Khi nghe 1 DJ mix, bạn có tự hỏi làm sao 1 người DJ có - TopicsExpress



          

Khi nghe 1 DJ mix, bạn có tự hỏi làm sao 1 người DJ có thể chuyển từ bài này sang bài khác mà thấy nó êm ru chưa? Kĩ thuật gì cần thiết để làm được điều đó? Nhờ vào beatmatching cả đấy bạn ạ. Beatmaching là nền tảng của mọi thể loại DJing từ Trance, Retro , Electro House, 80s, 90s, old skul, new skul hay thậm chí là universial mix ( vd: từ punk chuyển qua old skul rồi lại nhảy qua alternative rock). Cho nên, nắm vững beatchmatching là yếu tố sống còn nếu bạn thực sự muốn thành 1 DJ giỏi. Beatmatching đơn giản được hiểu là nối 2 bài với nhau bằng việc ráp khớp BMP ( viết tắt từ cụm từ beat per minute - nhịp điệu mỗi phút )của chúng. Cũng có lúc, DJ trộn chung 2 bài với nhau rồi output hết ra master. Cái này dân giang hồ nó gọi là mixing hay đến lúc hoàn tất khâu beatmatching/mixing sẽ gọi là mix hoặc là set. Thế, beatmatching có gì đặc biệt nào? beatmatching dùng để chuyển bài êm hơn, phê hơn là chỉ chơi 1 bài từ đầu đến cuối xong rồi vặn fader cho nó nhỏ dần để qua bài khác. Vậy thì cắm mẹ nó radio vào speaker, khỏi đứng bàn mix chi cho nó mệt. phải ko ạh Nói vào vấn đề thì anh DJ beatmatch để làm mix ( giải thích ở trên rồi ). Mix làm con người ta cảm thấy hợp gu và máu nhảy sẽ bốc lên. Chơi 1 bài rồi lại đến 1 bài khác thật sự là ko đủ. Beatmatching khấy động đưộc đám đông và làm họ thấy vui là cái cần thiết. Nhạc sẽ ko còn hay nếu DJ ko chịu beatmatch, bài này chồng lên bài kia, tiếng này véo qua tiếng nọ, bass đập tùm lum. Làm như thế chỉ tổ bị khán giả chọi chai vào đầu thôi ... cái này 2 bác phải tìm hiểu rõ nhé .... hơi khó đấy đếm BPM: để Beatmatch được phải hiểu rõ ngọn ngành , beat là gì và BMP nó ra sao. Nếu bạn có chơi trống hoặc cũng có học lớp âm nhạc mầm non trở lên, beat chính là phách đó các bạn . Còn ai chưa học thì cố gắng lên nhé... thiên tài do tu dưỡng mà nên mà nhịp điệu mỗi phút - BPM được dùng để đo tốc độ của bài hát. Nói văn vẻ 1 chút là số lượng nhịp xuất hiện trong vòng chu kì 1 phút của bài hát . Cho những ai học nhạc rồi thì BPM chính là tempo đó. BPM càng cao thì tốc độ càng nhanh , BPM thấp thì tốc độ bà già. Ví dụ 135 BPM Breakbeats thì tất nhiên sẽ nhanh hơn 102 BPM nhạc hiphop. ( cái này phải hỏi mấy chú bên thanh nhạc để biết thêm ,,) Còn về beat, nôm na dễ hiểu beat là điểm nhấn trong bài nhạc. Beat của nhạc ko phải âm thanh cũng ko hẳn là im lặng. Nó đơn giản là 1 chỗ trong bản nhạc để báo nhạc sĩ chơi nhạc chỗ nào , ngừng nghỉ chỗ nào. Nhạc công có thể chơi 8 nốt trong 1 beats và ngừng trong 2 beat. Xin chú ý rằng, beat ko nhât thiết phải có âm thanh hoặc im lặng, nó chỉ là hướng dẫn để biết nhạc khi nào được chơi. Và cũng mong quí vị đọc giả cũng đừng nhầm nó với tiếng