NHỮNG VẤN ĐỀ TRỞ NGẠI TỪ ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀO - TopicsExpress



          

NHỮNG VẤN ĐỀ TRỞ NGẠI TỪ ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀO THỊ TRƯỜNG KINH TẾ & PHÂN BIỆT SỰ KHÁC BIỆT ĐỂ CẦN HÒA ĐỒNG & THÍCH ỨNG: (Tùy Bút Phiếm Luận, Kinh Tế, Xã Hội) Quy Chế & Dị Biệt Nền KTTT và Việt Nam XHCN: Theo Cá Nhân tôi thì chính những Dị Biệt về Chế Độ giữa CS/XHCN của VN hôm nay là những Trở Ngại Chính trong việc Hòa Đồng & Thích Ứng vào Sinh Hoạt tương trợ nhau giữa Môi Trường KT Việt Nam và Môi Trường Kinh Tế Thị Trường của Tây Phương và Mỹ. Giống như Chúng Ta, trong một Nhóm Bạn, nếu quá nhiều Thành Kiến, Kỳ Thị và Dị Biệt, chắc chắn có những Phản Ứng không cảm thông nhau và hay bắt bẻ từng tí một, vv.. Như vậy Chúng Tôi đề nghị CQ VN-XHCN nên thích ứng hóa và hòa giải những Dị Biệt này, đằng sau những Chuyến Đi hay CS Ngoại Giao của Đất Nước. Trong Website RFA trong những ngày gần đây, Chg Tôi thấy có khá nhiều Lãnh Vực KT, TC, CS, Thuế Suất, Tiêu Chuẩn và lan sang cả LV Nhân Quyền nữa, đã và đang làm trở ngại Sự Đồng Thanh Tương Ứng, Đổng Khí Tương Cầu của Hai hay Nhiều Chính Phủ các Quốc Gia trong Sinh Hoạt Kinh Tế & Thương Mại liên hệ. Xin tìm hiểu những Chi Tiết trong những Phần Trích Đoạn và Nguồn Tham Khảo & Tường Trình sau: Tìm Hiểu Những Điều Kiện Đòi Hỏi Của TTP Là Ví Dụ 1: NGÀNH MAY MẶC: VN Không Thể Hưởng 0% Thuế Trong TPP? Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM nhận định: “ Theo tinh thần của Hiệp định này thì sẽ có 90% dòng thuế sẽ trở thành 0%, tuy nhiên để hưởng được điều này thì là một vấn đề rất lớn. Cụ thể đối với ngành dệt may phía Hoa Kỳ đưa một yêu cầu phải thực hiện chính sách họ gọi là tính từ sợi “yarn forward rule of origin ”. Theo chính sách này để hưởng được cái gọi là xuất xứ nội vùng, tức là bao gồm những vật liệu mua trong nước, những vật liệu mua trong vùng. Xuất xứ nội vùng này đối với ngành dệt may là phải có sợi ở trong nội vùng. Hay nói cách khác chúng ta phải mua sợi của các nước thành viên TPP mà cụ thể tức là mua sợi của Mỹ, vì trong các nước TPP khác thì không thấy có trồng bông hay làm sợi. Đây là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam khó mà đạt được khi TPP có hiệu lực, cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ chưa thống nhất được với nhau tuy nhiên cũng có tin là Hoa Kỳ có nhượng bộ đôi chút, họ có thể cho chúng ta một thời gian để thực hiện chính sách Yarn forward còn thời gian bao lâu và những loại vật liệu nào được loại trừ thì vẫn đang trong đàm phán và chưa có kết thúc cụ thể. ” Dệt may Việt Nam không hội đủ điều kiện? Theo lời ông Diệp Thành Kiệt, nếu Việt Nam tham gia TPP mà riêng ngành dệt may không được hưởng lãi suất ưu đãi cho hàng xuất vào Hoa Kỳ thì thật đáng tiếc và đối với dệt may thì sẽ không có gì khác trước. Nhận định về sự kiện các nước đều phải có sự nhân nhượng lẫn nhau để TPP hiện thực, ông Diệp Thành Kiệt phát biểu: “ Mục đích của TPP là gì, là phát triển thương mại nội vùng. Do đó các nước sẽ phải ràng buộc làm sao để cho các thành viên khác mua những sản phẩm của mình. Nếu mà đứng một cách khách quan, Hoa Kỳ là nước sản xuất ra nhiều bông sợi, mà giá thành bông sợi của họ tương đối không rẻ lắm so với các nước, vì giá nhân công họ cao các chi phí khác của họ cao. Chính vì vậy họ phải đưa ra các chính sách làm sao để sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm bông sợi của họ được tiêu thụ. Các bên cũng phải có sự nhượng bộ thì mới xích lại gần nhau được. Hoa Kỳ đã có nhân nhượng một chút và Việt Nam thì có các giải pháp tích cực, thí dụ hiện đang điều tra xem nhưng vật tư nào không thể mua được trong nội vùng, thì đề nghị cam kết trong bao lâu sẽ tự túc được, hoặc nếu không tự túc được thì phải mua trong nội vùng, nếu không sẽ không được hưởng lãi suất bằng 0%. THỦY SẢN: Qua hội nhập thị trường thế giới, thủy sản của Việt Nam là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 6 tỷ USD năm 2012 và trải nghiệm nhiều kiện tụng nhất về chống bán phá giá, chống trợ giá và nhiều rào cản kỹ thuật khác. Nam Nguyên nêu vấn đề này với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trụ sở ở Hà Nội và được ông trả lời: * Những vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp thực chất là những rào cản, thứ nhất từ những ngành công nghiệp nội địa họ muốn bảo trợ cho những hoạt động của họ. Ông Trương Đình Hòe. * Thị trường thế giới với các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu chúng tôi muốn