MỜI CÁC BẠN ĐỌC MỘT BÀI VIẾT HƠI DÀI. ĐỌC XONG - TopicsExpress



          

MỜI CÁC BẠN ĐỌC MỘT BÀI VIẾT HƠI DÀI. ĐỌC XONG ĐỪNG BUỒN NHÉ ! Từ Những hòn cuội nhặt dọc đường- Tập tản văn của Lê Trí Dũng Vực QUÀNH. Khi tôi hỏi nhà văn Xuân Cang: “Anh đã nghe nói đến vực Quành bao giờ chưa?” Anh cười mà rằng: “Chưa…nhưng mới nghe cái tên… Quành, đã thấy uẩn khúc lắm…”. Là nhà văn, nhưng ông cũng nổi tiếng trong thiên hạ bởi công trình nghiên cứu: ”Khám phá một tia sáng văn hóa Phương Đông”(Kinh Dịch)…Anh có thể dựa vào một cái tên, một vật, một khoảnh khắc thời gian…mà luận đoán ra kết quả. Còn tôi, sau ba lần đến vực Quành, trắc nghiệm lại thì quả đúng như nhà văn nói… Nó làm tôi, cũng như trăm ngàn cựu chiến binh, trăm ngàn người Việt yêu lịch sử đất nước này không khỏi day dứt một điều: Trên đời này, lẽ công bằng có tồn tại không? Vực Quành là một khu vực rộng lớn có con sông nhỏ ngoằn ngèo chảy ngang qua quẩn lại thành “vực” nằm trên một trong những mạch máu của đường mòn Hồ chí Minh lừng danh năm xưa, cách trung tâm Đồng Hới vài cây số và cách đường Hồ Chí Minh nhánh đông vài trăm mét. Hiểm trở như thế, nhưng nó lại rất trữ tình…Vực nước lúc chảy xiết ngập mấy đầu người, đến mùa khô thì “Nước khe cạn bướm bay lèn đá”… Trong chiến tranh, khu vực này là cái túi bom… Sau chiến tranh, theo dòng chảy của thời gian, nó nhanh chóng bị quên đi như muôn sự đời thường ngoại trừ thỉnh thoảng báo chí địa phương và loa phóng thanh xã thông báo về việc người dân đi làm ruộng đạp phải bom, mìn còn sót lại… Có một người Hà Nội. Vâng!| Tôi đoán chắc vậy ngay sau lần gặp đầu tiên bởi nước da trắng , làn môi hơi đỏ, và đặc biệt là giọng nói chuẩn Hà nội của anh. Anh là Nguyễn Xuân Liên. Vào tuổi đôi mươi, tốt nghiệp khóa học ở Hà Nội, năm 1961, anh được phân công vào công tác tại Ty Y tế Quảng Bình. Ba năm sau, chiến tranh phá hoại nổ ra. Quảng Bình trở thành tuyến lửa cực kỳ khốc liệt. Bởi địa thế hẹp, nó trở thành con đường độc đạo vận chuyển người, vũ khí, quân dụng, lương thực…tiếp tế cho Tiền tuyến lớn. Mỗi cây số vuông đất Quảng Bình phải chịu hàng chục tấn bom đạn…kèm theo hàng chục ca thương vong mỗi ngày. Đương nhiên một trong những đơn vị chịu trận phải là ngành y tế Quảng Bình rồi. Các bác sỹ, y sỹ, y tá, hộ lý… lăn lộn ngày đêm. Họ thực sự đã là những người lính không quân hàm, đối đầu với không lực Hoa kỳ hiện đại.Tuổi thanh xuân của anh Liên tắm mình trong đạn bom, trong tình đồng đội. quân dân… suốt mười mấy năm trời… Anh đã hiến cả tuổi xuân của mình cho Quảng Bình, góp công sức đào tạo ngành y tế Quảng Bình cho tới tận ngày thống nhất đất nước. Sau giải phóng, khi đã ở tuổi trung niên, anh trở ra Hà nội, công tác tại Viện đông y dưới quyền bác sỹ Nguyễn Tài Thu. Năm tháng trôi đi, đời người như bóng câu qua cửa sổ…Tưởng như