trống thường. Bởi khi mình mới học DJ mình cũng tưởng tiếng trống chính là tiếng beat. Nên cứ nghĩ beat này lại là nhịp điệu thông thường, cứ thấy nhạc trống âm thanh lại tính là beat. Nếu bạn cũng bị như mình hồi đó, thì sẽ tính sai BPM đó, lúc đó chẳng biết đâu mà lần. Đếm beat khá dễ khi mà bạn đã hiểu beat là gì, và chịu khó kiên nhẫn... ngồi đếm. Bạn có thể nghĩ là beat dễ ẹc đếm ********* gì chả được, nhưng thật đấy, đếm beat dễ bị trật lắm, giữ muôn ngàn thứ tiếng bass, trouble , fx , instrument dễ làm sáo trộn thính giác, bạn phải phân biệt beat chỗ nào, đâu là fx, trouble để còn biết sau này vặn ( nếu chơi techno), đâu là bass nếu chơi scratching. Đếm beat là cốt yếu của beatmatching. DJ đếm beat để tìm được BPM của bài nhạc. Phải nhớ trong đầu BPM của bài nhạc nhanh bao nhiêu chậm bao nhiêu. Đếm xong rồi, xác định BPM được rồi thì xem có tương thích với BPM bài sau ko. Cũng cần phải giải thích thêm về chữ tương thích, ở đây BPM sẽ ở trong khoảng nhất định, có thể tăng hoặc giảm để khớp với bài kia, nhưng nên tăng giảm ( pitch adjusment) trong khoảng +/- 3% của cột pitch adjusment trên máy thôi ( Nếu tăng/giảm hơn thì cũng ok, nhưng sẽ làm cái tiếng nghe khác, lúc nhão , lúc ồm ồm hoặc nhịp điệu sẽ khác hẳn đi). Bây giờ thì bạn đã hiểu beat và BPM rồi phải ko. Chúng ta có thể bắt đầu học cách đếm beat. Đầu tiên, chọn vinyl/ cd có bài nhạc ko những bạn thích mà còn phải dễ. ( ko nhanh quá , ít tiết tấu ). Bật bài hát và đợi beat đầu tiên ( phách đầu tiên). Khi phách đầu tiên đập xuống, giũ tay bạn trên cd/ vinyls và để nguyên đó. Để làm quen với phách đầu tiên, di tới , di lui cái phách đó . Thường thì phách đầu tiên sẽ là 1 tiếng trống bass.Nếu di tới di lui, sẽ nghe ( bụp , bụp bụp). Sau đó, di cái dĩa lại, để về cái vị trí nguyên thủy của phách đầu tiên, rồi lần này, nếu phách đập, đếm lớn lên là 1. Tùy vào dòng nhạc bạn chơi, phách thứ 2 thường là tiếng chát ( hoặc tiếng vang của bass, trouble , tùy ). Đặc biệt là hiphop, drum and bass thường thì tiếng thứ 2 và thứ 4 sẽ là tiếng chát. Nói chung, tiếng phách là bùm, chát ( hiểu thế cái đã ). Để cho việc tiếp thu dễ hơn, thôi thì mình cứ cho phách thứ 2 là tiếng chát ( hiphop ) nhé. Khi nghe bùm (bass) đập hét to 1 , nghe chát hét to 2. Bây giờ đến đoạn khó hơn nhé. Khi đếm beat ( phách) bạn sẽ thấy, bài nhạc có nhiều thứ tiếng khác, chính những tiếng đó là bạn phân tâm. Ở phần trước, chỉ có 1 tiếng trống cho 1 beat. Khi ta có 1 tiếng bass đơn cho phách 1 và tiếng chát đơn cho phách 2. Đã đến lúc chú tâm hơn rồi đấy.