Hỏa lực miệng TQ lộ ý đồ với COC trên Biển - TopicsExpress



          

Hỏa lực miệng TQ lộ ý đồ với COC trên Biển Đông – Trung Quốc đang thể hiện một đường lối hai mặt, một mặt thân thiện hợp tác COC, nhưng mặt khác, ỷ thế nước lớn đe dọa các nước yếu hơn. Trong cuộc họp báo tối 30/6 với Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul, người điều phối Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc trong khuôn khổ AMM-46 ở Brunei, ông Vương Nghị bất ngờ thông báo Trung Quốc đồng ý khởi động tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bên lề cuộc họp SOM ASEAN - Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng 9 tới. Với động thái này, các nước ASEAN và thế giới đánh giá đã đạt được một bước tiến mới trong nỗ lực ngoại giao giải quyết vấn đề tranh chấp đang làm mất ổn định khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc đồng ý tham vấn cho đến thời hạn tháng 9, những gì quốc gia này thể hiện không hề tỏ ra có thiện chí cho một cuộc đàm phán mang tính xây dựng. Một mặt, Trung Quốc thể hiện mình là một nước lớn và sẵn sàng giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng bằng biện pháp ngoại giao song phương, sòng phẳng với tất cả các quốc gia. Để hỗ trợ cho bộ mặt thân thiện này, truyền thông của Trung Quốc đã tham gia vào công cuộc tuyên truyền không hề mỏi mệt. Đồng thời cũng qua truyền thông, Trung Quốc tỏ ra mình là người bị bắt nạt. Với các vấn đề tranh chấp, Trung Quốc đưa ra bàn tay khi đề nghị các quốc gia cùng Trung Quốc hãy hợp tác khai thác nguồn tài nguyên, thay vì tranh chấp và lên án lẫn nhau. Nhưng đó chỉ là những gì Trung Quốc bày ra trước mắt thế giới, còn ý đồ lại bị chính những tướng tá, chuyên gia của Trung Quốc phơi bày. Tờ Kinh Hoa Thời Báo của Trung Quốc ngày 5/8/2013 cho biết, Thành ủy Bắc Kinh đã tổ chức tọa đàm về Biển Đông. Giáo sư Khương Hán Bân thuộc Đại học Quốc phòng và Viện trưởng Viện nghiên cứu xây dựng quân đội Âu Kiến Bình đã được mời tới phát biểu. Hai ông tướng này nói: “Chúng ta quyết tranh giành lấy Đảo Điếu Ngư và Biển Đông, quyết không nhân nhượng.” Khương Hán Bân nói: “Biển Đông có 53 đảo, bãi. Trung Quốc chỉ kiểm soát 9 đảo, Việt Nam kiểm soát tới 29 đảo với diện tích 1,17 triệu km2, Philippines 9 đảo, Malayxia 3 đảo, Indonexia 2 đảo, Brunei 1 đảo... Trên thế giới có hơn 40 đường hàng hải, trong đó tới hơn 20 đường đi qua Biển Đông, 60% dầu khí của Trung Quốc đi qua khu vực này. Vì vậy, chúng ta phải giành bằng được, không thể nhân nhượng”. Và ông ta nhấn mạnh: “Thế giới này chỉ có ưa rắn chứ không ưa mềm.” Những công trình trái phép của Trung Quốc trên Trường Sa đang thể hiện rõ ý đồ muốn phong tỏa Biển Đông và cắm chốt trên đường lưỡi bò phi pháp Những công trình trái phép của Trung Quốc trên Trường Sa của Việt Nam đang thể hiện rõ ý đồ muốn phong tỏa Biển Đông và cắm chốt trên đường lưỡi bò phi pháp Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị, cho biết Bắc Kinh và các nước thành viên ASEAN đã vài lần thảo luận về COC, nhưng quá trình này đã thất bại do can thiệp từ “những bên nhất định”. Đồng thời, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định không nên vội vàng "ký một thỏa thuận trên Biển Đông" và các bên liên quan "không nên có những kỳ vọng không thực tế". Qua lời của Ngoại trưởng Vương Nghị đây cũng chỉ là một biện pháp câu giờ để Trung Quốc chuẩn bị cho hàng loạt kế hoạch tiếp theo. Theo Kyodo News (Nhật Bản) đưa tin hôm 12/8, Trung Quốc đang gấp rút đẩy mạnh các hoạt động kiềm tỏa khu vực Quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Theo một tài liệu mật mà tờ báo này có được, Bắc Kinh đang chiếm đóng phi pháp 9 điểm trong tổng số 53 điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm và rặng san hô thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhưng tham vọng của Trung Quốc chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó, Kyodo khẳng định. Trước đó, chính Thời báo Hoàn Cầu đã không ngần ngại khoe khoang, Trung Quốc đã thiết lập cũng như mở rộng căn cứ quân sự tại khu vực Đá Vành Khăn, đồng thời tăng cường sự hiện diện tại Bãi Cỏ Mây và nhiều bãi cạn khác ở Quần đảo Trường Sa. Chen Qinghong, một nhà nghiên cứu về Philippines thuộc Viện nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc cho biết: “Những quốc gia này mong muốn ký kết COC bởi vì họ muốn thỏa thuận này sẽ hạn chế Bắc Kinh và củng cố vị thế của họ khi đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ” Bằng giọng điệu đó, học giả này cho rằng khu vực tranh chấp muốn ký kết COC chỉ vì mục đích nhằm “trói chân” quyền lợi chính đáng của Trung Quốc, chưa kể có sự xen vào của các thế lực đối địch với Trung Quốc. Những luận điệu này vô hình trung đã đẩy những nạn nhân bị Trung Quốc chèn ép, đàn áp trở thành kẻ quấy rối, phá bĩnh, gây sự và Trung Quốc đang thể hiện mình hoàn toàn bị những nước yếu hơn, nhỏ bé hơn bắt nạt.
Posted on: Tue, 13 Aug 2013 11:56:01 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015