Kịch nói với người máy “Sayonara” 10:00, 15:00, - TopicsExpress



          

Kịch nói với người máy “Sayonara” 10:00, 15:00, 20:00, thứ bảy 31/08/2013 Rạp Công Nhân Thông tin từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam: Nhân kỷ niệm Năm Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam 2013, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam hân hạnh giới thiệu chương trình Kịch nói với người máy “Sayonara” tại Hà Nội vào Thứ Bảy 31.8.2013. Kịch tác gia danh tiếng thế giới kiêm đạo diễn sân khấu Giáo sư Oriza Hirata của Đại học Osaka và đoàn kịch Seinendan đã có một hợp tác đặc biệt với chuyên gia người máy hàng đầu của Nhật Bản Giáo sư Hiroshi Ishiguro của Đại học Osaka, Phòng thí nghiệm Truyền thông và Rô-bốt thông minh ATR, trong chuỗi dự án sân khấu với người máy từ năm 2007. Những vở kịch của họ có con người diễn cùng với rô-bốt, là những đột phá trong nghệ thuật và khoa học. “Sayonara” [tiếng Nhật, nghĩa là Tạm biệt] là một vở kịch ngắn đầy sáng tạo do diễn viên người thật đóng cùng với Geminoid F, một người máy với diện mạo giống hệt một người mẫu nữ, được phòng thí nghiệm của Giáo sư Ishiguro tạo ra năm 2010. Vở kịch này đã được công diễn lần đầu vào năm 2010 tại Aichi Triennale ở Nhật Bản và từ đó được đem đi giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Áo, Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Mỹ, Úc, Hàn quốc và Thái Lan, được đánh giá cao và dành được rất nhiều lời khen ngợi. Android-Human Theatre “Sayonara” 2 Vở kịch miêu tả một cảnh trong đó một người máy đọc thơ bằng tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Đức cho cô chủ trẻ đang lâm bệnh nặng nghe. Tuy nhiên, trong phiên bản mới của vở kịch, kịch tác gia Hirata đưa thêm vào một màn diễn ngắn sau cái chết của cô chủ trẻ tuổi. Sau khi cô chủ chết, người máy được trao cho nhiệm vụ mới; buồn thương cho người chết ở một nơi mà con người không thể can thiệp vào được. Vở kịch có thể đơn giản và ngắn (chỉ có 30 phút) nhưng để lại cho người xem ấn tượng sâu sắc với câu hỏi “sự sống và cái chết có ý nghĩa gì với con người và rô-bốt?” Chúng tôi hy vọng khán giả sẽ thưởng thức vở kịch lạ thường này không chỉ bởi ngưỡng mộ diễn xuất của người máy mà còn xúc động sâu sắc bởi chính cô ấy. Chương trình Kịch nói với người máy “Sayonara” 30’00’’ Bài nói chuyện của ông Oriza Hirata về các dự án sân khấu với người máy 60’00’’ Vở kịch sẽ được giới thiệu qua 3 suất diễn vào lúc 10h00, 15h00 và 20h00 ngày Thứ Bảy 31.8.2013 tại Rạp Công Nhân (42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau mỗi suất diễn, khán giả sẽ được nghe ông Oriza Hirata nói chuyện về các dự án sân khấu với người máy. Hai chương trình đều được thực hiện bằng tiếng Nhật và tiếng Việt (chiếu phụ đề hoặc phiên dịch). Vào cửa miễn phí với vé mời được phát tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, ĐT: 04.39447419). Quý Vị lưu ý: chương trình không dành cho trẻ em dưới 15 tuổi. logo_Japan_Foundation Rạp Công Nhân 42 Tràng Tiền, Hà Nội * * * Android-Human Theatre “Sayonara” 3 Android-Human Theatre “Sayonara” Sat 31 Aug 2013, 10 am, 3 pm, 8 pm Worker’s Theatre From Japan Foundation Center for Cultural Exchange in Vietnam: In celebration of the Japan – Vietnam Friendship Year 2013, the Japan Foundation Center for Cultural Exchange in Vietnam proudly presents the Android-Human Theatre “Sayonara” in Hanoi on Saturday 31 August 2013. Internationally acclaimed playwright and director Prof. Oriza Hirata of Osaka University and Seinendan Theatre Company, has been uniquely collaborating with world-renowned robotics specialist Professor Hiroshi Ishiguro Ph. D., also of Osaka University, ATR Intelligent Robotics and Communication Laboratories, in their Android-Human Theatre projects since 2007. Their past plays, in which human actors share the stage with robots, are groundbreaking in arts and sciences. “Sayonara” [which literally means Good Bye in Japanese] is an innovative short play performed by human actors and a Geminoid F, a humanoid robot that looks exactly like the woman who it was modeled after, developed in 2010 by Prof. Ishiguro’s laboratory. It was premiered in 2010 at the Aichi Triennale in Japan and since then, it has been staged in a plethora of countries including Austria, France, Germany, Italy, Denmark, the United States, Australia, Korea and Thailand, winning both general and expert’s extremely high applause. Android-Human Theatre “Sayonara” 2 The original play depicts a scene in which a humanoid-robot recites Japanese, French and German poems to her dying young master. In the latest version of the play, however, Playwright Hirata adds a short episode after the young master’s death. After losing her master, the humanoid-robot is assigned to a new task; mourning for the deceased at the place where humans cannot enter. The play might be simple and short in length (30 min.) but pregnant and deep in meaning, questioning us, “What do life and death mean to humans and robots?” We do hope the audience will enjoy this extraordinary theatrical event not simply by admiring for the humanoid robot’s acting but by being deeply moved by her. Program Android-Human Theatre “Sayonara” 30’00’’ Talk by Oriza Hirata on Android-Human Theatre projects 60’00’’ The play will be held three times at 10:00/15:00/20:00 on Saturday 31 August 2013 at Worker’s Theatre (42 Trang Tien, Hoan Kiem, Hanoi), followed by Oriza Hirata’s talk on Android-Human Theatre projects. Both programs will be delivered in Japanese with Vietnamese sub-titles or interpretation. The admission is free but you are required to get free advanced tickets which will be distributed at the Japan Foundation Center for Cultural Exchange in Vietnam (27 Quang Trung, Hoan Kiem, Hanoi / 04-3944-7419). Children under 15 years old are not allowed to attend. Worker’s Theatre 42 Trang Tien Str, Hanoi ....................... Encounter Lecture with Professor Ngo Bao Chau TP HCM – Chương trình ‘Trí / Thức’ của Giáo sư Ngô Bảo Châu Encounter Lecture with Professor Ngo Bao Chau 18:00, thứ tư 21/08/2013 Hội trường D Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP HCM Thông tin từ nhà tổ chức: Hãy đến với buổi diễn thuyết khai mạc chương trình ‘Trí / Thức’ của Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học đoạt giải Fields năm 2010 và giải thưởng Simon Investigator năm 2013. Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ nói về điểm chung giữa công việc của một nghệ sỹ và nhà khoa học, về nhận định của ông đối với ý thức làm việc nghiêm khắc và chính xác của người nghệ sỹ rất giống với phương cách của nhà khoa học, đặc biệt là những nhà toán học vốn luôn tìm kiếm ý niệm về cái đẹp. ‘Trí/Thức’ thuộc dự án liên ngành mang tên ‘Nhận Thức Thực tại’ (2013-2016), bao gồm các buổi diễn thuyết, workshop và một chương trình lưu trú. Tâm điểm của dự án này là lịch sử văn hóa chung mà các khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ Latinh và châu Phi cùng chia sẻ, cũng như những quan điểm đa dạng về quá khứ và những bài học đúc kết được từ quá trình tư duy của những cộng đồng sáng tạo trong khu vực này. Buổi diễn thuyết bằng tiếng Việt, có phiên dịch sang tiếng Anh cho khách quốc tế. Buổi diễn thuyết sẽ được truyền hình trực tiếp ra ngoài sảnh D để đáp ứng số lượng khán giả vượt trội. Ngô Bảo Châu là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản, một vấn đề phức tạp trong lý thuyết số. Năm 2010, ông được phong tặng Huân chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học. Giáo sư giảng dạy tại Đại học Chicago, đồng thời là Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Cao Cấp Về Toán. Ông cũng là Biên tập viên cho Inventiones Mathematicae, một trong những tạp chí uy tín nhất chuyên về toán học. Giáo sư cũng viết blog trong thời gian rảnh rỗi. Trên blog thichhoctoan của mình, ông viết về toán học, triết học, văn học, và thỉnh thoảng về chính trị và xã hội. Ông đồng sáng tác truyện ‘Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình’ với blogger có tên gây tò mò 5xu. Ông cũng đồng biên tập tủ sách ‘Cánh cửa mở rộng’ cùng nhà văn Phan Việt. Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP HCM 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP HCM * * * HCMC – ‘Encounter’ Lecture with Professor Ngo Bao Chau Encounter Lecture with Professor Ngo Bao Chau Wed 21 Aug 2013, 6 pm Auditorium D HCMC University of Social Sciences and Humanities From the organizer: Come to the inaugural ‘Encounter’ lecture with Professor Ngô Bảo Châu, renowned mathematician, 2010 Fields Medal winner and 2013 Simons Foundation recipient. Professor Ngô Bảo Châu will discuss the common ground between an artist’s and scientist’s work, addressing how he perceives artists as seeking rigor in their work in a fashion equal to scientists, especially mathematicians, who similarly look for ideas of beauty. ‘Encounter’ forms part of a larger interdisciplinary endeavor called ‘Conscious Realities’ (2013-2016), consisting of lectures, workshops and a residency program, focusing on the shared cultural histories of South East Asia, South Asia, Latin America and Africa, by inviting artists and creative intellectuals to engage the divergent reactions to these histories and the lessons to be learned in thinking laterally across creative communities. Simultaneous translation will be provided (Vietnamese to English). The lecture will be live-fed outside Auditorium D to accommodate extended audience. Ngô Bảo Châu is a mathematician who is best known for his proof of the Fundamental Lemma, an intricate problem in number theory. He was awarded the Fields Medal in 2010, which is generally regarded as the highest distinction in mathematics. He teaches at the University of Chicago and also serves as the scientific director of the Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics. He is an editor of “Inventiones Mathematicae”, one of the best mathematical journals. In his spare time, Professor Châu is a blogger. In his blog ‘thichhoctoan’, he writes on mathematics and science, on philosophy and literature, and occasionally on politics and society. He wrote the children’s book “Ai and Ky in the land of invisible numbers” with a popular blogger with the curious name 5xu. He also serves as editor of the books series “The doors wide open” with writer Phan Viet. HCMC University of Social Sciences and Humanities 10 – 12 Dinh Tien Hoang, Dist 1, TP HCM
Posted on: Mon, 19 Aug 2013 01:34:07 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015