bụi thời gian đã lấp đầy quá khứ…Thì bỗng vào lúc xế chiều, với cái tuổi lục tuần, nỗi nhớ thời binh lửa hào hùng, nhớ trời xanh cát trắng, nhớ những người dân chắc nịch, sậm nâu, hiền lành chân chất từng một thời ấm lạnh sống chết có nhau trỗi dậy trong anh. Anh bán căn nhà được một tỷ rưỡi, chia cho vợ quá nửa và cầm số tiền còn lại vào Quảng Bình mua…Vực Quành. Bắt đầu xây dựng “Bảo tàng chiến tranh Việt Nam’’. Khi người đồng đội Nguyễn Thế Tường giới thiệu tôi gặp anh tại Vực Quành vào hè 2005 thì bảo tàng đã “hòm hòm” rồi. Hôm đó tôi đi cùng đoàn của Hội mỹ thuật Việt Nam, các họa sỹ mà đa phần là cựu chiến binh đã thực sự sửng sốt và khâm phục trước công trình và chủ nhân của nó! Khâm phục là phải và sửng sốt cũng là phải… Bắt đầu vào bảo tàng là một hố bom cực lớn mà vây quanh nó là hàng chục quả bom tấn lớn nhỏ…trên đó có dòng chữ: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!’’. Mỗi quả bom là một chữ cái. Dọc theo tuyến hành quân, ta gặp hàng chục các loại bom, mìn chôn dọc đường, người xem có thể hình dung ngày xưa bộ đội ta phải leo đèo lội suối gian khổ như thế nào. Có cả dốc Ông Bò, có cả dốc Hôn Chân…có cả cầu khỉ cheo leo trên vực thẳm, có cả con “Ngầm” ẩn mình dưới làn nước mà các cô gái thanh niên xung phong quấn khăn dù trắng làm cọc tiêu năm xưa…có cả cầu phao làm bằng cây rừng và thùng phi ra sao…có đoạn quân ta phải qua vực bằng dây cáp và dây rừng như thế nào…dọc đường hành quân, thỉnh thoảng ta lại gặp một hố cá nhân tránh bom và suốt dọc hành trình là những con hào giao thông cao ngập đầu người mà quãng quãng hai bên vách lại có những hầm chữ A, mà vách hầm bằng tre, gỗ… có khi bằng cả vỏ bom bi…Tiếp tục hành quân vào sâu ta sẽ thấy nhiều “Nhà hầm”, đó là những khu nhà nửa nổi nửa chìm trong lòng đất. Là nơi mà người dân Quảng Bình (và cũng là dân cả nước ta ngày đó) sinh sống, ăn ở, học tập, sinh đẻ … ở đó! Nhà nào cũng cuốc xẻng sẵn sàng, băng cứu thương, cả súng đạn của dân quân du kích địa phương sẵn sàng bắt phi công Mỹ… Trong lớp học vẫn đầy đủ phấn, bảng, bàn ghế, hàng loạt mũ rơm treo ngăn nắp…Nhà hầm nào cũng có thùng phi chứa nước sinh hoạt và cứu hỏa…Dưới nhà hầm lại có nhà hầm nữa (địa đạo) đủ chứa cả một trung đội sống trong nhiều ngày, cửa hầm nào cũng có đèn bão hoặc đèn dầu… Lẫn trong cây rừng với thể thực vật vô cùng phong phú (mà bà con địa phương quen gọi bảo tàng là Vườn Sinh thái) là hàng trăm loại cây thuốc như cây Sả chống rắn cắn, Tía tô giải cảm, Ngải cứu chữa đau lưng…Du khách trong và ngoài nước, nhất là các cựu chiến binh Mỹ thực sự khâm phục Vực Quành. Vì qua nó, họ hình dung được “thực mục sở thị” cuộc chiến đấu khốc liệt của nhân dân Việt Nam. Họ cũng khâm phục cả chủ nhân của nó nữa. Họ không hiểu ông Liên lấy đâu ra sức lực và tài chính để gây dựng nên nơi