Giới thiệu sách hay Powering Planet Earth: Energy - TopicsExpress



          

Giới thiệu sách hay Powering Planet Earth: Energy Solutions for the Future Cung cấp năng lượng cho trái đất: Giải pháp năng lượng cho tương lai This book originates from an Italian book published in 2008 (N. Armaroli, V. Balzani, Energia per l’Astronave Terra, Zanichelli Editore). It was an outstanding success in Italy, much appreciated by the public and by the scientific community, so much so that in 2009 it was awarded the top Italian prize for the dissemination of science (the Galileo Prize). Since the interest in energy issues had witnessed a resurgence, particularly after the Fukushima accident, a second edition of the book was published in 2011 with updated relevant data and discussion on the consequences of the decisions taken at the Italian and European levels. The success story of the book has led us to extend the energy issue to the scenarios of Canada, the United States and the United Kingdom. Some of the chapters of the original Italian version have been updated and all the data have been updated to mid - 2012. Cuốn sách này được xuất bản nguyên gốc bằng tiếng Ý vào năm 2008 và thành công một cách xuất sắc, thu hút được sự quan tâm và được đánh giá cao từ cả hai phía công chúng và cộng đồng các nhà khoa học, và sau đó được nhận giải thưởng Galileo của Ý cho sự phổ biến kiến thức khoa học. Bởi vì sự quan tâm đến vấn đề năng lượng đã trở nên cấp bách, đặc biệt là sau thảm họa điện hạt nhân Fukushima, cuốn sách này đã được tái bản năm 2011 với những dữ liệu và thảo luận cập nhật về những giải pháp năng lượng được thực thi tại Ý và Châu Âu. Sự thành công của cuốn sách sau đó đã dẫn đến những mở rộng phân tích về vấn đề năng lượng tại Canada, nước Mỹ và Vương quốc Anh. Trong lần tái bản này một vài chương trong nguyên bản tiếng Ý đã được chỉnh sửa và tất cả những dữ liệu trong sách đều được cập nhật đến giữa năm 2012. Introduction Earth provides enough to satisfy every man’s need, but not every man’s greed. Trái đất có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho tất cả mọi người, nhưng không thể đáp ứng lòng tham của con người. Mohandas K. Gandhi Nature provides a free lunch, but only if we control our appetites. Thiên nhiên cho chúng ta miễn phí bữa ăn trưa, nhưng chỉ với điều kiện chúng ta phải kiềm chế sự ngon miệng của mình. William Ruckelshaus If you have a pair of shoes that need a new heel or a new sole, what do you do? That depends on how much you paid for them doesn’t it? If you paid $599.99 when new, then it may be worth your while to have them fixed, but if you’re part of the middle class (like us) and paid only $79.99 you’ll likely throw them in the garbage as the cost of repairs may be too high relative to the original price. So you drive down to the mall and simply buy a new pair of your choice among the hundreds of different styles. Thank goodness you can still buy whichever pair you like and feel most comfortable wearing. Nếu bạn có một đôi giày cần thay gót mới hoặc một đế giày mới, bạn sẽ làm gì? Điều đó phụ thuộc vào việc bạn đã trả bao nhiêu lúc mua đôi giày đó, phải không? Nếu bạn đã mua nó với giá 599.99$, thì có thể là sẽ đáng công để bạn bỏ thời gian đi sửa nó, nhưng nếu bạn thuộc về tầng lớp trung lưu (như chúng tôi) và chỉ trả 79.99$ để mua thì có lẽ khả năng cao là bạn sẽ ném chúng vào thùng rác bởi vì cái giá để sửa nó có lẽ sẽ là quá lớn nếu so với giá khi mua mới. Vì vậy bạn có lẽ sẽ lái xe xuống trung tâm mua sắm và đơn giản là chọn mua một đôi mới giữa hàng trăm kiểu giày khác nhau. Cảm ơn Chúa bạn vẫn có khả năng mua bất kì đôi nào bạn thích và cảm thấy thoải mái khi mang nó. In one of his poems, Erri De Luca stated I consider it a value saving water, repairing a pair of shoes . . . Even if you wanted to repair your shoes you may find it difficult to find