J VISA AND REQUIREMENTS Như các bạn đã biết, J visa dành - TopicsExpress



          

J VISA AND REQUIREMENTS Như các bạn đã biết, J visa dành cho người tham gia các chương trình trao đổi đào tạo, nghiên cứu và làm việc ngắn hạn (gọi là Exchange Visitor). Thường có ba nhóm đối tượng chính có J visa là: 1. Sinh viên các chương trình đào tạo sau đại học (master, doctor) như VEF, Fulbright, 322/911 của Việt Nam. Thời gian trung bình cho chương trình master là 2 năm, chương trình doctor là 5 năm và có thể xin gia hạn thêm. 2. Nhà nghiên cứu, học giả, giáo sư (visiting scholar, scientist, researcher, professor) sang làm việc ngắn hạn ở một cơ sở bên Mỹ (thường là trường đại học hoặc viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm). Thời gian tối đa là 5 năm. 3. Thực tập sinh, bác sĩ nội trú, vận động viên thể thao... (trainee, medical resident/intern). Thời gian tùy thuộc vào chương trình thực tập. So với F visa dành cho sinh viên và H visa dành cho người đi làm, J visa có điểm lợi là spouse (vợ/chồng) của principal visa holder (người mang visa chính J-1) có thể xin giấy phép lao động và đi làm. Tuy nhiên, vì mục tiêu của các J program là đào tạo và làm việc ngắn hạn, J visa có rất nhiều hạn chế. 1. Bạn không thể chuyển từ J status sang một status khác ngay trong Mỹ mà bắt buộc phải rời Mỹ, apply lại visa và nhập cảnh lại. 2. Bạn không được làm các công việc dài hạn (ví dụ tenure-track/tenured academic jobs). 3. Sau khi kết thúc một chương trình đào tạo/làm việc ở Mỹ, muốn quay trở lại Mỹ với J visa thuộc nhóm Research Scholar/Professor bạn phải đợi một khoảng thời gian 1 năm. Nếu J visa của chương trình cũ cũng thuộc nhóm đó thì bạn phải đợi 2 năm. Một trong những hạn chế lớn nhất của J visa là "2-year home country physical presence requirement", thường được gọi ngắn gọn là 2-year requirement. Điều này được quy định ở khoản 212 (e) của Luật Nhập cư và Quốc tịch Mỹ (INA), nên các đối tượng chịu sự điều chỉnh của điều này thường được ghi là "subject to 212 (e)", ví dụ như những người theo các chương trình từ nguồn quỹ của chính quyền hoặc NGO như VEF, Fulbright, 322/911. Nội dung chính của INA 212 (e) là "No person admitted under section 101(a)(15)(J) ... shall be eligible to apply for an immigrant visa, or for permanent residence, or for a nonimmigrant visa under section 101(a)(15)(H) or section 101(a)(15)(L) until it is established that such person has resided and been physically present in the country of his nationality or his last residence for an aggregate of at least two years following departure from the United States". Như vậy người có 2-year requirement sau khi rời Mỹ sẽ không thể apply visa PR, H, hoặc L để quay lại sinh sống và làm việc lâu dài ở Mỹ cho đến khi người đó trở về nước trong tổng thời gian ít nhất 2 năm. Mục đích của điều này có lẽ là nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia đối tác. Ví dụ, chương trình VEF có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển về khoa học và giáo dục của Việt Nam. Việc yêu cầu VEF fellow/scholar trở về Việt Nam ít nhất 2 năm để làm việc và truyền bá kiến thức, kinh nghiệm nhằm thực hiện mục tiêu đó. Tuy nhiên, nếu bạn có 2-year requirement và bạn muốn làm việc lâu dài ở Mỹ thì có thể có một số giải pháp sau. 1. Xin miễn (waiver). Có 4 lí do có thể xin miễn: a. No objection statement. Chính quyền nước bạn xác nhận không phản đối quyết định ở lại Mỹ làm vịêc lâu dài của bạn (bằng một "No objection" statement). Mình nghe nói việc này khá đơn giản với chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, mình nghĩ rất ít có khả năng chính quyền Việt Nam sẽ viết No objection statement. b. Extreme hardship. Bạn chứng minh rằng việc rời nước Mỹ trong 2 năm có thể gây ra những khó khăn rất lớn cho người thân (vợ/chồng/con) là thường trú nhân hoặc