Khanh Vu Duc , Hoài Việt , Phạm Đăng Quỳnh , Vu Thi - TopicsExpress



          

Khanh Vu Duc , Hoài Việt , Phạm Đăng Quỳnh , Vu Thi Phuong Anh Ý TƯỞNG NÀY ĐÃ XUẤT HIỆN CÁCH ĐÂY 251 NĂM (1762) : Nhưng quá LẠ LẪM đối với nhiều người tại VN vì họ có bao giờ thấy ý tưởng này được áp dụng ! Hay nói nôm na , có nằm mơ cũng không thấy . - Tài . (Bài này đã đăng lại trên wiki ; tôi đã chép lại và lược bớt nhiều chổ nhưng cố gắng ko làm thay đổi nội dung) . KHẾ ƯỚC XÃ HỘI . . . . Jean-Jacques Rousseau (1712-78) . . . trong quyển Du Contrat Social (Khế ước xã hội) , đã mô tả quá trình hình thành các thỏa ước XH : một quá trình mà sức mạnh bắt đầu nhường chỗ cho định chế ; lực (forces) nhường chỗ cho quyền (hay quyền lực) Chính trị ra đời . . . Đối với một nước, Hiến Pháp chính là bản Khế ước XH cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các khế ước khác của cộng đồng . ( HP có thể nói là BỘ LUẬT MẸ cũa các luật trong một nước .-Tài) . Thông qua HP , con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của XH , đại diện bởi Luật Pháp. . . . Khế ước này phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền : ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền. . . là những RÀNG BUỘC về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản HĐ giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới. . . . Thomas Jefferson, một trong những Cha đẻ của nước Mỹ . . . cho rằng quyền tự nhiên của con người phải là một phần của khế ước XH và quyền lực của nhà nước chỉ có thể thực hiện khi xuất phát từ sự ĐỒNG THUẬN (consensus) của chính những người bị trị. . . . Tuy nhiên tư tưởng về khế ước XH không hề bị giới hạn ở đó. Chỉ cần có 2 người là đã có thể cho ra đời một bản thỏa ước . . . . Bản điều lệ doanh nghiệp chính là khế ước XH giữa những người góp vốn và quy định sự tồn tại, nguyên tắc hoạt động của DN , quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên. Giám đốc là người đại diện cho DN cũng như Chủ tịch nước là người đại diện cho đất nước. . . Quan điểm này vấp phải một rào cản lớn trong luật các nước phát triển, nhất là luật của nước Pháp . Khi Tổng thống phạm sai lầm, người ta không sa thải TT như ban quản trị DN sa thải GĐ . Nếu tinh thần bình đẳng được tôn trọng, NN cũng là một pháp nhân như doanh nghiệp và do đó cần phải có những định chế đặc biệt đối với TT trong trường hợp ông ta không thực hiện được bản HĐ của mình . Nguồn : vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%BF_%C6%B0%E1%BB%9Bc_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
Posted on: Fri, 29 Nov 2013 07:00:23 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015