Kiểm tra Tin 8 1 tiết. Đề cương ôn tập đã phát, - TopicsExpress



          

Kiểm tra Tin 8 1 tiết. Đề cương ôn tập đã phát, các em làm bài tốt nhé! A. TRẮC NGHIỆM: 1. Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính là: a. Ngôn ngữ dịch b. Ngôn ngữ chương trình c. Ngôn ngữ lập trình d. Ngôn ngữ máy 2. Để lưu chương trình đang soạn, em thực hiện: a. Ấn phím F2 b. Ấn phím F3 c. Ấn phím Ctrl + S d. Ấn phím Ctrl+F9 3. Để mở chương trình mới , em thực hiện: a. Ấn phím F3 b. Vào File chọn New c. Ấn phím Ctrl + N d. Cả a và b đều đúng 4. Để mở một tệp chương trình cũ, (đã lưu trên đĩa) em thực hiện: a. Vào File chọn Open b. Ấn Ctrl + N c. Ấn phím F3 d. Cả a và c đều đúng 5. Để biên dịch chương trình ta sử dụng tổ hợp nào: a. Ctrl – F9 b. Alt – F9 c. F9 d. Ctrl – Shitf – F9 6. Tổ hợp phím Alt + F5 có chức năng gì? a. Xem màn hình kết quả b. Chạy chương trình c. Thoát khỏi Pascal d. Dịch chương trình. 7. Lệnh Clrscr dùng để làm gì? a. In thông tin ra màn hình b. Tạm ngưng chương trình c. Xoá màn hình kết quả d. Khai báo thư viện 8. Trong các tên sau đây, tên nào hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal? a. Tinh toan; b. Tinhtoan; c. Tínhtoán; d. Tinh – toan; 9. Hãy chỉ ra tên chương trình đặt sai trong các tên dưới đây: a. Program baitap1; b. Program bai tap1; c. Program 1_baitap1; d. Câu b và c sai 10. Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal: a. Tam giac; b. end; c. Tamgiac; d. 3so. 11. Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào là phần bắt buộc phải có? a. Phần tiêu đề chương trình b. Phần thân chương trình c. Phần khai báo thư viện d. Phần khai báo biến. 12. Máy tính có thể hiểu trực tiếp ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ dưới đây? a. Ngôn ngữ tự nhiên b. Ngôn ngữ lập trình c. Ngôn ngữ máy d. Tất cả các ngôn ngữ nói trên 13. Dãy bit là dãy chỉ gồm: A. 0 và 1 B. 2 và 3 C. 4 và 5 D. 6 và 7 14. Trong các từ sau, từ nào là từ khóa: A. real B. write C. begin D. crt 15. Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình gồm: A. Tên không được trùng với từ khóa B. Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau C. Tên không được bắt đầu bằng chữ số, D. Cả ba đáp án trên 16. Cấu trúc chung của một chương trình gồm: A. Phần khai báo B. Phần thân chương trình C. Cả A và B D. Tất cả đều sai 17. Trong các tên sau đây, đâu là tên ĐÚNG theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình: A. Tamgiac; B. begin; C. 8a; D. dien tich; 18. Cấu trúc chung của một chương trình gồm: a. 2 phần b. 3 phần c. 4 phần d. 1 phần 19. Khi soạn thảo xong một chương trình Pascal, ta muốn kiểm tra xem có lỗi gì không thì ta nhấn phím: a. F9 b. F3 c. F2 d. F1 20. Khi một chương trình Pascal hết lỗi, ta muốn chạy chương trình thì nhấn phím: a. F9 b. Ctrl + F9 c. F2 d. Ctrl + F2 21. Các cách đặt tên sau, cách nào đúng: a. bai thi b. baithi c. Bàithi d. Bài thi 22. Theo em hiểu viết chương trình là gì? A. Tạo ra các câu lệnh rồi sắp xếp theo một trình tự nào đó. B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình. C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot 23. Cấu trúc của một chương trình Pascal thường có những phần sau: A. Phần thân, phần cuối B. Phần khai báo, phần thân, phần