Ở phách 3 này, bạn sẽ nghe nhiều tiếng trống hơn là chỉ 1 tiếng. Phải nhớ là phách nhạc ( beat) chỉ có tác dụng làm điểm nhấn cho bài nhạc, phách sẽ tuần tự lặp đi lặp lại trong bài nhạc ( khoảng của phách đều bằng nhau). Cho tạm là tao có 1 chuỗi âm thanh: bùm, chát , bùm- bùm. Chú ý rằng có hơn 1 tiếng trống đập trong 1 phách, 2 tiếng trống đập nhanh hơn và nối tiếp nhau liên tục. Đừng để nó đánh lừa bạn nếu cho rằng bùm- bùm chính là 2 beat. đây là cách đếm phách theo chuỗi nhạc trên: bùm ( một ), chát ( hai) , bùm- bùm ( ba). Chứ ko phải đếm là bùm ( một), chát (hai) bùm ( ba) - Bùm ( bốn). Đếm phách số 4 có lẽ khó đấy, thường thì beat 4 sẽ chỉ 1 tiếng đập, nhưng có trường hợp sẽ là hơn 1 tiếng đập, nên cũng phải cẩn thận. Đầu tiên, tạm coi phách 4 chỉ là tiếng đập đơn và cũng thường là đập đơn ( ở khá nhiều thể loại), để phách 4 là tiếng chát vậy. Ta sẽ có chuỗi âm phách như sau : bùm ( một), chát (hai), bùm- bùm (ba), chát ( bốn). Dễ mà phải ko? Vậy tăng độ lên nhé. Thay vì có 1 tiếng đập đơn, mình cho có 2 tiếng đập nhé. Chơi kiểu này, bạn sẽ đếm phách ba sớm hơn. Tiếng của nó sẽ nhu sau: bùm, chát , bùm- bùm, chát- chát. Vẫn phải nhớ rằng phách đều nhau và tuần tự đi cho đến hết bài đấy nhé. Cho nên, nếu ta có tiếng phách 3 rơi sau tiếng đập 2 (của phách 3) vậy thì tiếng phách 4 phải được tính sau tiếng đập 2 (của phách 4). Tóm lại là bùm ( một) , chát ( hai) , bùm- bùm ( ba), chát - chát ( bốn). Nếu nghe tiếp thì sẽ thấy nhịp phách khác trong cùng bài đều giống nhau phải ko? tốt lắm.. chúc mừng bạn đã đếm được 1 nhịp ( 4 phách = 1 nhịp). Thường thì chỉ đếm 1 nhịp nhưng còn phải xác định BPM nữa chứ. Rồi, tới số rồi, đếm đến 1 phút đấy Thấy đếm 1 phút là nản rồi phải ko.. hehe, ko sao cũng may có 1 giải pháp. đếm là sao miễn là số đó nhân lại thành 60 ( 60 giây = 1 phút đó ). Thôi thì giờ mình có thể chỉ cần đếm 30 giây sau đó nhân đôi lên. Ví dụ như là đếm 30 giây được 64 beat ( phách). 64 nhân cho 2 thành 128 BPM. Phải nhân cho 2 bởi vì đếm có nửa phút thôi mà. Đếm bao nhiêu cũng được miễn lả khi nhân số phách với 1 số chính xác. Nếu đếm 10 giay , nhớ nhân cho 6, đếm 20 giây nhân 3. vân vân và vân vân. Lấy Cue: Lấy Cue là bước căn bản để căn 2 bài nhạc chạy cùng lúc, sao cho beat của chúng ko bị lệch, ăn nhập với nhau. Bài học về Cue của chúng ta hôm nay sẽ bao gồm -Khái niệm về Cue, làm sao để lấy cue, có mấy cách để lấy cue và cách đeo headphone theo kiểu dân nhà nghề. Ok, start with khái niệm Cue. Giả sử, ta có 2 chiếc xe đang di chuyển với cùng 1 vận tốc. Ví von 2 chiếc xe đó với 2 bài nhạc và vận tốc xe sẽ là BPM. Khi mà 2 xe chạy cùng vận tốc thì 2 bài cũng cùng 1 BPM. Về lý thuyết mà nói thì với tốc độ bằng nhau, 2 xe sẽ về đích cùng 1 lúc. Nhưng có điều, để 2 xe về đích cùng 1 lúc, chúng phải xuất phát cùng thời điểm. Nếu 2 xe chạy cùng tốc độ, nhưng 1xe chạy nhỉnh hơn đầu xe còn lại 1 chút thì 2 xe sẽ ko về cùng 1 lúc. Ví dụ này cũng được áp dụng cho Cue. Nếu 2 bài có cùng BPM nhưng 1 bài