GIẢI TRỪ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI TÂM LÝ TRONG THI ĐẤU - TopicsExpress



          

GIẢI TRỪ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI TÂM LÝ TRONG THI ĐẤU THỂ THAO Th s. Ngô Anh Tú - Sưu tầm và biên soạn I. PHÂN TÍCH TÂM LÝ QUÁ TRÌNH THI ĐẤU Thi đấu thể thao là một quá trình đa dạng, phức tạp và rất căng thẳng, trong đó thường xẩy ra nhiều chướng ngại tâm lý ảnh hưởng tới thành tích thi đấu, tuy vậy mức độ, hình thức, thời điểm xuất hiện chướng ngại tâm lý lại phụ thuộc nhiều vào đặc điểm môn thể thao, hình thức thi đấu, những nét riêng về cá tính, ý thức, tri thức, kỹ chiến thuật, thể lực… của từng VĐV. Muốn tìm ra, phân tích rõ nguyên nhân sản sinh thì cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể. 1. Đặc điểm thi đấu thể thao và chướng ngại tâm lý. Nội dung, hình thức thi đấu và đặc điểm thi đấu các môn thể thao rất khác nhau song cũng có một số đặc điểm chung: Tính đối kháng. Một trong những mục đích của thi đấu là nhằm đạt thành tích cao, chiến thắng đối phương. Do đó trong thi đấu, các vận động viên (VĐV), đội thể thao phải luôn luôn gắng sức để thể hiện trình độ của mình cao hơn đối phương. Ý nghĩa của trận đấu cùng trình độ của các VĐV xấp xỉ nhau làm cho trận đấu thêm gay go, thách thức về tâm lý. Tâm lý VĐV kém thường do thiếu kinh nghiệm, ít được rèn luyện về tâm lý. Nên VĐV thường căng thẳng, kém tập trung chú ý…sẽ ảnh hưởng nhiều đến thành tích thi đấu. Khoa học chứng minh ngày nay tâm lý là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu. Tính đa biến. Thi đấu thể thao diễn biến lên xuống, khôn lường, từ sự la hét cổ vũ của cổ động viên, người xem, tỷ số lúc cân bằng, lúc dẫn điểm, lúc lại tụt xuống cùng các tác nhân khác tạo nên áp lực tâm lý cho VĐV. Nếu tâm lý của VĐV không vững vàng đối phó kịp thời sẽ dẫn đến hoang mang, lo sợ và kéo theo sự giảm sút về thể lực, giảm độ chính xác của kỹ thuật và chiến thuật dẫn tới thất bại. Thực tế đã chứng minh về điều này, qua trải nghiệm của các VĐV trong các giải thi đấu trong nước và quốc tế. Tính lâu dài. Dù thời gian của các môn thể thao khác nhau nhưng đều khá dài. Trong đó có những trận phải kéo dài nhiều tiếng đồng hồ như chạy maratông, đua xe đạp, thi đấu bóng đá .v.v. Trong những trận đấu căng thẳng như vậy VĐV phải tiêu hao rất nhiều thể lực và tâm lý. Nếu thiếu quá trình huấn luyện bài bản và khoa học thì tiềm năng vững vàng, đặc biệt là sức bền chung và chuyên môn sẽ làm xuất hiện chướng ngại tâm lý, từ đó làm cho VĐV không thể kiên trì, chủ động thi đấu đến cùng. Tính căng thẳng. Trình độ thể thao của các đội, VĐV các nước, khu vực ngày càng có sự ngang bằng nhau. Các trận đấu ở Olympic Bắc Kinh 2008 vừa qua cho thấy rõ điều này. Mặt khác ngày nay do tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, sự động viên cổ vũ của người xem, của lãnh đạo cùng với những quan hệ về quyền lợi vật chất, tinh thần rất lớn càng tạo nên những căng thẳng về tâm lý cho VĐV. Một trong những trường hợp tiêu biểu nhất đó là tình huống thi đấu luân lưu 11 mét trong bóng đá ở những trận căng thẳng, quyết định thứ hạng của các đội, hay trong bắn súng, trong ném phạt bóng rổ, trong thể dục dụng cụ, trong nhẩy cầu.v.v. Tóm lại: đặc điểm thi đấu của từng môn thể thao cùng tình huống trận đấu, luôn liên quan chặt chẽ đến những áp lực tâm lý cụ thể đến VĐV. Do đó, HLV và các VĐV phải nhận rõ tính chất và đặc điểm cụ thể