cuối. C. Phần khai báo, phần thân D. Phần đầu, phần thân, phần cuối. 24. Để in kết quả của biểu thức (5 + 20)*(10 mod 3) lên màn hình, em dùng câu lệnh nào dưới đây: a. Write(’(5 + 20)*(10 mod 3)’); b. Write((5 + 20)*(10 mod 3)’); c. Write(’(5 + 20)*(10 mod 3)); d. Write((5 + 20)*(10 mod 3)); 25. Các kiểu dữ liệu nào sau đây không phải là kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal: a. Chuỗi b. Kí tự . c. Số nguyên d. Hằng 26. Câu lệnh sau cho kết quả là gì? Write(‘5’+’6’); a. 5 + 6 b. 11 c. ‘5’+’6’ d. 56 27. Câu lệnh Readln; có ý nghĩa gì? a. Nhập giá trị cho biến b. Xuất giá trị của biến c. Tạm dừng chương trình để xem kết quả d. Câu lệnh thiếu. 28. Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ? a. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c) b. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c) c. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c) d. (a2 + b)(1 + c)3 29. Để nhập dữ liệu từ bàn phím cho biến x ta dùng câu lệnh nào sau đây? a. Writeln(‘x’); b. Readln(‘x’); c. Writeln(x); d.Readln(x); 30. Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ …. a. 0 đến 127 b. 0 đến 255 c. -215 đến 215 – 1 d. -1000 đến 1000 31. Trong Pascal câu lệnh Writeln hoặc Write được dùng để: a. In dữ liệu ra màn hình b. Đọc dữ liệu vào từ bàn phím c. Khai báo biến d. Khai báo hằng 32. Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là: A. Có hoặc không B. Đúng hoặc sai C. 0 hoặc 1 D. Tất cả đều đúng 33. Để in kết quả ra màn hình, ta sử dụng lệnh: A. writeln B. write C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 34. Để nhập dữ liệu từ bàn phím, ta sử dụng lệnh: A. readln B. read C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 35. Hãy cho biết kết quả in ra màn hình khi thực hiện câu lệnh sau: writeln (‘16 div 3 = ’ , 16 div 3) ; A. 16 div 3 = B. 16 div 3 = 5 C. 16 div 3 = 16 div 3 D. Tất cả đều sai 36. Để chia lấy phần nguyên ta dùng phép toán: A. Div B. : C. Mod D. / 37. Để viết thông tin ra màn hình, Pascal sử dụng lệnh: A. Write B. Read; C. Delay; D. Clrscr; 38. Cú pháp lệnh gán trong khai báo biến: a. := b. = c. := d. = 39. Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 đ.0iểm) a. Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên, chúng dùng để b. Trong Pascal, kết quả của phép chia hai số sẽ là kiểu dữ liệu c. Kết quả của câu lệnh Write(’15 div 4 =’, 15 div 4); bằng: d. Để chạy chương trình Turbo Pascal, ta nhấn tổ hợp phím 40. Khai báo sau có ý nghĩa gì? Var a: integer; b: Char; a. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự b. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự c. Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự d. Các câu trên đều sai. 41. Sau khi thực hiện đọan lệnh: Begin c:=a; a:=b; b:=c; End; Kết quả là : a. Hoán đổi giá trị của hai biến a, c b. Hoán đổi giá trị của hai biến a, b c. Hoán đổi giá trị của hai biến b, c d. Các câu trên đều SAI. 42. Biến là gì? a. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình b. Là đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình c. Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình. 43. Tìm điểm sai trong đoạn khai báo sau: Const huonglam:=2010; a. Dư dấu bằng (=) b. Dư dấu hai chấm c. Tên hằng không được quá 8 kí tự. d. Từ khóa khai báo hằng sai. 44. Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? a. Var tb: real; b. Type 4hs: integer; c. const x: real; d. Var R = 30; 45. Cú pháp của lệnh gán trong Pascal là? a. Const = ; b. := ; c. Var :; d. Uses < tên>; 46. Từ khoá Var trong Pascal dùng để làm gì? a. Khai báo mảng b. Khai báo biến c. Khai báo tên chương trình d. Khai báo hằng 47. Hãy chọn khai báo sai trong các khai báo sau đây: a. Var x, y : integer; b. Var y: real; c. Const m: integer; d. Const n = 8; 48. Danh sách các biến được cách nhau bởi dấu nào? A. Dấu phẩy(,) B. Dấu chấm(.) C. Dấu hỏi(?) D. Dấu gạch dưới(_). 49. Muốn khai báo hằng ta dùng từ khóa nào sau đây: a. Uses b. Var c. Const d. Program. 50. Khi muốn khai báo biến m kiểu số nguyên thì đáp án nào sau đây là ĐÚNG: A. var m : real ; B. var m : integer ; C. var m : = real ; D. var m : = integer 51. Khi muốn khai báo hằng pi và gán giá trị cho hằng pi bằng 3.14 thì đáp án nào sau đây là ĐÚNG: A. const pi : = 3.14 ; B. const pi = 3.14 ; C. const pi = : 3.14 ; D. const pi : 3.14 ; 52. Để gán giá trị 12 cho biến x ta sử dụng lệnh: A. x : 12 ; B. x : = 12 ; C. x = : 12 ; D. x = 12 ; 53. Để khai báo biến x kiểu số nguyên; a, b kiểu số thực thì ta khai báo: a. Var x, a, b: Integer, real; b. Var x: Integer; a, b: real; c. Var x, a, b: Integer of real d. Var a, b: Integer; x: real 54. X là một số thực, để khai báo biến X ta có thể khai báo như sau: A. Var X: integer; B. Var X: Real; C. Var X: String; D. Var X: char; 55. Lệnh gán trong Pascal được viết như sau: A. := B. >= ; C.=> ; D. # 56. Xác định bài toán là: a. Viết thuật toán của bài toán b. Tìm INPUT và OUTPUT c. Viết chương trình d. Các câu trên đều sai. 57. Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước: a. Mô tả thuật toán và viết chương trình b. Xác định bài toán, Mô tả thuật toán và viết chương trình c. Xác định bài toán và viết chương trình d. Câu a và b đúng. 58. Sau câu lệnh x := 15 mod 2 ; Giá trị của biến x là: a. 7 b. 6 c. 7.5 d. 1 B. TỰ LUẬN: 1. Hãy tìm lỗi đoạn chương trình sau và sửa lại cho đúng: Program Vi_du; Var a,b,c,s: Integer; Begin Write(’nhap chieu dai a =’); readln(‘a’); Write(’nhap chieu rong b =’); readln(‘b’); S:=a*b C:=(a+b)x2; Write(’dien tich hinh chu nhat la: ’, ‘S’); Write(’chu vi hinh chu nhat la: ’,C); Readln End. 2. Hãy viết các biểu thức toán học dưới đây sang ngôn ngữ Pascal a. (7 - x)3 chia cho 5 lấy dư b. c. d. (20 chia lấy nguyên cho 5) 3. Em hãy viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal A. B. 4. Các chương trình Pascal sau đây có hợp lệ không? Tại sao? A B begin begin writeln(‘Chao cac ban’); program CT_Dau_Tien; readln; writeln(‘Chao cac ban’); end. end. 5. Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal a. ; b. ; 6. Chương trình bạn Tuấn viết sau đây có lỗi ở một số câu lệnh, em hãy sửa lại các câu lệnh có lỗi cho hoàn chỉnh 1. Program tinh tong; 2. Uses crt; 3. Var a, b, tong = integer; 4. Begin 5. Clrscr; 6. Write(‘Nhap so a = ‘); Readln(a); 7. Write(‘Nhap so b = ‘); Readln(b); 8. tong = a + b; 9. Writeln(‘Tong cua hai so a va b là: ‘,’tong’); 10. Readln; 11. End.
Posted on: Wed, 30 Oct 2013 00:20:19 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015