a cobbler today that would fix them. What’s wrong with throwing out an old pair of shoes? You might mutter. Isn’t our Society one of consumerism? Isn’t our civilization one of use - and - discard? The Italian philosopher Umberto Galimberti wrote consumerism is the first of the seven deadly sins of our age – a model that provides a false sense of welfare based on the destruction of resources and on the exploitation of people. Trong một bài thơ của mình, Erri De Luca đã viết: Tôi coi việc đó có giá trị như là tiết kiệm nước, khi chúng ta sửa chữa một đôi giày cũ… Thậm chí là nếu bạn muốn sửa chữa đôi giày của bạn, bạn có thể sẽ gặp khó khăn để tìm thấy một người thợ sửa giày vào thời đại này. Mà có gì sai với việc vất một đôi giày cũ đi cơ chứ? Bạn có thể lẩm bẩm. Chẳng phải xã hội của chúng ta là xã hội tiêu dùng sao? Không phải nền văn minh của chúng ta là sử dụng-và-loại bỏ sao? Một triết gia người Ý, Umberto Galimberti, đã viết: sự tiêu dùng là một trong bảy tội lỗi chết người trong thời đại của chúng ta – một mô hình cung cấp cảm giác sai lầm về sự giàu có dựa trên sự phá hủy tài nguyên và bóc lột sức lao động của con người. What if, instead of being blinded by the glint of consumerism, you try to understand how things really stand in the global reality? If you did, you might discover that the new pair of shoes is manufactured with materials obtained from fossil fuels (plastics, adhesives, paint), and that the energy consumed to produce that pair of shoes (electrical, mechanical, thermal, and luminous) was also produced from fossil fuels. You might even discover that the manufacturing of that pair of shoes produced various waste substances, to which you have now added your old shoes. And not least, you might be surprised to find out that the fine new pair of shoes you just bought was produced by workers – maybe child labor – poorly paid and poorly protected in some sweat shops in some country where environmental laws are lax or non - existent and where pollution is too often at unsustainable levels. Nếu như thay vì bị mù quáng bởi ánh sáng lấp lánh của thị trường tiêu dùng, bạn cố gắng để nhìn thấy điều thực sự xảy ra trong thực tế toàn cầu? Nếu bạn suy nghĩ đến đó, bạn có thể sẽ khám phá ra rằng một đôi giày mới được sản xuất với nguyên liệu thu được từ nhiên liệu hóa thạch (nhựa, chất kết dính, sơn), và rằng năng lượng cần tiêu thụ để sản xuất đôi giày đó (điện, cơ khí, nhiệt, và ánh sáng) cũng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Bạn có thể sẽ tìm ra rằng công nghệ sản xuất ra đôi giày đó đồng thời tạo ra rất nhiều chất thải công nghiệp khác nhau, mà bạn đã vừa đóng góp thêm vào đó đôi giày cũ của bạn. Và chưa hết, bạn có thể ngạc nhiên khi tìm hiểu được rằng đôi giày mới và tốt bạn vừa mua được sản xuất bởi công nhân - có thể là lao động trẻ em - được trả công thấp và môi trường làm việc tồi tàn trong một số cửa hàng ở một số quốc gia mà luật môi trường là lỏng lẻo hoặc thâm chí không tồn tại, nơi mà ô nhiễm môi trường đã quá thường xuyên ở mức không chấp nhận được. In buying the new shoes you probably thought you had not been influenced by incessant TV ads that professed that this or that pair would make your walks more comfortable, better for your back, and so forth. . . . Of course, the new pair of shoes came in a cardboard box filled with wrapping paper (produced from trees) that you brought home in a plastic bag also produced from fossil fuels. Once you’re back home, you’ll throw away the box, the paper and the plastic bag into the garbage bin, possibly paying no attention to sorting these wastes for possible recycling. Khi mua một đôi giày mới, bạn có thể nghĩ rằng bạn không bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo liên miên trên ti-vi với hàm ý rằng đôi giày này hay đôi kia sẽ làm bạn đi lại thoải mái hơn, tốt hơn cho lưng của bạn, rồi