ấy để rèn luyện trong quá trình tập luyện của mình, tạo cơ hội thử thách cho VĐV thì mới hy vọng giảm bớt áp lực, giảm bớt dao động tâm lý cho VĐV. 2. Loại hình thi đấu và chướng ngại tâm lý Các môn đối kháng trực tiếp, mang tính cá nhân như: Các môn võ vật có sự va chạm thân thể trực tiếp hoặc qua dụng cụ (như côn, kiếm.v.v.). Hoạt động trong thi đấu ở các môn này VĐV thực hiện kỹ chiến thuật không theo chu kỳ mà luôn biến đổi giữa công và thủ rất nhanh. Do đó VĐV phải linh hoạt, tập trung cao độ để xử lý tình huống một cách kịp thời, chỉ cần mất tập trung chú ý, hấp tấp, lơ đãng, thiếu tự tin, thiếu ý chí một phút giây cũng có thể tạo điều kiện để đối phương tấn công dứt điểm, chuyển bại thành thắng. Đối kháng cá nhân gián tiếp như: Thể dụng dụng cụ, bơi lặn, điền kinh .v.v. Các VĐV phải khắc phục thể trọng bản thân, trọng lượng của dụng cụ, hoặc lực cản của môi trường…trong quá trình thi đấu. Ở các môn bắn súng, bắn cung, cờ vua… dụng cụ là khẩu súng, cây cung, tấm bia. Ở tennit, bóng bàn, cầu lông… lại liên quan đến cây vợt, quả bóng, quả cầu, quân cờ… các môn thể thao này đòi hỏi VĐV phải có năng lực tri giác chuyên môn với dụng cụ và khả năng tổng hợp trình độ chuyên môn kỹ chiến thuật, thể lực và tâm lý của bản thân và cả đối phương thật tốt nếu không sẽ dễ bị mất khả năng kiểm soát độ chuẩn xác với dụng cụ, dễ bị căng thẳng quá mức, thiếu tự tin và không tập trung được chú ý và không phát huy được ý chí nghị lực, cũng như tiềm năng vốn có của VĐV. Ngoài ra từng môn cũng có đặc điểm riêng (ở điền kinh có những chướng ngại tâm lý như luống cuống rơi tín gậy trong chạy tiếp sức, hay ở bắn súng VĐV bị hồi hộp quá mức nên bị run tay…). Đối kháng trực tiếp mang tính tập thể như: Các môn bóng: bóng đá, bóng ném, bóng rổ… đây là nhóm môn có tính phức tạp cao. Các kỹ chiến thuật rất phong phú, đa dạng và luôn biến hóa phức tạp, kể cả sự va chạm cho phép, không cho phép. Do đó nó đòi hỏi các cầu thủ phải có năng lực điều khiển bản thân, biết kiềm chế, biết phối hợp với đồng đội và ứng biến nhanh. Ở các môn thể thao này ảnh hưởng tâm lý thường là tâm trạng biến động, thất thường, khi lo lắng sụt sùi, khi hăng hái bốc đồng, nên ảnh hưởng đến tính chính xác và độ nhậy cảm của tư duy. Đối kháng gián tiếp mang tính tập thể như: Cầu lông, tennis, bóng chuyền… trong thi đấu các môn này các cầu thủ không có va chạm thân thể trực tiếp nhưng sự đua tranh cũng rất quyết liệt với các kỹ thuật điêu luyện, chính xác và tính đa dạng của chiến thuật. Những chướng ngại tâm lý thường thấy ở các VĐV là tâm lý dao động, phán đoán, dự báo sai, tư duy sai hay không kịp thời, không đúng lúc, khả năng trí nhớ, tưởng tượng, ý chí kém…Những chướng ngại tâm lý nói trên có thể lây lan, trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của cả đội. Ở đây chúng ta chưa nói tới ảnh hưởng tác động tiêu cực từ xã hội làm ảnh hưởng tới động cơ, ý thức của VĐV. Chúng đan xen với nhau tạo nên rất phức tạp. 3. Điều kiện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và chướng ngại tâm lý trong thi đấu. Nếu những điều kiện trên thuận lợi tốt sẽ nâng cao được tính tích cực tâm lý trong thi đấu. Vận động viên nào tập luyện chuẩn bị kém về thể lực, hồi phục chậm, kỹ thuật chưa được hoàn thiện, hay kỹ thuật ít và các miếng chiến thuật đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu thi đấu, kể cả những kiến thức hiểu biết về điều kiện sử dụng kỹ chiến