Giải thích về chứng khoán và thị trường chứng - TopicsExpress



          

Giải thích về chứng khoán và thị trường chứng khoán Chứng khoán không chỉ là một mảnh giấy (và đôi khi thậm chí không phải là giấy). Đặt trường hợp, một số công ty muốn huy động tiền, có thể để mở một văn phòng bán hàng ở bờ biển phía Tây, xây dựng một nhà máy, hoặc thuê một nhóm kỹ sư. Trong mỗi trường hợp, họ có hai lựa chọn: 1) Vay tiền, hoặc 2) huy động tiền từ các nhà đầu tư bằng cách bán cổ phần trong công ty. Khi bạn nắm trong tay một cổ phần, bạn đã có một phần sở hữu trong công ty, và bạn có quyền đòi hỏi một số tiền được chia (dù nó có thể rất ít) trên tất cả các tài sản và trên mỗi đồng thu nhập của công ty. Những cá nhân mua cổ phiếu hiếm khi đồng suy nghĩ với những người chủ doanh nghiệp, và họ thường ít có tiếng nói trong những hoạt động, hướng đi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu như vậy tạo ra giá trị cho cổ phiếu. Nếu cổ đông không đòi hỏi thu nhập từ cổ tức, giấy chứng nhận mua cổ phiếu (stock certificate) sẽ có giá trị chẳng khác nào mảnh giấy lộn. Khi thu nhập của công ty cải thiện, các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho cổ phiếu. Theo thời gian, cổ phiếu dần trở thành khoản đầu tư vững chắc. Và khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của các doanh nghiệp tăng, đồng nghĩa với giá cổ phiếu tăng. Từ năm 1926, phần lớn cổ phiếu trung bình cho một suất sinh lợi gần 10%/năm. Nếu bạn đang tiết kiệm cho việc hưu trí, đó là một việc khá tốt - tốt hơn nhiều so với mua trái phiếu tiết kiệm của Mỹ, hoặc cất giữ tiền mặt dưới nệm của bạn. Tất nhiên, “theo thời gian” là một khái niệm có tính chất tương đối. Bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng biết, một thị trường giá xuống (bear market) trong thời gian dài có thể “giết chết” một danh mục đầu tư (portfolio). Kể từ Thế chiến thứ II, Phố Wall đã phải chịu đựng nhiều lần thị trường đi xuống – được định nghĩa như một sự suy giảm liên tục của hơn 20% giá trị của Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average). Các thị trường giá lên (Bull markets) cuối cùng cũng xuất hiện sau một thời kỳ suy thoái, nhưng một lần nữa, khái niệm “cuối cùng” cũng chỉ mang tính tương đối. Như vậy, điều cần xem xét là đầu tư nếu muốn thành công thì đòi hỏi một nỗ lực dài hơi (long-term endeavor). Để “sống sót” qua được khoảng thời gian thị trường đi xuống, bạn phải có một phần đóng góp trong cuộc chơi khi thị trường chuyển biến tích cực. Dịch từ money.cnn/magazines/moneymag/money101/lesson5/index2.htm
Posted on: Sun, 21 Jul 2013 16:25:11 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015