đại loại như vậy… Rồi nữa, đôi giày mới sẽ được đưa cho bạn trong một hộp cac-tông được chèn đầy với những tờ giấy gói (được sản xuất từ cây) mà sau đó bạn sẽ mang về nhà trong một túi nhựa cũng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Khi đã về đến nhà, bạn sẽ vất cái hộp đựng, những tờ giấy gói trong đó và túi nhựa vào thùng rác, có thể là không hề để ý đến chuyện phân loại những thứ rác đó để có thể tái chế. This discussion on the pair of shoes also applies every time you buy electronic products such as a computer, a mobile phone, a TV set, and even food at the supermarket. These products will create an even more serious problem of resource consumption and generation of wastes. For instance, some 500 Italian supermarkets throw away annually around 55 000 tons of food in the garbage, even though the expiry date had not been reached – food that could still be safely eaten. Our consumer model is based on a crazy vicious circle of production –consumption - production. Goods are produced to meet demand. At the same time, also produced are the needs to ensure a continual manufacturing of goods. These goods must be consumed quickly so they can be replaced. They mustn’t be too fragile, however, otherwise no one would buy them. It is sufficient that only one part be fragile. But spare parts either do not exist or they are sold at such a high price that makes it inconvenient to repair them. Tất cả những điều xảy ra với một đôi giày này có thể áp dụng tương tự cho mỗi lần bạn mua bất kì một sản phẩm điện tử nào, ví dụ như một cái máy tính, một điện thoại cầm tay, một dàn ti vi và thậm chí là đồ ăn mua ở siêu thị. Những sản phẩm này sẽ tạo ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều đối với tiêu thụ tài nguyên và phát sinh chất thải. Thí dụ cụ thể, 500 siêu thị ở Ý đã vứt bỏ hàng năm khoảng 55,000 tấn thực phẩm vào thùng rác, mặc dù chưa hết hạn sử dụng – tức là thực phẩm vẫn có thể ăn được. Mô hình tiêu dùng của chúng ta được dựa trên một vòng tròn luẩn quẩn điên cuồng của sản xuất-tiêu thụ-sản xuất. Hàng hóa được sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Hàng hóa đó cần phải được tiêu thụ nhanh chóng để chúng còn được thay thế. Tuy nhiên sản phẩm phải không được quá nhanh hỏng, nếu không thì không ai muốn mua cả. Bởi vậy nó phải đảm bảo được là chỉ một phần của sản phẩm là nhanh hỏng. Nhưng phần để thay thế thì hoặc là không tồn tại, hoặc là được bán với giá cao khiến cho việc sửa chữa trở nên không thuận tiện chút nào. Even if there were no need to replace a product, that need would then be instilled into the consumer, albeit very subtly, by means of unceasing media advertising to persuade you to discard used goods to make way for new ones. In this game, fashion often takes over where advertising fails to reach you – the consumer. This is yet another subtle strategy to overcome the consumer’s resistance to throwing things out. In fact, fashion makes it socially unacceptable to continue wearing a suit or a dress that is still perfectly usable. Thậm chí là khi không có nhu cầu cần thiết phải thay thế một sản phẩm, nhu cầu đó vẫn được đưa vào thấm nhuần trong tiêu dùng, mặc dù rất tinh tế, bằng những phương tiện quảng cáo truyền thông không ngừng thuyết phục bạn loại bỏ những đồ đạc đang dùng và thay thế nó bằng cái mới. Trong trò chơi này, thời trang thường sẽ vào cuộc khi mà quảng cáo không thuyết phục được bạn - người tiêu dùng. Đây là một chiến lược tinh vi khác để vượt qua sức đề kháng của người tiêu dùng trong việc ném đồ cũ đi. Trong thực tế, thời trang khiến cho xã hội không thể chấp nhận việc tiếp tục mặc một bộ đồ hoặc một bộ váy mà vẫn hoàn toàn còn có thể sử dụng tốt. Whenever resources are used to produce a product (for example, a car), or to operate a service (for example, heating a swimming pool), wastes are inevitably generated that often take up more space than the resources did. Depending on their state, wastes tend to accumulate as lumps on the surface of the Earth – later they will find their way to surface waters or even the aquifers, often a long way from the waste source. Gaseous wastes will wind up in the atmosphere. You are no doubt aware by now that waste treatments have become increasingly very complex problems. Bất cứ khi nào các nguồn tài nguyên được sử dụng để sản xuất một sản phẩm (ví dụ, một chiếc xe hơi), hoặc để vận hành một dịch vụ (ví dụ, sưởi ấm hồ bơi), chất thải được tạo ra thường chiếm không gian nhiều hơn là dạng nguyên thủy của tài nguyên. Tùy thuộc vào trạng thái của chúng, chất thải có xu hướng tích lũy như những cục u trên bề mặt của Trái đất - sau đó chúng sẽ dần dần thẩm thấu vào nước trên bề mặt Trái đất hoặc thậm chí các tầng nước ngầm sâu hơn, thường đi một chặng đường dài rất xa từ các nguồn thải. Chất thải dạng khí sẽ được khuếch tán trong bầu khí quyển. Bạn chắc chắn đã nhận ra không chút nghi ngờ gì về vấn đề xử lý chất thải bây giờ đã trở nên vô cùng phức tạp. By definition, at the end of any industrial process that produces goods and services, the natural environment becomes depleted of its original matter only to be replaced – an ugly word, but better than enriched – with quantities of solids, liquids, or gaseous wastes. Waste substances change the nature of the soil, the water and the atmosphere, often making these three ecosystems unsuitable to perform their vital functions. In the final analysis, you mustn’t forget that the economy is ultimately sustained by natural resources. Theo định nghĩa, vào cuối của bất kỳ qui trình công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ nào, môi trường tự nhiên sẽ trở nên cạn kiệt về tài nguyên và chỉ được thay thế - một từ rất xấu, nhưng vẫn tốt hơn là từ làm tăng lên- bởi lượng lớn các chất thải rắn, lỏng và khí. Các chất thải công nghiệp thay đổi bản chất của đất, nước và không khí, thường làm cho ba hệ sinh thái này không còn phù hợp để thực hiện các chức năng quan trọng của chúng nữa. Trong bước phân tích cuối cùng, bạn không nên quên rằng nền kinh tế cuối cùng được duy trì bởi tài nguyên thiên nhiên. It is unfortunate that every call to decrease consumption, starting with pleas for energy conservation, is in plain contrast with today’s dominant notion – supported by several economists and embraced by most politicians – according to whom it is necessary that a country’s Gross Domestic Product (GDP) increase by at least 2 – 3% annually. Don’t forget, however, that an increase in GDP also implies an increase in resource consumption and waste production. Thật không may là tất cả các lời kêu gọi để giảm tiêu dùng, bắt đầu với lời kêu gọi bảo tồn năng lượng, rõ ràng là trái ngược với khái niệm đang thống trị ngày nay - được hỗ trợ bởi nhiều nhà kinh tế và chấp nhận bởi hầu hết các chính trị gia - theo đó điều cần thiết là tổng sản phẩm trong nước của một quốc gia (GDP ) tăng ít nhất 2-3% mỗi năm. Tuy nhiên, đừng quên rằng, sự gia tăng trong GDP cũng ngụ ý sự gia tăng trong tiêu thụ tài nguyên và sản xuất chất thải. The Second Principle of Thermodynamics (we’ll have more to say on this later) tells us that it is impossible to create a perpetual motion machine. Likewise, it is impossible to continue with our voracity to consume resources as though they were infinitely available for the picking. They are definitely not! They are finite! This is a reality with which economists and politicians, and most importantly consumers, must come to terms. Nguyên tắc thứ hai của Nhiệt động lực học (chúng tôi sẽ có nhiều điều để nói về điều này sau) cho chúng ta biết rằng không thể tạo ra một máy móc vận hành vĩnh viễn. Tương tự như thế, không thể tiếp tục mãi với sự tham lam của chúng ta trong việc tiêu thụ tài nguyên như thể chúng là vô hạn cho chúng