Giác quan Chương III Có thể bạn chưa biết về danh - TopicsExpress



          

Giác quan Chương III Có thể bạn chưa biết về danh ngôn? ( Do số lượng các câu danh ngôn tương đối lớn cho nên trong chương III tôi chỉ phân tích một số câu đặc biệt trong cuốn sách “ Danh ngôn tình bạn, tình yêu” nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2004, “ Danh nhân thế giới” nhà xuất bản văn học nghệ thuật do Nguyễn Trang Hương biên soạn ). 3.1 Tình yêu là thi liệu của các giác quan ( BanDac ). Nếu như vậy thì tình yêu là sự hòa hợp của các giác quan gồm: - Thính giác – Tai - Vị giác – Lưỡi - Khứu giác – Mũi - Thị giác – Mắt - Cảm giác – Toàn bộ phần da 3.1.1 Những vết thương do tình yêu gây ra, dù không làm cho ta chết nhưng không bao giờ chữa khỏi được ( Baivon). Nếu người con gái bị người yêu phản bội thì cô ta sẽ chẳng giám yêu một ai. Nếu người con trai bị người yêu phản bội thì anh ta sẽ không bao giờ chung thủy. 3.1.2 Tình yêu là dấu hiệu chân chính của bản chất con người ( Gơn Run). Vậy trong quan hệ giữa con người với con người muốn thật hạnh phúc con người phải trải qua quy luật: ---> Tình người ----> Tình bạn -----> Tình yêu ----> Tình thân -------> 3.1.3 Chẳng có tình yêu nào chân thật bằng tình yêu tuyệt vọng và âm thầm ( O.W. Holems ). Tình yêu đơn phương có thật hay không có thật? Không có tình yêu đơn phương, đó chỉ là cá nhân con người quan niệm như thế thì tình yêu sẽ như thế. Theo cá nhân tôi thì không có tình yêu đơn phương mà chỉ có tình yêu. Nhưng tại sao lại có tình yêu tuyệt vọng và âm thầm, vì sao lại chia tay khi người ta không thể quan về với nhau được nữa. Vậy thước đo của tình yêu sẽ là gì? Điều này giống như trong toán học: 1 -----> ∞ ( vô cùng ). Bởi vì con người cũng là một vật sống, không thể vượt ra khỏi những định luật cơ bản trong toán học, vật lý, hóa học, triết học… ( xem thêm Harry Potter và Bảo bối tử thần của nhà văn Anh, J.K.Rowling ). 3.1.4 Chẳng có thần ái tình nào trốn kín được đôi mắt của kẻ đang yêu ( Crow). Nếu như vậy thì đôi mắt là giác quan chính của tình yêu. ( Xem thêm các câu danh ngôn tình yêu của đại văn hào nước Anh, Uyliam Sêcxpia). 3.1.5 Lòng ghen tuông luôn sinh ra cùng với tình yêu nhưng không phải lúc nào cũng chết theo tình yêu ( La Rochefoucauld ). Nếu như một đôi đang yêu nhau thì có người thứ ba xen vào, tình yêu này nếu không đủ mạnh thì tan vỡ. Ví dụ: Ba nhân vật Anđrây Bôncônxki và Natasa với Anatôn trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của nhà vĩ đại nước Nga và thế giới Lep Tônxtôi. 3.1.6 Ái tình là một bí tích mà người muốn nhận lãnh phải quỳ gối xuống ( Oscar Wilde ). Đây là một đam mê để thể hiện sự mạnh mẽ của đôi lứa trong tình yêu. Xem tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”(Gone With the Wind) (1939) của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell. 3.1.7 Tình yêu gồm bốn thứ thổn thức, thở dài, dối trá và tự vẫn ( Ngạn ngữ Đức ) ---> Tình người ----> Tình bạn -----> Tình yêu ----> Tình thân -------> Xem mối quan hệ trong một gia đình tốt bụng và hòa thuận. 3.1.8 Tất cả tôn giáo, nghệ thuật và khoa học đều là những cành mọc ra từ một thân cây. Tất cả những khát vọng ấy đều hướng tới cái đích là làm cho cuộc sống con người cao quý hơn. ( ALBERT EINSTEIN, 1879 – 1955). Có một lần tôi từng hỏi chính bản thân rằng: - Tại sao con người lại yêu nhau? ( tôn giáo ). - Do lực hấp dẫn của giới tính – tự tôi suy nghĩ. - Tại sao thân và cành cây đều có hình vòng tròn? ( nghệ thuật ). - Để thích nghi và tồn tại – tự tôi giải đáp. - Tại sao cành lại mọc ra từ một thân cây? ( khoa học ). - Để sinh tồn và bảo vệ lồi giống – tự tôi kiểm nghiệm. Hãy tự đặt câu hỏi và tự trả lời, sau đó cảm nhận bằng những giác quan của tự nhiên, như vậy bạn sẽ hiểu cuộc sống này cao quý hơn. *** 3.1.9 Không có chuyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo nên ( ANDERSEN, 1805 – 1875). Theo kinh nghiệm suy nghĩ và lối viết lách thì tôi không bao giờ viết về người khác trước khi tôi viết hết về