MỘT SỐ GIÁ TRỊ NHU CẦU CẤP BÁCH TRONG NỀN KINH TẾ - TopicsExpress



          

MỘT SỐ GIÁ TRỊ NHU CẦU CẤP BÁCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA LÊ THỊ KIM CHI* Ngày nay, nghiên cứu giá trị đã trở thành vấn đề được quan tâm của toàn thể nhân loại, của các quốùc gia, của các dân tộc, của các giai cấp và của cá nhân con người trong xã hội. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội. Vì vậy, nếu không xác định được những giá trị gì là chân chính đích thực, là cấp bách thì không thể định hướng được sự phát triển của con người, không thể giáo dục được nhân cách của con người sao cho phù với sự phát triển của lịch sử - xã hội. Mà con người lại là giá trị cao nhất của mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị. Từ vị trí quan trọng như vậy của giá trị, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung một số nguồn lực lớn về vật chất và đặc biệt là trí tuệ của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học để nghiên cứu chương trình cấp Nhà nước – Chương trình KX - 07 nghiên cứu : 'Con người Việt Nam, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội'. Các đề tài trong chương trình này đều gián tiếp hay trực tiếp đề cập đến các vấn đề về giá trị như : Giátrị là gì? Hệ giá trị được cấu trúc như thế nào? Làm sao để định hướng và giáo dục giá trị cho con người Việt Nam khi đất nước bước vào thời kỳ mới - thời kỳ kinh tế thị trường, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước... và cũng đã có, đang có, sẽ có rất nhiều những hội thảo, những luận án, những bài báo, những bài nói chuyện...đã bàn và sẽ bàn thêm về những vấn đề xung quanh giá trị. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ bàn về một giá trị nhu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường. Đây không không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ vì đã có một số bài viết bàn đến một vài khía cạnh của vấn đềnày. Chúng tôi cũng muốân góp thêm một vài.ý kiến nhỏ xung quanh nó. Bởi theo chúng tôi, nó là vấn đềâ hết sức quan trọng. Vì khi xã hội thay đổi thì giá trị sẽ thay đổi và giá trị – nhu cầu cũng không nằm ngoài những quy1uật ấy. Đồng thời, trên cơ sở đó, để xác định một số giá trị - nhu cầu cấp bách nhằm định hướng, giáo dục, giá trị – nhu cầu ở con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Chúng ta đều biết rằng, con người sống trong rất nhiều mối quan hệ: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và cả với nhau nữa. Các quan hệ ấy được thể hiện ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế,văn hóa, tư duy, đạo đức, pháp luật… Song dù khác nhau và đa dạng đến đâu thì tất cả những quan hệ đó đều nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển củûa xã hội. Vậy nhu cầu là gì? Nó có quan hệä như thế nào với giá trị? Ở nước ta, theo Lê Hữu Tầng thì: 'Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xă hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triểân'(l). Từ điển Bách khoa Toàn thư triết học của Liên Xô định nghĩa: “Nhu cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ chế một cá nhân con người, một nhóm xã hội hay xã hội nói chung, là động cơ bên trong của tính tích cực” (2). Như vậy, đặc trưng cơ bản của nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của cơ thể cần phải được bù đắp để tồn tại và phát triển bình thường. Còn giá trị, theo tài liệu “Giáo dục giá trị của Bộ văn hoá giáo dục thể thao Philippin”, khái niệm “giá trị” được giải thích như sau: “Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và cần có” (3). Vậy giá trị không thể tách khỏi nhu cầu mà giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con người. Giá trị có khả năng thỏa mãn được nhu cầu nhất định của con người, và có thể được xem như là phương tiện để biến nhu cầu thành một giá trị. Nghĩa là thành cái cần có và có ích. Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới (trước 1986), đã có lúc khi nói về giá trị – nhu cầu thì thường là tuyệt đối hoá những giá trị – nhu cầu tinh thần như: Tinh thần quyết tâm cách mạng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Còn những giá trị – nhu cầu về vật chất như: Về sự sinh tồn (ăn, ở, mặc…) về sự phát triển của con người ít khi được chú ý đúng mức, thậm chí có đôi lúc bị lãng quên. Từ đó, dẫn đến những sai lầm không chỉ là duy tâm, ảo tưởng trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn mà còn dẫn đến cả sự trì trệ, nghèo nàn của xã hội. Đúng như Ph. Aêng ghen đã ciết: “Người ta thường quen giải thích rằng hành vi của mình là do tư duy quyết định, trong khi đó lẽ ra người ta phải giải thích hành vi của mình là do nhu cầu của mình quyết định” (4). Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế –xã hội ở những năm 1975-1985. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề giá trị – nhu cầu và thoả mãn nhu cầu nhất là giá trị của các nhu cầu về kinh tế, về đời sống… bước đầu đã được coi trọng hơn. Đồng thời, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với xu thế hoà nhập một cách toàn diện vào đời sống quốc tế… đã làm phong phú thêm, đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn hệ thống các giá trị – nhu cầu ở mỗi con người và của toàn xã hội. Với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, sau 15 năm đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đổi mới xã hội. Trên cơ sở, tôn trọng các quy luật khách quan, chúng ta đã xác định được giá trị – nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay của cách mạng nước ta là: Giá trị nhu cầu về đời sống và việc làm. Giá trị nhu cầu về học vấn, nghề nghiệp. Giá trị –nhu cầu về đạo đức. 1-Giá trị nhu cầu về đời sống và việc làm: Đây thực sự là nhu cầu cơ bản và cấp bách nhất của nước ta hiện nay. Mặc dù, sau 15 năm đổi mới, một bộ phận dân cư – đã có cuộc sống sung túc, giàu có nhưng đa số dân cư còn ở mức sống tạm đủ với những nhu cầu cơ bản và tối thiểu, trong đó có một bộ phậm khá đông còn nghèo đói, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 'Tính đến năm 1996 ở nước ta còn có đến 2,8 triệu hộ với gần 15 triệu nhân khẩu, chiếm gần 20% tổng số hộ trong cả nước thuộc diện nghèo đói, trong đóâ 99% là số hộ thuộc vùng nông thôn'(1). Cho nên, việc nâng cao đời sốâng vật chất của nhân dân cũng như việc khăùc phục nghèo đói ở một bộ phận dân cư là cái cần phải làm ngay, có ích cho nên nó là một giá trị, một nhucầu cơ bản, cấp bách. Cùng với giá trị – nhu cầu về đời sống là nhu cầu về việc làm. Từ yêu cầu của nềân kinh tế thị trường đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề cao, phải có sức khỏe. Hơn nữa, ở nông thôn Việt Nam, do sức ép của sự gia tăng dân số, nên đất đai dùng để cho sản xuất đã được chuyển rất nhiều thành đất đai để ở, cùng với sự chậm chạp thay đổi trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn nên tỉ lệ lao động không có việc lâm ở nước ta rất cao. Đây thực sự là một thử thách to lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Chỉ khi nào người lao động có được việc làm ổn định mang lại thu nhập thì mới có thể giải quyết được nhu cầu của đời sống và cho đến khi có đời sống đảm bảo thì người lao động mới yên tâm hăng say,nhiệt tình trong lao động. 2. Giá trị- nhu cầu về học vấn, nghề nghiệp Một nước chậm phát triển thì thường dân trí thấp. Nước ta cũng ở tình trạng như vậy. Nhưng từ khi cách mạng thành công đến nay, sự nghiệp chống “giặc dốt' đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ đa số dân mù chữ đến nay về cơ bản nước ta đã phổ cập tiểu học trong toàn dân, đống thời tạo ra đội ngũ trí thức và nhân tài đông đảo, có chất lượng. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển của đất nước, còn một bộ phận khá đông dân trí còn thấp, ngườ lao động ít được đào tạo: “Với hơn 40 triệu lao động, chỉ có 11% được đào tạo; 2,9% tốt nghiệäp phổ thông trung học; 1,65% có trình độ cao đẳng trở lên trong khi đó cả nước còn đến gần 2 triệu người mù chữ; 54% chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở” (1) (Hiện nay số liệu này đã có phần được cải thiện theo xu hướng phát triển. Song nhìn chung vẫn còn ở trình độ thấp). Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế thì người lao động Việt Nam không chỉ yếu kém về kiến thức phổ thông mà còn thiếu cả kiến thức làm kinh tế, kiến thức áp dụng tiến bộ công nghệ, những hiểu biết sâu sắc về tâm lý của con người và văn hoá dân tộc... Với một ý nghĩa như vậy sự nghiệp chống giặc dốt trên một tầm cao mới vẫn còn là một giá trị, một nhu cầu cấp bách hiện nay. 3. Giá trị- nhu cầu về đạo đức Kinh tế thị trường ngay từ trong bản thân nó đã chứa những yếu tố đạo đức. Nó đòi hỏi sử dụng những nguyên liệu, những sản phẩm có gía trị tốt, tăng cường tinh thần trách nhiệm, lao động trung thực và hiệu quả kinh tế bao giờ cũng gắn với tình cảm trách nhiệm. Các tiêu chuẩn về giá trị đạo đức đã cấùu thành những tiền đề nhân văn trong hoat động chủ thể thị trường. Hiện nay khi xu hướng làm ăn kinh tế ngày càng phát triển, đời sốâng vật chất, các tiện nghi sinh hoạt ngày càng nhiều, con người lo bận bịu vào công việc làm ăn... thì nhu cầu tình cảm, đời sống đạo đức trong quan hệ gia đình, bạn bèâ càng lớn, và nó cũng là một nhu cầu bức xúc, cấp bách trong xã hội ta hiện nay. Hình ảnh một xã hội giàu vật chất mà thiếu tình cảm, đạo đức, khủng hoảng về tình cảm đạo đức như một số nước ở xã hội phương Tây cho ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Mặc dù xã hội ta là xã hội phương Đông, một xã hội trọng tình cảm đạo lý, thậm chí coi tình cao hơn lý, một xã hội sống theo tình nghĩa đã trở thành một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc. Nhưng trước xu hướng của kinh tế thị trường nói trên, sự ưu tiên và nổi trội giá trị - nhu cầu về vật chất đang có xu hướng và nguy cơ lấn át các giá trị - nhu cầu đạo đức làm suy thoái các giá trị đạo đức truyềân thống. Do đó, nhu cầu sống có đạo đức thực sự là nhu cầu cấp bách trên bình diện xã hội nói chung. Trên đây là một số giá trị - nhu cầu cấp bách nổi lên trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Khoa học và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Trong đời sống xã hội, nếu coi thường hay không xác định được những giá trị - nhu cầu cấp bách hàng đầu thì sẽ dẫn đến những sai lầm tai hại và hậu quả khó lường. SOME URGENT VALUES AND DEMANDS IN OUR. MARKET ECONOMY Lê Thị Kim Chi Value is defined as something necessary and beneficial for individuals and society. Therefore, value can satisfy certain human demands and can change a demand to a value. Outstanđing in our present market economy are values and demands of life, employment, education, career, morals. . . Which are urgent values and demands studieđ by the author. The proper detemination of urgent values and demands has great practical and theoretical signiflcance in educating and direting Vietnanese people in the new period. Chú thích (l) Lê Hữu Tầng: Về động lực của sự phát triền kinh tế- xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. (2) M. Nxb. Bách khoa toàn thư Xô viết, 1983, tr. 518 . (3) Giá trị định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX - 07, Đề tài KX- 07. 04, Hà Nội, 1995, tr. 54. (4) C. Mác và Ph. Ăng Ghen : Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 651 (5) Xem: tạp chí Khoa học xã hội, số 30 – IV/96, tr. 45. (6) Vũ Thị Ngọc Phùng : Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội vàø vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 44.
Posted on: Tue, 16 Jul 2013 04:19:32 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015