chệch đường ray hoặc ko bắt đầu dập cùng 1 lúc thì beat 2 bên sẽ đập loạn tung xì ngầu, tạo lớp âm thanh khó chịu cho người nghe. (note: cũng có trường hơp người Dj cố ý chơi như thế nhưng chỉ những DJ nào thật sự pro và có kĩ thuật điêu luyện trong chopped and screwed or jungle beat - sẽ học sau) Cho nên , nhớ, lấy Cue phải chuẩn và tập thật rành nếu ko sau này sẽ vô cùng tai hại, khi đi biểu diễn, DJ trật beat lúc chơi nhạc,ko chỉ mất uy tín mà cái quan trọng là làm khán giả hụt hứng... Khách chán , khách bỏ về -> bar vắng --> mất việc Làm sao để lấy Cue? Hiểu Cue là gì rồi thì chúng ta thực hành về nó. Bây giờ , chọn 1 bài nhạc burn ra 2 bản. Nhắc lại là lấy nhạc nào dễ dễ để còn thưc hành nhé, đừng xung quá lấy nhạc dữ (hard trance) ra chơi là hụt hơi luôn đó . Nhân đây cũng giải thích luôn mục đích viêc lấy 2 bản giống nhau là để nó cùng BPM va tiếng bass, sẽ tiện cho việc hướng dẫn. Ai dùng CDJ thì sẽ dễ dàng hơn hẳn so với nhũng ai dùng Turntable vì nó có sẵn nút Cue, bấm 1 phát là có Cue luôn- Khỏe. Nên mình sẽ giải thích cách lấy Cue trên Turntable. -Đặt Vinyl ( đĩa than) lên máy, nhưng chĩ cho chạy đĩa ở Turntable 1 qua channel 1 ( cho tiếng ra hẳn master - loa ) - Cảm giác beat bằng cách mình đã hướng dẫn ở tuần trước ,bắt đầu lấy cue nhạc của đĩa bên Turntable 2 sắp mix vào, ở channel 2 ( cũng cho ra master) . - Lúc mà bật cả 2 đĩa lên theo cách như thế, chúng ta thấy cả 2 channel đều full cột volume, nó giúp cho mình nghe rõ hơn, có thể lấy cue ở bài nhạc muốn mix vào. Có thể bạn sẽ ko muốn lấy cue kiểu này, nhưng mình sẽ nói rõ hơn về các phương lấy cue ở đoạn sau. - cứ để bài ở channel 1 chơi live thế và khi bài đó đang chơi, tìm beat 1 của bài ở channel 2(nếu ai chưa nắm vững phách (beat) 1 là gì mời đọc lại ở phần tuần trước) . Khi tìm thấy phách đầu tiên rồi, đặt tay lên đĩa ở turntable 2 để dừng bài đó lại. Thả đĩa ra cùng lúc khi bạn cũng nghe thấy phách 1 của bài chơi live xuất hiện ( đừng run tay quá mà đẩy đĩa quá nhanh sẽ bị trật đấy ,cứ từ từ, nhẹ nhàng mà thả, sai thì làm lại đừng lo). Beat1 của bài ở channel 2 phải đè trùng lên beat 1 của bài ở channel 1. Nói cách khác, khi nghe tiếng Trống đầu tiên của 1 đoạn nhịp trong bài nhạc của turntable 1, thả đĩa ở turntable 2 ra để 2 tiếng bass đập cùng 1 lúc. Hãy nhớ đến câu chuyện về 2 chiếc xe của mình... - Nếu hoàn thành được bước này, bạn có thể nghe 2 bài hòa làm 1. Nếu Trễ beat, sẽ nghe rõ mồn một tiếng đập hỗn loạn trong loa, đó là do bạn thả cue (thả đĩa ở turntable 2) quá sớm hoặc quá trễ. Spin đĩa về beat 1, đợi lần nữa để thả lại. Cứ để yên nhạc live ở turntable 1, cố gắng lắc đầu và dậm chân theo nhạc để cảm giác nhạc. Tiếp tuc tiếp đến khi nào thành cônng --> đừng nản , làm sao để cho tiếng nhạc 2 bên hòa vào