Mẫu mực chống tham nhũng sắp áp dụng tại Việt - TopicsExpress



          

Mẫu mực chống tham nhũng sắp áp dụng tại Việt Nam Ngô Văn Cuối năm 2012, khi lên nhậm chức Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nhà nước Trung quốc, ông Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố như bao nhiêu vị tiền nhiệm của mình là phải triệt để phòng chống tham nhũng. Hiển nhiên, dưới các chế độ Cộng sản độc tài, lãnh đạo ở thượng tầng dù không làm theo những gì mình tuyên bố thì cũng chẳng ai dám bắt bẻ, cũng như trong hậu trường ông Tập Cận Bình còn bộc bạch rằng hiện nay chống tham nhũng chỉ như "quậy nồi canh đang sôi cho khỏi trào thôi" chứ không làm gì hơn được. Tuy nhiên, trên mặt trận tuyên truyền, lãnh đạo vẫn phải làm một vài chuyện gì đó, đủ để báo đài ca ngợi là "dám nói, dám làm". Theo các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục thì đã 8 tháng qua, không có một vụ tham nhũng, hối lộ nổi cộm nào được báo đài loan tin. Họ giải thích thêm rằng chẳng phải vì thành phần đang nắm chức quyền quá sợ ông Tổng bí thư mới đến độ ngưng lập tức mọi mối làm ăn phi pháp, mọi mạng lưới tham nhũng, mà PHẢI HIỂU NGƯỢC LẠI. Theo giới quan sát này, ông Tập Cận Bình đang sợ đủ loại phe nhóm theo ban ngành, theo từng địa phương, theo từng thành viên Bộ chính trị, theo khuynh hướng tư tưởng chính trị tả hay hữu, v.v... và không dám đụng đến "lãnh thổ làm ăn" của các phe khi cái ghế của ông còn quá mới. Hơn thế nữa, chính ông Tập và gia đình cũng đang nắm nhiều tài sản mà không sao giải thích được bằng số tiền lương của một người "suốt đời cống hiến cho đảng, cho nước". Trong lúc báo chí phương Tây có vẻ trầm trồ về việc ông Tập Cận Bình ra tay "đập tham nhũng" rất sớm sau ngày lên ngôi chứ không chờ vài năm sau như ông Hồ Cẩm Đào, thì giới trí thức Trung Quốc hiểu rất rõ lý do. Chính việc ra tay sớm đó là một bằng chứng nữa cho thấy đợt "đập tham nhũng" này chỉ mang tính hình thức. Điều tiên đoán này đã được ông Tập nói huỵch toẹt ra trong Đại hội cán bộ cao cấp bị thu lén và tung ra mạng Internet. Ngay cả đối với con dê Bạc Hy Lai bị Ôn Gia Bảo đưa ra tế thần, nhiều nguồn tin từ đất Trung Quốc cũng cho thấy ông Tập đã mặc cả xong với phe ủng hộ họ Bạc. Sẽ không có chuyện tử hình hay chung thân gì cả đối với ông Bạc mà chỉ một tội nhẹ để phạt cho có là xong. Đi xa hơn thế nữa, ông Tập còn hứa hẹn là sẽ dùng lại nhiều chính sách của Mao Trạch Đông mà cánh Bạc Hy Lai chủ trương. Việc ông Tập đến tận Vũ Hán để thăm ngôi biệt thự ven hồ của ông Mao và tuyên bố sẽ biến nó thành trung tâm giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, yêu cách mạng, đã làm phe khuynh tả nói chung và cánh ủng hộ ông Bạc rất hoan hỉ. Một cách giải quyết nữa của họ Tập là khuyến khích các quan chức có tai tiếng hãy "hạ cánh an toàn" ở nước ngoài. Trong chiều hướng đó, vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, tờ Nhân Dân của đảng Cộng sản Trung quốc đăng tin chính quyền tỉnh Quảng Tây đã không còn biết ông Vương Nhạn Uy, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung quốc (một tổ chức giống như Mặt trận Tổ quốc của nhà nước CSVN) bây giờ ở đâu. Bài báo cũng nói thêm, ngoài ông Vương ra còn có thêm hai quan chức khác tại tỉnh Hồ Nam cũng biệt vô âm tín. Tờ Nhân Dân không tiết lộ nguồn tin nhưng lại khẳng định cả ba quan chức đó đã bỏ trốn ra nước ngoài. Nếu cộng thêm ba quan chức này thì trong 5 năm qua đã có trên 6.220 cán bộ cấp cao bỏ trốn ra nước ngoài. Theo điều tra của Viện Xã hội & Khoa học Trung quốc (tức chính học viện của nhà nước) thì từ năm 1990 đến giữa năm 2013 đã có từ 16 ngàn đến 18 ngàn cán bộ, quan chức cấp cao tại các bộ, ban, ngành và