công dân Mỹ của bạn. Những khó khăn có thể liệt kê thường liên quan đến học hành, công việc, sức khỏe... Ví dụ, con bạn cần dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt mà ở Việt Nam không có, hoặc vợ bạn đang đi học và không tự đảm bảo về mặt tài chính. c. Persecution. Bạn chứng minh rằng bạn sẽ bị chính quyền nước mình truy tố, xét xử nếu trở về. Mặc dù chính quyền Việt Nam đang bị chỉ trích nhiều về các hoạt động vi phạm nhân quyền, mình nghĩ đa số du học sinh Việt Nam chúng ta đều không hoạt động chính trị mạnh mẽ đến mức có thể bị truy tố ở Việt Nam. d. Request by an Interested U.S. Federal Government Agency, a Designated State Public Health Department or its Equivalent. Một tổ chức của chính quyền liên bang Mỹ xác nhận họ muốn bạn ở lại phục vụ cho hoạt động của họ. Ví dụ, bạn tham gia một dự án nghiên cứu quan trọng của một phòng thí nghiệm quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng, Bộ Y tế... và việc phải rời Mỹ trong hai năm có thể ảnh hưởng mạnh đến dự án đó. Khi đó giám đốc dự án có thể xin Bộ Ngoại giao của Mỹ miễn yêu cầu này cho bạn. Nhìn chung các lí do này đều không dễ, tuy nhiên tùy trường hợp cụ thể, bạn vẫn có thể làm được. Khả thi nhất có lẽ là option d, nhưng đòi hỏi bạn phải xin được việc ở cơ quan quan trọng và tham gia các dự án quan trọng. Ngoài ra, gần đây ngành Y tế Việt Nam có khá nhiều scandal có thể dùng để support cho option b. 2. Xin visa O. Theo nội dung của INA 212 (e) thì 2-year requirement chỉ hạn chế khi bạn xin visa H, L, và PR. Bạn hoàn toàn có thể xin các visa khác để làm việc lâu dài. Trong số các visa này, visa O là phù hợp nhất với du học sinh chúng ta. Visa O tương tự như visa H, dành cho người làm việc trong thời gian ngắn chờ PR. Tuy nhiên, khác với visa H chỉ được cấp tối đa 6 năm, visa O có thể được gia hạn không hạn chế số lần. Vì vậy, visa O có thể coi gần như PR. Chú ý là dù có visa O thì bạn vẫn phải thực hiện xong 2-year requirement thì mới chuyển sang được PR. Theo USCIS, O-1A visa cấp cho "individuals with an extraordinary ability in the sciences, education, business, or athletics", tức là các cá nhân có năng lực xuất chúng trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, kinh doanh, hoặc thể thao. (Các cá nhân có năng lực hoặc thành tích đặc biệt trong nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên, người mẫu... sẽ được cấp visa O-1B). Để xin visa O-1A, bạn cần bằng chứng chứng minh năng lực xuất chúng, chẳng hạn một giải thưởng đặc biệt như Nobel, Fields, Pulitzer, hoặc thỏa mãn ít nhất 3 trong số các tiêu chí mà USCIS quy định. Trong số các tiêu chí đó thì thường du học sinh chúng ta có thể đáp ứng 3 tiêu chí sau: a. Có các công trình nghiên cứu hoặc đóng góp quan trọng trong ngành ("Original scientific, scholarly, or business-related contributions of major significance in the field"). b. Viết các bài báo học thuật đăng trên tạp chí chuyên ngành ("Authorship of scholarly articles in professional journals or other major media in the field"). c. Tham gia bình duyệt, đánh giá công trình của người khác ("Participation on a panel, or individually, as a judge of the work of others"). Visa O có thời gian xét duyệt rất nhanh (chỉ trong 2 tuần) vì số lượng người xin không nhiều. Tiêu chí của visa O thì khó hơn visa H nhiều, tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì ít nhất 12 visa O đã được cấp cho công dân Việt Nam. Do đó, nếu thành tích nghiên cứu của bạn tốt thì visa O là giải pháp khả thi nhất. 3. Xin visa F rồi đổi status. Giải pháp này hoàn toàn dựa trên suy luận của bản thân mình và mình không chắc có diễn giải đúng luật hay không. (Mình cũng chưa biết trường hợp nào đã thành công). Theo nội dung của INA 212 (e) thì 2-year requirement chỉ hạn chế khi bạn xin visa ("apply for an immigrant visa or for permanent