nhau nghe tự nhiên là được. - Àh, bạn còn có thể Cue cả những beat khác nhau nữa đấy. Trong hướng dẫn của mình, mình có nói là cue thì phải cue ở beat 1 đúng ko? thường thì beat 1 sẽ là tiếng trống (bùm). Hầu hết các thể loại tiếng thứ 2 là tiếng chát và đối với 1 số người thường sẽ dễ hơn và tự nhiên hơn nếu cue dùng tiếng chát thay thế cho tiếng bùm. Cứ thử đi và rút kinh nghiệm và lối cue cho bản thân Những cách cue khác nhau khi dùng headphone: Dưới đây là 1 số cách thông thường khi cue bằng headphone. Còn headphone đeo thế nào miễn là bạn cảm thấy nó cân bằng, ko rớt ra,thì sẽ ko bị phân tâm khi mix nhạc. Riêng mình thì mình đeo headphone hơi hứong về phía trán 1 chút để dễ gỡ ra, cue 1 tai nghe rất tiện. Cách cue 1 tai nghe: Cách cue 1 tai nghe được áp dụng khi bài nhạc live được phát ra master - loa rồi, còn bài sắp mix vào thì được nghe ở trong headphone ( chưa ra master nhé). Với cách này bạn chỉ nghe 1 bên tai nghe để nghe bài sắp mix, còn tai còn lại ko có tai nghe thì để nghe bài live ở speakers. Khi mình giải thích làm thế nào để lấy cue, chúng ta đều cho cà 2 channels output ra hết master thì nay ta chỉ cho 1 channel ra speakers, còn channel còn lại nghe bằng tai nghe. Cách này sẽ giúp bạn nghe được đồng thời cả 2 bài nhạc , live lẫn bài sẽ mix vào ( cách đeo tai nghe 1 bên rất phổ biến trong giới DJ) Split Cue Split Cue là 1 feature của headphone ( nói đúng hơn là digital mixer có chức năng đó), giúp ta beatmatching thuận tiện hơn. Khi dùng kĩ thuật tách cue, mỗi channel sẽ được nghe 1 bên, Channel 1 bên này, channel 2 bên kia. Việc này giúp cho DJ có thể nghe cả 2 bên cùng 1 lúc ( giới hạn trong headphone, tách biệt với speaker). Do đó DJ có thể phân tích tốt track nào nhanh hơn, track nào chậm hơn, beatmatch sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái ngược với cách cue 1 tai nghe, cả 2 turntables đều được nghe qua headphone và khi dùng để tách cue, bạn thừong đeo hết cả 2 bên tai nghe. Măc dù là ưu điểm thật đấy, nhưng ko phải mixer nào cũng có chức năng này nên ko thể nào chỉ dựa vào cách này được. Học nó thì ok nhưng dùng nó để là kỹ thuật hộ thân thì ko. Tất nhiên bạn ko muốn có một cái mixer ko có chức năng split cue hoạc ko beat matching đươc... Mình khuyên là nếu thấy split cue có ích, dùng nó để học, thực hành nhưng khi đã beatmatch tốt rồi thì nhanh chóng dùng kĩ thuật 1 bên tai nghe. Khác với ở nhà, split cue thì nghe bao giờ cũng dẽ hơn, còn khi bạn làm việc ở club, PA system dập ầm ầm, cách tốt nhất là nghe 1 bên để canh cho chuẩn đồng thời biết được bass, troub, mid có balance chưa. Live Cueing/ cut: Đây ko phải là tên thật của phương pháp này. Nhiều DJs gọi nó là cut ( đặc biệt là DJ hiphop) nhưng bạn có thể gọi nó thế nào cũng được ( mình sẽ nói rõ hơn về những dạng cut khác khi mình nói đến chuyển bài ở tuần sau). Phương pháp này cần volume channel của bài sắp mix mở to ra master và dùng cross fader ( fader ngang) để cắt thẳng vào bài sắp mix. Khi bạn làm cut, điều căn bản là bạn phải scratch được cái dĩa vinyl có bài sắp mix, scratch live nó mà ko cần lấy cue trong head phone rồi fade luôn vào để cho bài sắp mix chơi live thật sự. Mục đích của việc này là chữa cháy nếu bạn mix lộn xộn hoặc ko beat matching ko chuẩn, khán giả nghe được lỗi và sẽ ko thích nhạc bạn chơi nữa. Cứ giữ làm kinh nghiệm lúc cần dùng đến nhé. cách chuyển bài: Những bài viết trước phần nào giúp bạn hiểu được cách đếm Bpm, beatmatch và lấy cue. Bây giờ chúng ta sẽ học về cách làm thế nào chuyển bài cho hay. Thế, chuyển bài là gì? Chuyển bài là 1 yếu tố quan trọng trong khâu mix nhạc, hiểu cặn kẽ hơn là chạy nhạc từ track này qua track khác. Chuyển bài nói khó thì không khó, mà dễ thì lại càng sai, vì sự ăn nhau của các DJ chính là hơn thua khâu chuyển bài. Cũng là 1 anh chơi bài My hump chuyển qua In da club nhé, nhưng anh này chuyển làm sao, bà con cứ nghe đê mê cả lên, rõ ràng him là DJ thành công. Ngược lại, 1 thàng chuyển bài My hump qua In da club mà nghe vô duyên không chịu được thì tối hôm đấy, khuyên là nên đi taxi về. Mà nhắc đến cái trò chuyển bài cũng có lắm chiêu nhiều kế, anh em hôm nào học DJ pro lên rồi thì trước lúc DJ nên làm điếu tài,chuyển bài bốc phải biết (kinh nghiệm đấy). Uống thì cũng có nhưng phải biết sức, tốt nhất là 1 chai ken hoặc 1 shot thôi để còn làm việc. Đó là việc khi anh em đã thành thục rồi còn lúc tập DJ thì ko nên uống hút gì hết, ảnh hưởng công việc.Hôm nay mình xin nói những cách chuyển bài căn bản nhất, cũng là thường dùng nhất, còn các skill khác thì có thể biến tấu từ những căn bản này rồi tập luyện cho thuần thục , rất hữu dụng về sau.. đặc biệt dành cho những bạn muốn thi giải DJ VN ... Chuyển fader: Nhìn trên mixer, mỗi channel sẽ có 1 fader của nó, dùng để khéo, mở nhạc. 1 mixer căn bản sẽ có up faders và cross fader, fader dọc (mỗi channel có 1 cái) và cross fader - fader ngang ( fader chung của tất cả channel). Hoàn toàn ko có việc đúng hay sai, xấu hay đẹp của việc dùng fader ngang chuyển bài hay fader dọc chuyển bài, thích cái nào hoạc thấy cái nào tiện thì chuyển bằng cái đấy, quan trọng là chất lượng của nhạc bạn mix thôi, chứ chẳng ai lên trên bục DJ nhìn bạn kéo fade in fade out đâu mà sợ, cứ đầu óc thoải mái, tay chân linh hoạt là ổn bạn ạh. X- Fader: Đây chính là tên gọi của cái cục đen đen ở trên Fader ngang và cũng là vũ khí hữu hiệu khi ra chiến DJ . Có nhiều người thích để những fader dọc channel full cột volume rồi kéo Xfader chuyển bài. DJ sẽ di chuyển cái X- fader từ bên này sang bên kia để mở đầu 1 