các xí nghiệp quốc doanh đã bỏ trốn ra nước ngoài cùng với tài sản của mình. Số tài sản này, theo Viện XH&KH (mà dù nhiều người tin rằng nhỏ hơn nhiều con số thực) trên 800 tỷ nhân dân tệ. Hiện nay, chỉ có tờ Nam Phương nhật báo dám chỉ trích chính quyền tỉnh Quảng Tây và tỉnh Hồ Nam thiếu trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng. Điều khá lộ liễu là tờ báo Nam Phương nhật báo mà còn biết ông Vũ Nhạn Uy hiện đang "chữa bệnh ở Úc" nhưng giới lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, Bộ Công An Bắc Kinh, và Ủy ban Phòng chống tham nhũng trung ương không biết ông Vương ở đâu. Tờ Nam Phương còn cho biết cuối tháng 6/2013, ông Vương đã nạp đơn xin từ chức để sang Úc chữa bệnh. Hai quan chức ở tỉnh Hồ Nam cũng xin từ chức với lý do như ông Vương. Cả ba đơn từ chức đều được chính quyền Quảng Tây và Hồ Nam chấp thuận. Do đó, việc ra đi - hay "bỏ trốn" - này rõ ràng được sự đồng ý và biết trước của cấp trên. Và đây chỉ là 1 thí dụ cho chính sách "phòng chống tham nhũng" của Tập Cận Bình. Theo giới theo dõi tình hình xã hội, chính trị Trung quốc, việc một quan chức ở Hoa lục từ cấp Phó trưởng ty trở lên có trương mục ngân hàng ở các nước ngoài đã quá bình thường. Ai không có mới là chuyện bất thường và bị đồng nghiệp cho là đóng kịch. Hầu hết cũng đã lo xong từ lâu cho vài đứa con hoặc thân nhân ruột thịt quản lý tài sản của họ ở nước ngoài. Ba quan chức vừa mới "bỏ trốn" chắc chắn không là ngoại lệ. Và sau hết trong chính sách Phòng Chống Tham Nhũng của cả Hồ Cẩm Đào lẫn Tập Cận Bình là không phạt quá nặng để tránh oán hận trong nội bộ (không khác gì tuyên bố thành lời của TBT Nguyễn Phú Trọng). Theo luật hiện hành của Trung quốc, quan chức nào có hành vi hối lộ, biển thủ ngân quỹ nhà nước từ 100 triệu đồng nguyên trở lên sẽ phải chịu mức án tử hình. Năm 2011, một cán bộ Tài chánh tỉnh Giang Tây thụt két 100 triệu đồng nguyên rồi bỏ trốn sang Singapore. Khi cán bộ này bị bắt và dẫn độ về Trung quốc, ông ta bị xử án 15 tháng tù. Trường hợp mới đây nhất là ông Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung quốc bị án tử hình vì nhiều vụ hối lộ tổng cộng trên 130 triệu mỹ kim. Ông Lưu bị án tử hình nhưng lại là án treo vì "đã có công đóng góp và xây dựng Đảng". Nói tóm lại, cho đến nay chưa có một quan chức lớn nào bị xử bắn vì tội tham nhũng, hối lộ theo luật định. Nếu vẫn dùng công thức: Chuyện Trung Quốc cộng 9 tháng thành chuyện Việt Nam, thì Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương đang chuẩn bị hộ chiếu và giấy thông hành cho nhiều quan chức "đi chữa bệnh" trong năm 2014, kể cả cho các thành viên của hai ban. --- Báo cáo mật của N.S. Khrushop tại Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20 lên án Stalin như thế nào? Phan Vĩnh Hựu Tháng 2 năm 1956 đã xảy ra 1 sự kiện lịch sử quốc tế vô cùng quan trọng trong phong trào cộng sản thế giới. Đó là “Bản báo cáo Mật“ của N.S Khrushop, bí thư thứ nhất BCHTU Đảng CS Liên Xô đọc trong Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Liên Xô. Gọi là báo cáo mật vì chỉ những đại biểu Liên Xô mới được dự phiên họp kín này. Không ai, kể cả các đại biểu của các Đoàn đại biểu ĐCS “anh em“ được mời dự Đại hội cũng không được dự. Sau đó, mỗi trưởng đoàn đại biểu ĐCS dự Đại hội được phát riêng một bản báo cáo, trong đó có Chu Đức là trưởng đoàn của Đảng cộng sản Trung quốc, Trường Chinh là trưởng đoàn của Đảng lao động Việt Nam. Sợ dứt dây sẽ động rừng, khi về nước, không trưởng đoàn nào dám báo cáo lại nội dung bản báo cáo mật này của Khrushop với các đảng viên. Riêng một thành viên trong đoàn BaLan là Đambrốpski đã cho phát hành bản báo cáo mật của Khrushop trong nội bộ Đảng. Một trong những bản này đã được đăng trên tờ New York Time tại Hoa Kỳ số ra ngày 16/3/1956. Tiếp theo là đăng trên tờ Le Monde của Pháp. Sau đó, chỉ trong 2 tháng, hầu hết các báo trên thế giới đã đăng lại. Bản báo cáo mật của Khrushop đã được Đỗ Tịnh dịch nguyên văn từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt và phát hành ở Paris, thuộc Tủ sách nghiên cứu Boite Postale 246. 