này. Nghe nói, ngày mới đến, cũng có nhiều “đối tác” tìm ông để xin “làm việc”…Nào Địa chính, nào Phòng Thuế, nào Kiểm lâm, quan chức địa phương…nhưng với bản chất cương trực, ông “gạt” hết! Vì thế mấy năm sau vẫn không có Sổ đỏ. Cũng vì thế gặp rất nhiều khó khăn thường ngày… Một hôm, ông đi cắt tóc. Trong lúc chờ đến lượt mình ông kể “khổ” với ông thợ cắt tóc quen thân…lát sau, người khách vừa cắt tóc xong đứng dậy, rũ rũ áo và nói với ông: “Ngày mai, anh tới gặp tôi, tôi sẽ cấp sổ đỏ cho…”. Té ra, đó là ông Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường…Trong quá trình gây dựng cam go đó ông cũng gặp nhiều tấm lòng cao cả ủng hộ… Một lần, dịp 27 tháng 2 (kỷ niệm ngày y tế Việt Nam) vợ chồng nhà văn Nguyễn Thế Tường đèo nhau đưa một lẵng hoa đến vực Quành mừng ông, thấy ông đang hì hục vần vỏ một quả bom tấn vừa mua được… Ông Lê Thanh Tân cũng là một người nghĩa khí, vốn là lính đặc công, từng kinh qua ngành tình báo… ông nhiệt tình giới thiệu đến vực Quành nhiều đoàn tham quan, cả khách nước ngoài… kế tiếp phải kể đến ông Mai Khoa (ông này là hậu duệ của Lãnh binh Mai Lượng, một danh tướng thời Cần Vương). Từng là trưởng phòng an ninh, ông yêu vực Quành tới mức đưa vợ con gia đình và nhân viên dưới quyền với cả vũ khí quân trang quân dụng đến “lưu trú”, đến đêm mắc võng ngủ ngoài rừng y như thời chiến vậy… Bản thân tôi, có dịp công tác qua Quảng Bình, thu xếp được thời gian thế nào tôi cũng ghé thăm anh Liên. Lần gần đây nhất là hè 2010. Thấy vực Quành đã ổn lắm rồi. Nó đã có cổng bảo vệ, anh đã thuê một đôi vợ chồng người quen đến trông nom theo lối “tự sản, tự tiêu” kèm chút đỉnh lương còm…Tôi cũng hơi yên tâm khi thấy con thuyền đánh cá đậu bên vực, vài con bò đang gặm cỏ, đàn gà thả giữa vườn… nhưng khi nghe anh nói về sự đe dọa của mùa mưa tới, của sự xuống cấp nhà cửa, của mối mọt, lại thấy lo lo… Một mình anh, không có “Ai” hỗ trợ sức lực, tiền của, chính quyền địa phương lạnh nhạt…làm sao chống lại sức mạnh thiên nhiên đây? Tôi có quen một ông người Ba Lan, tên ông là Anđrey Wawzyniak, giám đốc Bảo tàng Châu Á và Thái Bình Dương. Bảo tàng này nguyên là một Bảo tàng tư nhân về văn hóa, cổ vật…Hơn 60 năm trước, khi còn là một thủy thủ trên các tàu viễn dương vùng Thái bình dương…Ông đã dành toàn bộ số tiền thu nhập được để sưu tầm cổ vật và gây dựng nên bảo tàng này…Số lượng hiện vật lên đến hàng ngàn gồm nhiều dân tộc: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaisia, Indonêsia, Brunay, Philippin, Lào, Campuchia, TriềuTiên, Singgapo… Nhà nước Ba Lan đã hỗ trợ ông trong việc gây dựng bảo tàng. Ông đã hiến cả bảo tàng cho nhà nước. Nhà nước cũng phong cho ông làm “Giám đốc suốt đời”. Nhờ vậy, bảo tàng đã phát huy được hết sức mạnh của nó, nhất là trên trường quốc tế. Nghĩ người lại ngẫm đến thân. Lắm lúc