track khác. Cũng xin nói thêm chuyển bài bằng X fader là phương pháp căn bản nhất, nếu nhớ mình ko lầm, giải DMC năm 1980 mixer technic vẫn chỉ dùng fader ngang chứ chưa có fader dọc, bởi thế tốt nhất là tập chuyển bài bằng xfader cho vững rồi tập chuyển bằng fader dọc. Fader dọc: Bây giờ thì DJ mới bắt đầu nhiệm màu nhé. Dùng fader dọc luôn luôn hứng thú vì bạn có thể điều khiển các channel 1 cách rất xã hội chủ nghĩa ( độc lập - tự do - hạnh phúc). Khi chuyển bài bằng fader dọc, để X fader ở ngay chính giữa fader ngang,tất cả các track đang chơi cùng nghe được. Có điều, khi X-fader ở giữa nhớ chỉ cho bài đang chơi live, fader dọc mở full cột, còn bài chuẩn bị chuyển ở channel khác thì phải hoàn toàn đóng. Khi chuyển bài, đừng có đụng gì đến X fader. Đơn giản là kéo fader dọc lên ở volum level bao nhiêu cũng được miễn là thấy hợp lý và ko bị dội. Nghe và cảm nhận xem khi nào thì kéo fader bài đang chơi live xuống thì hay, cùng lúc đó kéo cái fader đó xuống thì kéo fader bài đang chuyển full cột. Sự khác biệt của cách chuyển bàng fader ngang và dọc thì chắc bạn cũng thấy được. 1 cái thì xã hội chủ nghĩa 1 cái thì ko biết gọi là gì nhưng chỉ biết là ngắt 1 channel đi thì những channel khác ko ảnh hưởng gì cả, mạnh ai nấy sống. Lúc DJ thực tế, trance, house dance này nọ, bass gần giống nhau nên chuyển bài hay dùng fader dọc còn DJ hiphop New & Old , RnB, Drum n Bass, 90s , 80s thường live cut (ai chưa hiểu live cut thì coi lại bài viết phần trước) nên dùng x-fader là nhiều. Riêng mình thì thích dùng fader dọc ngay cả chơi Rnb Hiphop vì đơn giản nghe nó ko bị loãng nhạc và cũng phiêu hơn nhiều. Cuts: Giải thích 1 cách DJ học, Cut chính là 1 cách chuyển bài nhanh. Nó cũng có thể hiểu như 1 dạng cue cut, được nhiều DJ sử dụng trong khâu chuyển bài.. đặc biệt là DJ hiphop. Miêu tả hiện trường: có 2 bài nhạc, ko cần biết có beatmatching chưa . 1 bài chơi live ,1 bài đang lấy cue. sau đó dùng xfader chuyển lẹ từ bài chơi live qua bài kia. Bạn có thể dùng cách này vì lý do tế nhị nào đó mà phải đột ngột chuyển bài đang chơi live (nhạc chán, khán giả la ó, đĩa xài nhiều quá bị vấp, beatmatching ko chuẩn vân vân và vân vân). Phải nhớ.. làm cut ko có nghĩa bạn phải chơi 2 bài cùng lúc mà là chuyển nhanh từ bài này qua bài kia... Muốn cho nhạc nghe đỡ bị đội nhau, có thể scratch bài đang lấy cue, vừa scratch vừa đếm 1, 2 ,3 ,4 và thả ngay vào số 1 tiếp theo (tất nhiên phải trùng với beat 1 của bài live). Dùng xfader cắt gấp qua bài lấy cue... ko để cho khán giả nghe bất cứ tiếng động gì của bài chơi live trước.. Blend: Blend luôn tuyệt vời.. Nó làm cho bài nhạc mix ra vào 1 cách hợp lý và êm như da thịt đàn bà. Muốn Blend chuẩn, trước hết bạn tạm quên đi mix nhạc là cho 1 bài gần xong chuyển qua 1 bài