinh. " (1392,6) 126:4.8 Và khi đã đọc xong, Ngài ngồi xuống. Và mọi người ra về và suy ngẫm những lời mà Ngài anh đã đọc cho họ một cách ân cần. Chưa bao giờ người dân trong thị trấn này trông thấy Ngài lộng lẫy trang nghiêm như vậy, chưa bao giờ họ nghe thấy giọng nói của Ngài thật nghiêm túc và chân thành như thế. Chưa bao giờ họ được quan sát thấy Ngài rất nam tính, cương nghị và có thẩm quyền đến như vậy. (1392,7) 126:4.9 Vào một buổi chiều ngày Sa-bát, Chúa Giêsu leo lên đồi Nazareth cùng với James và, khi họ trở về nhà, đã viết ra mười điều răn bằng tiếng Hy Lạp trên hai tấm bảng mịn bằng than. Sau đó Martha tô màu và trang trí những tấm bảng này, và trong thời gian dài họ treo trên tường nơi bàn làm việc nhỏ của James. 5. Cuộc phấn đấu về tài chính (1392,8) 126:5.1 Dần dần Chúa Giêsu và gia đình Ngài trở lại cuộc sống đơn giản như những năm về trước. Quần áo của họ và thậm chí cả thức ân của họ cũng trở nên đơn giản hơn. Họ có khá nhiều sữa, bơ và phó mát. Vào mùa trồng tỉa thì họ thu hoạch được các sản phẩm từ khu vườn của họ, nhưng cứ mỗi tháng qua đi, họ vẫn phải thực hành tính tiết kiệm hơn. Bữa sáng của họ rất đơn giản, họ để dành thức ăn ngon nhất của họ cho bữa ăn tối. Tuy nhiên, đối với người Do Thái, sự nghèo khó không đồng nghĩa với những mặc cảm xã hội. (1392,9) 126:5.2 Người thanh niên này đã trải kinh nghiệm và thấu hiểu cuộc sống trong thời ấy. Những hiểu biết từng trải về cuộc sống gia đình, ngoài đồng, hoặc trong phân xưởng đã được đem vào những lời dạy của Ngài sau này cho thấy các mối liên hệ mật thiết của Ngài với tất cả các giai đoạn của kinh nghiệm sống của con người. (1392,10) 126:5.3 Các ca đoàn viên Chazan tiếp tục bám víu vào niềm tin rằng Chúa Giêsu sẽ trở thành một giáo sĩ tuyệt vời, rất có thể sẽ thừa kế Gamaliel nổi tiếng tại Jerusalem. (1393,1) 126:5.4 Dương như tất cả các kế hoạch cho sự nghiệp của Chúa Giêsu đã bị cản trở. Tương lai không được sáng sủa khi có những vấn đề xảy ra trước mặt. Nhưng Ngài đã không ngập ngừng, không nản lòng. Ngài sống theo từng ngày, làm tốt nhiệm vụ hiện tại và hết lòng thi hành trách nhiệm tức thời theo cương vị trong cuộc sống của mình. Cuộc đời Chúa Giêsu là tấm gương đời đời cho những kẻ viễn vông hay gặp phải sự thất vọng. (1393,2) 126:5.5 Việc trả tiền lao động cho thợ mộc vào chung một ngày đã từ từ giảm dần. Vào cuối năm ấy Chúa Giêsu có thể kiếm được, bằng cách làm việc từ sớm và nghỉ muộn, chỉ tương đương với khoảng hai mươi lăm xu một ngày. Đến năm sau, thì họ gặp khó khăn với việc nộp thuế dân sự, đó là chưa kể đến việc nộp cho giáo đường Do Thái và thuế đền thờ của một nửa shekel. Trong năm nay, người thu thuế đã cố gắng để siết chặt thêm thuế thu nhập của Chúa Giêsu, thậm chí còn đe dọa sẽ lấy cây đàn hạc của Ngài. (1393,3) 126:5.6 Vì lo sợ rằng các bản sao của kinh điển Hy Lạp có thể bị phát hiện và tịch thu bởi những người thu thuế, vào ngày sinh nhật thứ mười lăm của mình, Chúa Giêsu, đem cho nó vào thư viện của hội đường Nazareth như sự hiến dâng lên cho Chúa. (1393,4) 126:5.7 Cú sốc lớn của năm thứ mười lăm của Ngài đến khi Chúa Giêsu là lúc Ngài đi đến Sepphoris để nhận được quyết định của Hê-rốt về vụ tranh chấp về số tiền bồi thường tai nạn cho ông Giuse. Chúa Giêsu và bà Maria đã hy vọng nhận được một khoản tiền đáng kể trong khi thủ quỹ tại Sepphoris chỉ trả cho họ một số tiền quá ít ỏi. Anh của Giuse đã gởi đơn kêu gọi đến cả chính Hê-rô-đê. Bấy giờ, Chúa Giêsu đứng trong cung điện và nghe nghị định của Hê-rô-đê nói răng hắn không phải trả gì cho cha của Ngài cho cái chết của cha