ta khai thác. Chắc chắn là không! Tài nguyên là hữu hạn! Đây là một thực tế mà các nhà kinh tế và chính trị, và quan trọng nhất là người tiêu dùng, phải chấp nhận. At this point you’re asking yourself: I just wanted to read a book on energy, so what’s with all this stuff – resources, conservation, consumerism, thermodynamics. Don’t worry, you’re not going to be left in the cold. In the rest of the book, we’ll tell you about energy – energy from chemical bonds to the law of Einstein, energy from coal to nuclear energy, energy from food (obesity) to solar energy. With this introduction we wanted you to be aware – at an early stage – that energy is a crucial resource that needs to be understood in the kind of world we live in. Đến đây chắc bạn đang tự hỏi: Tôi chỉ muốn đọc một cuốn sách về năng lượng, vậy thì tất cả những điều này là gì vậy - nguồn tài nguyên, bảo tồn, tiêu thụ, nhiệt động lực học. Đừng lo lắng, bạn sẽ không bị bỏ rơi với chủ đề bạn quan tâm. Trong phần còn lại của cuốn sách, chúng tôi sẽ cho bạn biết về năng lượng – từ năng lượng trong liên kết hóa học cho tới định luật của Einstein, từ năng lượng trong than đá cho tới năng lượng hạt nhân, từ năng lượng trong thức ăn (chất béo) đến năng lượng mặt trời. Với phần giới thiệu này, chúng tôi muốn bạn phải nhận thức được – ngay từ sớm – rằng năng lượng là một nguồn lực quan trọng cần phải được hiểu trong thế giới chúng ta đang sống. So far, the great accessibility to energy resources has made you experience a life immensely more convenient and enjoyable than your grandparents did. At the same time, you must realize that your lifestyle can further the degradation of the planet and seriously affect the quality of life, especially that of the next generations and most particularly that of your grandchildren and great - grandchildren. Cho đến nay, khả năng tiếp cận tuyệt vời đối với các nguồn năng lượng đã làm cho bạn trải nghiệm một cuộc sống vô cùng thuận tiện hơn và thú vị hơn ông bà của bạn. Nhưng đồng thời, bạn phải nhận ra rằng lối sống của bạn có thể dẫn đến sự suy thoái của hành tinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là của thế hệ sau của bạn và đặc biệt nhất là cuộc sống của các thế hệ cháu chắt tiếp theo. The greatest challenge and opportunity that mankind is faced with is to alleviate the main problem that plagues it. Mankind needs to develop new sustainable energy sources and related technologies. It needs to know the fundamental laws that concern energy. Everybody needs to be informed on current energy systems, and needs to have some ideas on the prospects of new technologies that can assist people become more aware, better informed, and more responsible. Thách thức và cơ hội lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt bây giờ là làm giảm bớt các vấn đề với nguy cơ gây tai họa. Nhân loại cần phải phát triển các nguồn năng lượng bền vững và công nghệ liên quan. Chúng ta cần phải biết các định luật cơ bản về năng lượng. Tất cả mọi người cần phải được thông tin về hệ thống năng lượng hiện tại, và cần phải có một số ý tưởng về triển vọng của công nghệ mới có thể giúp con người trở nên ý thức hơn, thông tin tốt hơn, và có trách nhiệm hơn. In short, after you’ve read this book, the next time your pair of shoes needs new heels or new soles you might decide to have them fixed – you may even try to fix them yourself. If you do either, then we’ve done our job! Nói ngắn gọn là, sau khi bạn đã đọc xong cuốn sách này, trong thời gian tới nếu đôi giày của bạn cần gót mới hoặc đế mới, bạn có thể sẽ quyết định đem nó đi sửa - thậm chí bạn có thể cố gắng tự mình sửa chữa chúng. Nếu bạn làm việc đó, thì chúng tôi đã hoàn thành công việc của mình! (Bạn nào hứng thú với cuốn sách này thì inbox mình gửi cho nhé :) )
Posted on: Wed, 30 Oct 2013 07:57:52 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015