mới. Cái hay, cái sướng ở đây chính là remix nhạc bằng blend. Định nghĩa của Blend: 2 bài nhạc đã beatmaching chuẩn rồi để chúng nó chơi live, quyện vào nhau, cho hết ra master như bình thường. Bạn làm được như thế là bạn đã hoàn thành bước 1 của blend rồi đó. Cần lưu ý Blend hoàn toàn khác với cut. Blend chơi dài hơn, mượt hơn , skill hơn là cut. Hãy tưởng tượng cut như là tình yêu ăn bánh trả tiền, xong rồi mạnh ai nấy chạy... còn Blend giống như 1 buổi tối lãng mạ ng, tạo không gian cho 2 bài nhạc làm quen nhau trước. Hiểu nhau hơn rồi , buổi tối lãng mạng đó mang lại 1 cảm giác hạnh phúc, âm thanh 2 bài nhạc va chạm nhau nghe sao mà phiêu thế ko biết... âm nhạc thăng hoa.. cuộc đời như có thêm 1 chút gì đó diệu kì... ---> sến quá... nhưng đó là cảm giác khi chính bản thân mình làm blend. Lưu ý: bạn ko nên nhầm lẫn các loại blend với nhau.1 loại blend khác mà mình muốn nhác tới là loại blend dùng để remix.lấy 1 cái instrumental nhạc nền của 1 bài nào đó rồi mix chung với acapella ( vocal của 1 bài hát nào đó) thì sẽ làm thành 1 bài nhạc mới. Khi remix dạng này tốt nhất là nên dùng turntable... vì nó la realtime nên rất dễ ráp nhạc. Style: Khi đi ra DJ thật sự, style là chìa khóa của sự thành công ! Ko có style thì bạn chỉ giống như cái radio trước đám đông mà chẳng ai thích thú gì bạn cả. Style làm mọi người chú ý, rồi họ sẽ xôn xao chà cái thằng trông khác lạ và thú vị đáy chứ, mình cứ thử xem xem nào ... Style làm bạn khác hẳn với thế giới và nó tạo ra chính bạn. style thường đi đôi với việc chuyển bài. Nếu ai cũng chuyển bài giống nhau thì chúng ta có 1 thứ âm nhạc nhân bản vô tính và chẳng còn gì vui cả. Dj họ có cách chuyển bài riêng của mình. Người thích dùng xfader, kẻ thích fader dọc. Người thích dùng effect làm biến tiếng hoặc người scratching để chuyển bài ... Khám phá cách chuyển bài mà bạn thích và cảm nhận nó. mình viết lên những cái mình biết thôi ... nói chung trong âm nhạc có nhiều cách biến hóa lắm ... tùy tay nghề của mỗi người .... thấy 2 bạn đam mê quá nên mình viết vài dòng lên chỉ hướng dẫn được đôi phần thôi ,,, còn muốn vươn xa hơn nữa thì bỉ 15 triệu là chơi tốt ... còn nếu muốn thành production thì thêm 10 triệu nữa là được gọi là nghệ sỹ rồi đó .... Gooluck đây là bài mix hướng dẫn cho 2 bạn nhé .... track thì mình cũng đã đưa rồi ... mix đến khi nào giống mình nhé www7.zippyshare/v/36550223/file.html?fb_action_ids=236843963148410&fb_action_types=og.likes&fb_ref=.UnzFRYt5eIM.like&fb_source=timeline_og&action_object_map=%7B%22236843963148410%22%3A550346955042079%7D&action_type_map=%7B%22236843963148410%22%3A%22og.likes%22%7D&action_ref_map=%7B%22236843963148410%22%3A%22.UnzFRYt5eIM.like%22%7D
Posted on: Tue, 12 Nov 2013 10:22:58 +0000

Recently Viewed Topics




© 2015