Ngài. Và cho đó là một quyết định bất công nên Chúa Giêsu không bao giờ tin cậy vào Antipas Hê-rô-đê. Nên không khỏi ngạc nhiên Ngài đã từng ám chỉ Hê-rốt-đê là một "con cáo". (1393,5) 126:5.8 Công việc gắn bó với chiếc ghế thợ mộc trong thời gian này và các năm tiếp theo sau đó đã làm Chúa Giêsu mất nhiều cơ hội tham gia du lich cùng các đoàn hành khách lữ hành. Cửa hàng đại lý của gia đình thì đã bị người chú của mình đoạt lấy. Và Chúa Giêsu đã làm việc ở cửa hàng bên trong nhà, nơi đây Ngài có thể giúp cho công việc của bà Maria cùng với gia đình. Trong khoảng thời gian này Ngài bắt đầu gửi James đi theo lạc đà để thu thập thông tin về các sự kiện thế giới, nhờ do đó Ngài có cách giữ liên lạc với những tin tức trong ngày. (1393,6) 126:5.9 Khi lớn lên đến tuổi trưởng thành, Ngài đã phải trải nghiệm tất cả những mâu thuẫn và rối ren của cuộc đời mà những người trẻ thuộc lứa tuổi thanh niên ở các thế hệ trước và sau đó phải trải qua. Và kinh nghiệm khắt khe về chăm lo gia đình là một phương pháp an toàn để tránh sự tiêu hao thời gian quá mức cho thiền định vi nhàn rỗi hoặc bị lôi cuốn vào những niềm đam mê có khuynh hướng thần bí. (1393,7) 126:5.10 Năm ấy là năm mà Chúa Giêsu đã thuê một phần đáng kể phần đất nằm về phía Bắc của nhà mình để rồi phân chia cho mọi người trong gia đình để làm vườn. Mỗi đứa em lớn đều có một khu vườn riêng, và họ bắt đầu vào cuộc thi đua làm. Mỗi ngày, người anh cả của họ đã dành thời gian để gặp họ ở trong khu vườn này vào mùa trồng tỉa. Nhân lúc Chúa Giêsu làm vườn với các em của Ngài, nhiều lần Ngài đã bày tỏ mong muốn rằng họ sẽ được một trang trại ngoài vùng ngoại ô để tận hưởng sự tự do phong khoáng của một cuộc sống thiên nhiên. Nhưng rồi họ đâu có được sống và lớn lên ở miền đất này. Chúa Giêsu, là một thanh niên hoàn toàn thực tế vần là người có lý tưởng, thông minh và cương trực phải đương đầu với mọi vấn đề mỗi khi găp phải, và đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để điều chỉnh bản thân và gia đình của mình vào với tình huống thực tế và thích nghi với điều kiện sống của họ để được sự hài hòa tốt đẹp nhất có thể cho mong đợi của từng cá nhân hoăc cả gia đình họ. (1393,8) 126:5.11 Cũng có lúc Chúa Giêsu chỉ còn hy vọng mong manh rằng Ngài có thể có thể để thu thập đầy đủ mọi cách để lấy lại khoảng tiền thù lao đáng kể mà cha mình đã làm việc xây cất cung điện của vua Hêrôđê, đem đi một trang trại nhỏ . Ngài đã thực sự suy nghĩ chín chắn với kế hoạch đưa gia đình về quê. Nhưng khi vua Hê-rô-đê từ chối và không chiu trà cho một ngân khoản nào của ông Giuse, họ đã phải từ bỏ ý định về quê xây nhà. Tuy vậy, măc dầu bị gò bó nhưng họ vẫn hưởng đươc đời sống nông trại và bấy giờ họ đã có được ba con bò, bốn con cừu, một đàn gà, một con lừa và một con chó và đàn chim bồ câu. Ngay cả những đứa nhỏ nhất đều có nhiệm vụ hằng ngày để tham gia thực hiện theo quy trình quản lý đặc trưng của cuộc sống trong gia đình người Nazareth này. (1394,1) 126:5.12 Vào giai đoạn cuối của tuổi mười lăm, Chúa Giêsu đã trải qua các mâu thuẫn của thời kỳ khó khăn trong cuộc sống của mỗi con người, thời gian chuyển tiếp giữa những năm thoải mái của thời thơ ấu và ý thức tiếp cận để thành người đàn ông chín chắn lãnh thêm trách nhiệm trọng trách là cơ hội cho việc tiếp thu các kinh nghiệm tiên bộ trong sự phát triển của một vĩ nhân. Giai đoạn tăng trưởng của trí não và thân xác đã kết thúc, và bây giờ là bắt đầu vào sự nghiệp thực sự của người đàn ông trẻ Nazareth này.
Posted on: Wed, 21 Aug 2013 16:19:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015