75224 Paris cedex 11 France. Đây là bản cáo trạng, xoá bỏ mọi huyền thuyết tốt đẹp mà bộ máy tuyên truyền của ĐCS Liên Xô và của ĐCS các nước đã tô vẽ cho Stalin và để lộ nguyên hình của Stalin là 1 nhà độc tài toàn trị khét tiếng tàn bạo, đã đàn áp dã man các phong trào của nhân dân Liên Xô đòi quyền dân chủ xã hội và thanh trừng nội bộ khốc liệt tất cả những ai bất đồng chính kiến với ông ta. Mao Trạch Đông kịch liệt chống lại bản báo cáo này của Khrutsov vì ông ta chính là Stalin của ĐCSTQ. Theo báo cáo mật của Khrushop, để thực hiện những tội ác đó, một mặt Stalin tạo ra quan niệm “kẻ thù của nhân dân“ để loại trừ tất cả những người bất đồng chính kiến với ông ta, không cần đến việc vận dụng các chuẩn mực đạo lý và các chuẩn mực pháp luật, cũng không cần phải đấu tranh tư tưởng. Mặt khác, Stalin dựa vào các cơ quan hình sự trung thành với riêng ông ta, dùng các phương pháp bạo lực hành chính, đàn áp và khủng bố, dùng nhục hình cưỡng bức các bị cáo phải “thú tội“ với những tội mà họ không hề có. Nhiều vụ bắt bớ đồng loạt hàng ngàn người. Nhiều vụ hành quyết không cần đưa ra xét xử tại Toà án, đã tạo ra không khí lo sợ khủng bố trong xã hội Liên Xô một thời gian dài. Ở thời kỳ đó, nhiều “ Bệnh viện tâm thần “ đã được thành lập ở Liên Xô để giam giữ những người có ý kiến bất đồng với các chính sách của Stalin, kể cả những ý kiến thuộc về những vấn đề thực tiễn, không liên quan gì đến lý luận. Stalin viện cớ “càng tiến lên chủ nghĩa xã hội càng có nhiều kẻ thù và cuộc đấu tranh giai cấp càng trở nên quyết liệt nên càng phải tăng cường các biện pháp trấn áp và thanh trừng những người bất đồng chính kiến trong nội bộ“. Trong rất nhiều trường hợp, các vụ án được nguỵ tạo để đàn áp những người có ý kiến bất đồng với Stalin, với những lời buộc tội xảo trá, làm cho nhiều người vô tội bị giết hại. Nhiều người bị vu khống và do không chịu nổi tra tấn dã man, đã phải tự gán cho mình những tội tày đình và cực kỳ vô lý. Chỉ riêng trong 2 năm 1937 và 1938, Stalin đã duyệt 385 danh sách do Êdốp đứng đầu Toà án quân sự đệ trình lên, trong đó buộc tội hàng ngàn người với tội “kẻ thù của nhân dân“. Trong số 1,7 triệu hồ sơ đã được giải mật, có đến 700.000 người (bảy trăm ngàn) đã bị giết oan vào những năm 1937 và 1938 với tội bị gán cho là “Phản cách mạng“. Chỉ riêng trong nhà tù của Uỷ ban an ninh quốc gia (KGB), từ tháng 8/1937 đến tháng 10/1938, Stalin đã cho bắn bỏ 20.760 người (hai mươi ngàn bảy trăm sáu mươi). 98 (chín mươi tám) trong số 139 uỷ viên BCHTU ĐCSLX được bầu trong Đại hội lần thứ 17 (chiếm 70%) phần lớn xuất thân từ công nhân, đã bị bắt và bị kết tội là “kẻ thù của nhân dân“. 1108 (một ngàn một trăm lẻ tám) người trong số 1956 đại biểu đã dự Đại hội ĐCSLX lần thứ 17 (chiếm 57%) đã bị bắt và bị kết tội “Phản cách mạng“ do bất đồng với đường lối chính sách của Stalin. Tháng 6 năm 1937, Thứ trưởng quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân, Nguyên soái Tukhachepsky và 7 đại tướng đã bị gán tội làm gián điệp cho nước ngoài và tất cả đều đã bị xử bắn (về sau đã được minh oan). Các vụ án đã được thẩm tra lại. 3 (ba) trong số những vụ án đó đã được đọc trong báo cáo mật của Khrushop là 3 v
Posted on: Fri, 23 Aug 2013 17:09:11 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015