tôi nhớ đến anh Liên, nhớ cái bóng anh lui cui, xoay trần vẩn quả bom tấn…với cái tuổi gần 70. Nhớ tới cái bảo tàng “Độc nhất vô nhị” mà nhà nước muốn làm cũng không dễ. Nhớ tới cái gan khai sơn phá thạch, Ngu Công dời núi của anh, lòng không khỏi ngậm ngùi và linh cảm đến một rủi ro, vô vọng. Sự linh cảm của tôi không phải là không có lý. Dịp 27 tháng 7 này, nhân vào Quảng Trị thắp hương cho đồng đội… Khi trở ra, tôi dừng chân ở Quảng Bình. Định bụng ghé thăm anh…Chiều Đồng Hới sau cơn bão, gió lạnh hắt hiu…Trước mắt tôi là một vực Quành tan hoang, đồng khô cỏ cháy thê thảm… không người coi sóc, cỏ mọc lút đầu người, hố bom ngập nước…Các “phương diện” quân đồng nát đã vào khuân bom và thùng phi gần hết, mái nhà hầm thủng lỗ chỗ, địa đạo gần thành đất bằng...Vực Quành giờ đây đã thành hoang phế. Gọi điện cho anh Liên, chỉ thấy đầu dây bên kia “Số máy này hiện không liên lạc được, xin vui lòng gọi lại sau…”. Điện hỏi Nguyễn Thế Tường (lúc này đang đi tìm đồng đội ở Bình Dương). Tường bảo: “Tôi có nghe nói ông ấy bệnh nặng, ra Hà nội chữa. Anh nên nhắn tin lại, khi nào mở máy ông ấy sẽ biết. Ra Hà Nội, anh nên tìm gặp ông Nguyễn Tài Thu, chắc ông ấy sẽ biết anh Liên ở đâu…’’ Có một nhà báo công tác tại một tòa báo ngành Văn hóa. 18 tuổi từng tham chiến tại Quảng Trị, nhà báo Tân Linh. Anh cũng biết vực Quành và quen anh Liên. Khi nghe tôi nhắc tới vực Quành, anh sốt sắng: “Vậy để tôi đi tìm ông Tài Thu rồi hai anh em mình cùng đi thăm anh Liên anh nhé?... Ngay tối hôm đó, anh gọi điện cho tôi: “Anh Dũng ơi! Ông Tài Thu cũng không liên lạc với anh Liên lâu rồi, nhưng ông ấy mách nước cho tôi nên đến phòng tài vụ Viện Đông y, nơi con gái anh Liên từng công tác tại đó. Có thể qua con gái anh mà tìm ra anh chăng? Và tôi đã vào tận phòng tài vụ Viện Đông y, một chị đã cho cả địa chỉ và số điện thoại con gái anh Liên. Mừng quá vì coi như “sờ” thấy chiến thắng rồi. Tôi gọi ngay, đầu dây bên kia là một giọng phụ nữ. Khi nghe tôi nói chỉ cần đến thăm bố Liên thôi, không Vực Quành vực quèo gì đâu… Chị nói: “Anh ơi! Không cần đến nhà em đâu, vì bố em đang một nơi rất xa…Còn nếu anh muốn liên lạc với bố em thì phải để em hỏi ý kiến bố em đã! Có gì em sẽ nhắn lại cho anh…” Và chúng tôi đã chờ, đã chờ…đến hôm nay vẫn không một hồi âm…không một hồi âm và không một hồi âm! Anh Liên ơi! Anh ở rất xa là ở mãi đâu? Mà tại sao anh phải đi đến đó? Anh đi thế bỏ vực Quành cho ai? Thật khốn khổ cho anh và khốn nạn cho cuộc đời! Tôi nhắn tin như thế cho một người bạn thân của tôi và của anh, tin nhắn trả lời: “Sự khốn nạn đến thế thì không còn gì để nói!”. Rằm tháng 7- Nhâm Thìn. vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=27903.msg457247#msg457247
Posted on: Sat, 26 Oct 2013 15:23:07 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015