residence, or for a nonimmigrant visa"). Như vậy, nếu bạn không rời khỏi Mỹ mà xin change status ngay trong Mỹ thì có thể vẫn được. Vì J status không được change status trong Mỹ nên bạn phải chuyển sang visa khác để làm điều đó. Một giải pháp đơn giản là xin visa F: sau khi học xong (cộng thêm cả academic training) với visa J-1, bạn xin học tiếp một chương trình khác theo diện F-1. Ví dụ bạn học chương trình master với visa J-1 (do VEF hoặc Fulbright hỗ trợ tài chính), rồi sau đó bạn xin học tiếp PhD với visa F-1 (do trường cấp RA/TA). Hoặc bạn học xong PhD một ngành với visa J-1, bạn xin học tiếp master hoặc PhD một ngành khác với visa F-1. Sau có status F-1 bạn có thể xin đổi status sang H-1B để đi làm (mình suy luận trên nguyên tắc như vậy chứ không chắc chắn USCIS sẽ đồng ý). Tuy nhiên nếu chưa thực hiện 2-year requirement thì bạn sẽ không thể xin được visa H, L, hoặc PR. Do đó, dù chuyển sang được status H-1B thì bạn phải luôn ở Mỹ, không bao giờ được travel ra ngoài, vì sau khi ra ngoài, bạn sẽ phải xin lại visa H-1B để quay lại và lúc đó 2-year requirement sẽ được đem ra xem xét. 4. Thực hiện 2-year requirement dần dần. Theo INA 212 (e) thì yêu cầu trở về nước là "for an aggregate of at least two years". Nói cách khác, tổng thời gian có mặt ở Việt Nam là 2 năm, chứ không phải phải về luôn một lúc 2 năm rồi mới được trở lại. Do đó, bạn có thể thực hiện yêu cầu này dần dần. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp, bạn làm academic training với visa J (diện student) một thời gian rồi trở về nước 1 năm. Sau đó bạn trở lại Mỹ làm việc tiếp với visa J (diện research scholar/professor). Sau khoảng thời gian tối đa là 5 năm, bạn về nước lần thứ hai trong khoảng thời gian 1 năm nữa là đủ 2 năm. Sau khi đã đủ 2 năm thì bạn có thể xin các loại visa H, L, PR để làm việc lâu dài. Bạn cũng có thể chia nhỏ khoảng thời gian hơn. Ví dụ, lần đầu là 12 tháng (do 1-year bar với visa J theo diện research scholar/professor) nhưng cho 12 tháng còn lại, bạn có thể chia nhỏ thành 4 kì hè, mỗi kì 3 tháng. 5. Xin EB2-NIW trước khi trở về. Để thuận tiện cho việc quay lại Mỹ, bạn có thể xin PR eligibility dạng EB2-NIW. Khác với các employment-based category khác, bạn có thể tự xin EB2-NIW mà không cần phải có employer hỗ trợ. Sau khi có EB2-NIW eligibility, bạn có thể yên tâm về Việt Nam hoàn thành 2 năm theo yêu cầu, sau đó xin PR trực tiếp tại ĐSQ Mỹ ở Việt Nam để quay trở lại. Để xin EB2-NIW, bạn phải thỏa mãn ít nhất 3 điều kiện của USCIS. Mình thấy du học sinh chúng ta có thể thỏa mãn 3 điều kiện sau: a. Có bằng cấp ("Official academic record showing that you have a degree, diploma, certificate, or similar award from a college, university, school, or other institution of learning relating to your area of exceptional ability"). b. Là thành viên của một tổ chức nghề nghiệp ("Membership in a professional association"). c. Có đóng góp được ghi nhận ("Recognition for your achievements and significant contributions to your industry or field by your peers, government entities, professional or business organizations"). Ngoài ra, bạn phải chứng minh nếu bạn làm việc lâu dài ở Mỹ thì sẽ mạng lợi ích mang tính toàn quốc cho nước Mỹ ("it is in the national interest that you work permanently in the United States"). Thông tin về các loại visa và các yêu cầu có thể tham khảo thêm ở các link sau: O-1 và các visa khác: hooyou/o-1/index.html EB2-NIW: eb2niw/ USCIS: uscis.gov/portal/site/uscis Chúc các bạn may mắn.
Posted on: Sun, 29 Sep 2013 23:46:33 +0000

Trending Topics



if you dont want to speak
Kurti Appa wants to throw #Arzoo out of house. However her plan
Permasalahan upah buruh masih menjadi kendala di Indonesia.
Pentru fiecare act diabolic al războiului şi terorii, Dumnezeu
என்னதான் ஆரம்பத்தில

Recently Viewed Topics




© 2015