thuật có hiệu quả, không được mở rộng sẽ tạo nên chướng ngại tâm lý lơn cho VĐV. Bởi vậy, VĐV nào bước vào thi đấu có được trạng thái sung sức thể thao tốt (trạng thái chuẩn bị tốt về thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý phù hợp với nhiệm vụ, tính chất quy mô của trận đấu) thì VĐV đó ít xuất hiện chướng ngại tâm lý hơn. Các VĐV đó thường cảm thấy phấn khởi, sung sức, bình tĩnh, tự tin và luôn có khát vọng thi đấu, khát vọng dành chiến thắng, lúc thi đấu họ luôn luôn ngoan cường, xả thân vì mục đích. Do đó họ dễ đạt được thành tích xuất sắc trong môn thể thao chuyên sâu, thậm chí còn phá kỷ lục của bản thân và của giải. Tuy nhiên trong thi đấu thể thao chúng ta cũng bắt gặp những VĐV trước thi đấu thể lực, kỹ thuật và chiến thuật, tâm lý chuẩn bị không được tốt lắm, có khi họ còn rơi vào trạng thái sốt hoặc bị chấn thương, nên ảnh hưởng đến quá trình tập luyện, nhưng họ lại phát huy tốt hoặc xuất sắc trong thi đấu. Trường hợp như vậy đều có thể tìm thấy trong các môn thể thao và ở các giải trong nước cũng như quốc tế. Một trong những nguyên nhân những VĐV đó không bị áp lực tâm lý căng thẳng, họ có niềm tin, có ý chí khắc phục những yếu tố bất lợi bằng những thủ thuật hợp lý, cùng kinh nghiệm và bản lĩnh của họ. Ngược lại, cũng có VĐV trình độ khá, bình thường trong tập luyện rất tốt nhưng vào thi đấu căng thẳng họ lại không phát huy được tiềm năng vốn có của mình vì trạng thái sung sức thể thao rơi không đúng vào thời điểm quan trọng. Như vậy trong quá trình thi đấu 3 mặt thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý có liên quan mật thiết sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau. Trong đó thể lực là cơ sở, kỹ chiến thuật là điều kiện, phương tiện để dành thắng lợi, còn tâm lý là yếu tố quan trong bảo đảm thành công. Bởi tâm lý vững vàng sẽ giúp cho thể lực và kỹ chiến thuật dễ phát huy. VĐV không biết không biết tự điều chỉnh trạng thái tâm lý của bản thân cho hợp lý thì hưng phấn quá mức hoặc chủ quan, nóng vội làm tâm lý mất khả năng thăng bằng, lại có thể gây nên sai lầm trong điều khiển kỹ chiến thuật, hành vi của VĐV. Tóm lại: Vai trò của điều chỉnh trạng thái tâm lý trong thi đấu rất quan trọng. Không chuẩn bị tốt sẽ xuất hiện những chướng ngại tâm lý lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích thi đấu của VĐV. 4. Những nhân tố khác trong thi đấu và chướng ngại tâm lý. 4.1. Nhân tố bên ngoài. Điều kiện thi đấu: Điều kiện sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ, địa điểm, thời tiết khí hậu, âm thanh ánh sáng, trọng tài khán giả, bạn bè, người thân, kể cả tác động của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình…những nhân tố này đều có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi đấu của VĐV. Thậm chí còn chi phối tiêu cực hoặc tích cực rõ rệt đối với kết quả thi đấu. Chúng ta nhận thấy rất rõ sự ảnh hưởng đến tinh thần, kết quả thi đấu khi các VĐV thi đấu trên sân nhà hay sân đối phương, dù ở trong nước hay ngoài nước, nếu VĐV không chú trọng rèn luyện để thích ứng với những yếu tố trên thì chính những yếu tố này sẽ can thiệp vào kết quả thi đấu. Trên thực tế chúng ta đã thấy có nhiều VĐV luôn tỉnh táo, bình tĩnh đối phó với nhữ bất lợi này đó là những VĐV có kinh nghiệm thi đấu và lớn tuổi. Còn không ít VĐV trẻ tuổi, ít được thi đấu ở nhiều nơi, nhiều giải với các điều kiện khác nhau thì họ thiếu kinh nghiệm xử lý trước