bản thân mình. Tương tự như viết về quê hương của tôi trước, sau đó tôi mới viết về những miền đất khác. Chỉ có viết liên tục về cuộc sống, về tổ quốc của bản thân mới đem lại tài năng. Sau đó bạn mới biết cách viết về những điều xung quanh bạn. 3.1.10 Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ nâng bổng cả trái đất lên ( ARCHIMEDES, 287 – 212 tr.CN). Trong không gian hai chiều cụ thể là trên bề mặt tất cả các vật ( lực hấp dẫn) đều có thể nâng một vật nào đó bằng tác dụng của lực và phản lực. Trong không gian vũ trụ sẽ không có một điểm tựa nào cả, vì thế sẽ không có ai có thể năng cả trái đất lên được, vũ trụ là khoảng không liên tục. Giả sử có một điểm tựa trong khoang gian vũ trụ đi chăng nữa cũng sẽ không chiếc đòn bẩy nào, ròng rọc nào đủ lực để nâng cả trái đất lên. Bởi vì rời khỏi bề mặt trái đất, hoặc các hành tinh khác trong hệ mặt trời một cự ly nhất định sẽ không có trọng lượng, hay nói cách khác là không có lực và phản lực. 3.1.11 Con người chỉ là một cây sậy, một vật rất yếu đuối của tự nhiên nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ ( BLAISE PASCAL, 1623 – 1662). Tri thức của con người bắt đầu phát triển là do họ đã phát minh ra tiếng nói và chữ viết. Nếu mất hai thứ này thì con người cũng giống hệt như con vật. Nếu không có sự vận động từ nơi này đến nơi khác thì con vật cũng giống như thực vật. Sự tiến hóa của muôn loài đều dựa vào sự vận động. Sự khác biệt giữa một người thông minh và một người ngu dốt là ở điểm, người thông minh biết suy nghĩ và tưởng tượng công trình của anh ta trước khi thi hành trên thực tế. 3.1.12 Cây bút là cái lưỡi của trí não ( CERVANTES, 1547 – 1616). Thường thường nếu con người lao động nhiều bằng trí não ( vận động chất xám ) thì thân thể ít vận động. Ngược lại nếu con người lao động nhiều bằng chân tay thì trí não ít vận động. Ý chí của con người là cây bút, được thể hiện ở điểm; không nghĩ tới bản thân một người cụ thể mà nghĩ tới rất rất nhiều người, nghĩ tới các sự vật mà không nghĩ tới các nhân vật. 3.1.13 Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học ( CHARLES DARWIN, 1809 – 1882). Kiến thức mà con người tạo ra được dựa trên hai nguyên lý cơ bản; Thứ nhất; liên tục vận động cập nhật và ghi chép kinh nghiệm. Thứ hai; liên tục suy nghĩ và tưởng tượng trước khi thi hành trên thực tế. Ví dụ: Mưa dầm thấm lâu = tích tiểu thành đại. 3.1.14 Đừng bao giờ để việc có thể làm hôm nay đến ngày mai. Sự trì hoãn là kẻ thù của thời gian ( CHARLES DICKENS, 1812 – 1870). Robot hiện đại + điện thoại liên lạc + máy tính cá nhân + phương tiện giao thông = khoa học và công nghệ. Đều là các thiết bị hỗ trợ con người bẻ cong không gian để tiếp kiệm thời gian. Bất kì một người, một dân tộc, một xã hội, một quốc gia nào có thể sử dụng tất cả những thứ này đều biết cách tiếp kiệm thời gian để mở rộng không gian. 3.1.15 Một số chân lý đã quá rõ ràng đến nỗi chẳng việc gì phải bàn tới nữa. Là một người mác xít cũng tự nhiên như việc bạn phải theo học thuyết của Newton nếu là một nhà vật lý, hay theo quan điểm của Pasteur nếu là một nhà sinh học ( CHE GUEVARA, 1928 – 1967). Sau đây tôi chỉ sao chép danh ngôn của ông, để cho người đọc dễ hiểu. Một số chân lý đã quá rõ ràng đến nỗi chẳng việc gì phải bàn tới nữa. Là một nhà thơ cũng tự nhiên như việc bạn phải đọc thơ của Puskin nếu là một nhà văn, hay theo quan điểm của Banzac nếu là một nhà viết tiểu thuyết. Một số chân lý đã quá rõ ràng đến nỗi chẳng việc gì phải bàn tới nữa. Là một nhà từ thiện cũng tự nhiên như việc bạn phải theo học thuyết kim doanh của Billgate nếu là một nhà tỷ phú, hay theo quan điểm của Hồ Chí Minh nếu là một nhà cứu nước. Một số chân lý đã quá rõ ràng đến nỗi chẳng việc gì phải bàn tới nữa. Là một vị tướng cũng tự nhiên như việc bạn phải học theo học thuyết của Napoleon nếu là một vị hoàng đế, hay theo quản điểm của Machiavel nếu là một chính trị gia. Theo Kĩ Sư Đức
Posted on: Sat, 17 Aug 2013 14:48:53 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015