tác động bất lợi của các yếu tố này, họ thường bị rơi vào chướng ngại tâm lý mà phổ biến nhất là lo âu, luống cuống, căng thẳng quá mức, thậm chí có khi đờ đẫn, sợ thi đấu. Sự kiện xuất hiện bất ngờ: Những bất ngờ thường có trong quá trình thi đấu gay go, đó là các biểu hiện thô bạo, kém văn hóa về động tác, về hành vi và cả ngôn ngữ, hay sự phán xét của trọng tài (kể cả đúng hay sai), tình trạng chấn thương của VĐV, sự mất trật tự kể cả xung đột của cổ động viên, người xem. Diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu, của sân bãi, dụng cụ.v.v. Tất cả chúng có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý thi đấu của VĐV. Như ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi đấu của các VĐV bóng bàn, bắn súng, đến các VĐV thi đấu ở các môn đòi hỏi độ chuẩn xác cao. 4.2. Nhân tố bên trong. Tính cách vận động viên: Hướng nội hay hướng ngoại, tự ti hay chủ quan, kiêu ngạo hay kiêm tốn, cẩn trọng hay cẩu thả, bình tĩnh hay vội vàng, hứng phấn hay ức chế .v.v. Với tính cách và khí chất khác nhau, mỗi VĐV trong mỗi trận đấu cụ thể có thể có những chướng ngại tâm lý khác nhau. Chúng có thể khác nhau về hình thức, đặc điểm và mức độ biểu hiện. Có VĐV trước thi đấu lại thích ngồi thảnh thơi, yên lặng, nhưng có VĐV lại muốn chuyện trò vui vẻ…Tâm tính và ý chí của VĐV ai tốt sẽ ít có chướng ngại tâm lý. Nói cách khác ai biết chủ động khống chế, giải tỏa những trắc trở đó sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi đấu và ngược lại thì kết quả thi đấu sẽ bị ảnh hưởng. Nhận thức của vận động viên: Trước hết và trực tiếp là trình độ nhận thức của các VĐV về cuộc thi đấu như tính chất, quy mô, tầm quan trọng, ý nghĩa của sự tham gia giải và của từng trận đấu, hay trình độ, thành phần tham gia của các đội, các đối thủ của họ. Muốn cho VĐV không bị chướng ngại tâm lý về mặt này, trước mỗi giải, mỗi trận đấu, HLV cần giải thích rõ để các VĐV nhận thức đúng để có sự chuẩn bị đáp ứng được tốt. Nếu VĐV không nhận được những thông tin chính xác về tình hình giải, tình hình trận đấu sắp tới thì họ có thể nhầm tưởng, đánh giá sai về bản thân mình cũng như đối phương. Như vậy trong khi thi đấu họ gặp phải đối thủ mạnh hơn họ, họ sẽ bị bối rối, lo ngại, nóng vội, thậm chí mất phương hướng tự chủ và tiêu cực có thể xuất hiện, nhiều sai lầm thường xuất hiện chính trong các hoàn cảnh này. Thậm chí có HLV, VĐV cả tin vào các thông tin giả, không đánh giá đúng trình độ thể thao của đối phương đả chủ quan hoặc tự ty không đúng. Dẫn đến trận đấu đáng thắng lại để thua, kể cả đối phương yếu hơn mình ở giây phút cuối cùng. Trình độ thể thao và kinh nghiệm của vận động viên: Chỉ có qua tập luyện, thi đấu lâu dài, có hệ thống và bảo đảm khoa học trong tập luyện, trong huấn luyện thì trình độ và kinh nghiệm của VĐV mới được tích lũy, trong đó có cả sự thích ứng cao về trạng thái tâm lý. Nó thường thể hiện trong ứng phó tinh nhạy, hợp lý với các tình huống. VĐV nào kém về mặt này thường căng thẳng, lúng túng rõ rệt, sẽ xuất hiện nhiều chướng ngại tâm lý. Ngoài ra còn có thể do những yếu tố bên trong (như tâm lý mê tín, cầu may, tại số…) làm cho VĐV khi gặp khó khăn lại thêm nhiều trở ngại về tâm lý. Tài liệu tham khảo: 1. Chủ biên: PHẠM NGỌC VIỄN, phó tiến sĩ khoa tâm lý. Lê Văn Xem, phó tiến sĩ khoa học giáo dục; Mai Văn Muôn, nguyên giảng viên trường Đại học thể dục thể thao TWI và TWII; Nguyễn Thanh Nữ giảng viên bộ môn tâm lý trường Đại học TDTT TWI. Tâm lý học thể dục thể thao, NxbTDTT Hà Nội1991 2. A. DERKATS. A. LXAEP: Nghệ thuật sư phạm của người tổ chức thể thao thiếu niên. Nxb Cầu vồng Matxcơva 1986. 3.Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao NGUYỄN TOÁN & PHẠM DANH TỐN (2003). ( Còn tiếp, xem bản tin số sau ) Đôi điều về Grand Slam Trung tâm TT -TL TDTT ( Sưu tầm theo 24h) Hàng ngày, trên các Website thể thao hay các phương tiện thông tin đại chúng, các bạn có thể được thấy thuật ngữ Grand Slam của môn quần vợt. Vậy Grand Slam là gì? 24h xin được lý giải thuật ngữ này, nhằm góp phần nâng cao sự thông tuệ của các bạn về tennis, một môn thể thao đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Martina Navratilova, VĐV tennis ngự trị vị trí số một thế giới 331 tuần cùng 18 danh hiệu Grand Slam Grand Slam được định nghĩa là giải thưởng của một tay vợt đoạt đuợc chức vô địch 4 giải chính của một mùa tennis trong năm, đó là giải Australia mở rộng, giải Pháp mở rộng, giải Wimbledon và giải Mỹ mở rộng. Các giải này cũng được gọi là giải Grand Slam. Thời gian diễn ra các giải Grand Slam trải đều trong năm. Giải Australia mở rộng diễn ra vào nửa cuối tháng 1. Giải Pháp mở rộng, hay còn gọi là giải Roland - Garros (được đặt tên theo phi công người Pháp Roland Garros, người được coi là người đầu tiên lái máy bay chiến đấu tại Thế chiến thứ nhất) diễn ra vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Giải Wimbledon được tổ chức tại thành phố cùng tên nước Anh được bắt đầu 6 tuần trước ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 8. Giải Grand Slam cuối cùng trong năm là giải Mỹ mở rộng, diễn ra vào 2 tuần của tháng 8 và tháng 9. Xen giữa các giải Grand Slam là các giải đấu nhỏ, được coi là các giải đấu chuẩn bị cho các giải Grand Slam. Grand Slam là 4 giải thưởng chính của một mùa tennis trong năm bởi lẽ đó là 4 giải đấu có mức tiền thưởng cao nhất, mang nhiều điểm xếp hạng nhất và cũng là những giải đấu được biết đến nhiều nhất. Hiện nay, Grand Slam cũng được dùng trong các môn thể thao khác với ý nghĩa tương tự, ví dụ như trong môn Golf. Thuật ngữ Grand Slam được biết đến lần đầu tiên khi nhà báo Mỹ John Kieran dùng nó để miêu tả sự xuất sắc của Jack Crawford khi giành chiến thắng ở 4 giải đấu lớn trong năm. Tuy nhiên, Crawford không phải là người đầu tiên thực sự đoạt Grand Slam do ông không thể đoạt được giải Mỹ mở rộng. Người đầu tiên có được vinh quang này là Don Budge năm 1938. Kể từ đó, môn tennis xuất hiện thuật ngữ Grand Slam thật sự. Và hiện nay, trong nội dung đánh đơn, mới chỉ có 6 người từng dành được Grand Slam thật sự trong 7 lần, đó là Don Budge (1938), Maureen Connolly (1953), Rod Laver (1962 và 1969), Margaret Smith Court (1970) và Stefi Graf năm 1988. Ngoài Grand Slam thực sự, tennis thế giới còn tự tạo ra các danh hiệu Grand Slam khác như Grand Slam liên tiếp, Grand Slam sự nghiệp, Slam vàng và Slam vàng sự nghiệp. Tuy nhiên, vinh quang cao nhất liên quan đến Grand Slam là trong một năm dành được tất cả các danh hiệu Grand Slam, tức là vô địch đánh đơn, đôi, đôi nam nữ ở cả 4 giải. Đây là thành tích chưa có ai vươn tới được, cho dù đã có 3 tay vợt nữ huyền thoại đã sưu tầm đủ các danh hiệu này trong toàn bộ sự nghiệp của mình, đó là Doris Hart, Margaret Smith Court và Martina Navratilova. Margaret S
Posted on: Sat, 28 Sep 2013 10:50:11 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015