đi sâu hơn nữa thì rõ ràng là việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được gắn lên hàng đầu. Ông Trương Đình Hòe. * Với xu thế phát triển cạnh tranh trên thị trường thế giới thì với vấn đề giá thành, có thể có những qui mô sản xuất nhỏ không còn phù hợp nữa thì buộc lòng phải thay thế. Ông Trương Đình Hòe. rfa.org/vietnamese/in_depth/inte-trad-barri-08202013064508.html TPP giúp Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường Phương thức tốt nhất để Việt Nam đạt được quy chế nền kinh tế thị trường là thông qua việc hai bên cùng nhau hoàn tất thành công việc đàm phán hiệp ước xuyên Thái Bình Dương TPP. Báo Sài gòn Tiếp thị trích lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, David Shear trong buổi họp báo tại đại sứ quán Mỹ vào chiều ngày 7 tháng 8. Đại sứ Hoa Kỳ nhìn nhận quy chế công nhận là nền kinh tế thị trường là một vấn đề có giá trị mang tính biểu tượng to lớn đối với Việt Nam, là cơ sở để đánh giá trong các vụ kiện chống bán phá giá. Đây là một quy trình gồm nhiều bước và được thực hiện bởi bộ Thương mại Mỹ. Hiện Việt Nam vẫn đang cố gắng để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, giúp tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên vẫn còn một số những trở ngại khiến Mỹ chưa thể công nhận Việt nam là nền kinh tế thị trường mà trở ngại lớn nhất chính là vấn đề quyền lập hội của người lao động. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi cuối tháng 7 vừa qua của chủ tịch Trương Tấn Sang, lãnh đạo hai nước đã thống nhất sẽ hoàn tất việc đàm phán TPP vào cuối năm nay. rfa.org/vietnamese/vietnamnews/tpp-help-vn-08082013105408.html Đời sống co cụm của ngư dân phá Tam Giang -Tự cung tự cấp: Với lượng dân cư gần 10 ngàn người, trong đó hai phần ba là lao động chính trong nhà, nhưng người dân xóm Chồ vẫn không tài nào ngóc đầu lên được, một phần vì xóm Chồ ở quá xa những nơi dân cư đông đúc, một nữa vì địa hình hiểm trở, leo lét cứ như giữa ốc đảo, gần như cách ly với thế giới thị thành mặc dù đi theo đường chim bay, xóm Chồ chỉ cách thành phố Huế chưa đầy 25km. Nhưng bước vào xóm Chồ, cảm giác như đang bước vào một thế kỉ nào đó thật xa lạ với thế kỉ hiện đại của con người. Ông Trần Văn Pha, ngư dân xóm Chồ kể với chúng tôi: “Dạ ở đây cực lắm anh ơi! Ở đây về mùa ni thì làm có tiền nhưng về mùa đông, mùa lụt gió máy quá không dám làm nên không có tiền. 3h mình đi lôi, khoảng 7h, 8h thì về bán tôm cá. Ở đây gió máy thì ở nhà, ngày mô tạnh thì đi làm, thời xưa cá rẻ, bây giờ tôm cá đắt, thứ gì cũng đắt, ngày xưa một ký 15 ngàn đồng, bây giờ 50 ngàn đồng một ký. Dạ… Lượng cá… ngày xưa là 100%, bây giờ thì khoản 30%, 40% thôi…!”. ...Dạ ở đây cực lắm anh ơi! Ở đây về mùa ni thì làm có tiền nhưng về mùa đông, mùa lụt gió máy quá không dám làm nên không có tiền. Ông Trần Văn Pha Bà Hoa, vợ ông Trần Văn Pha, cho chúng tôi biết thêm rằng đời sống của ngư dân trên phá Tam Giang cứ trầm trầm, không thể nói là sướng mà cũng khó gọi là nghèo, vì nhà nào cũng ăn nhín uống nhịn, bằng mọi giá phải xây dựng cho được một căn nhà bê tông, cốt thép, lợp ngói, vì muốn sống được, tồn tại được nơi đầu sóng ngọn gió này, không có cách nào khác là xây nhà cho kiên cố, có ăn hai ngày một bữa hoặc ba ngày hai bữa cơm cũng chấp nhận. Nhà ở đây mà không được kiên cố, chỉ cần một trận bão nhỏ là mọi thứ tan tành. Bà Hoa nói: “Quẳng (gió quật) ở đây quanh năm luôn… Mình hôm nào dư dật thì kiếm được hai trăm, hai trăm rưỡi ngàn đồng (tương đương 10 USD – PV), là nhiều nhứt đó, mà ít khi nào được vậy lắm, ngày trăm, trăm rưỡi thì thường gặp (tương đương 5 đến 7USD – PV), ở đây toàn mua gạo chứ không có ruộng đâu. Ở đây bán từ sớm mai thấu buổi trưa, tiền cá tôm á, là họ mua ra không đưa liền, họ đợi có cá có tôm rồi bán cho người khác, trả cho mình mua mắm muối…” rfa.org/vietnamese/in_depth/fishm-in-tamgiang-watr-08072013074553.html Thành quả và bất cập trong chuyến công du lớn của CT Trương Tấn Sang & TT Hoa Kỳ B. Obama: Những bất cập GS Nguyễn Mạnh Hùng: Một cách tổng quát, thành quả không đúng như dự đoán, nhưng cũng có một số điều thuận lợi. Trước hết, về những gì không đúng theo tiên đoán, hay ước vọng, thì trong hội nghị Shagri La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đoc một diễn văn rất lớn, nói rằng Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược với tất cả các hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An; ba năm trước đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng nói Hoa Kỳ muốn tạo đối tác chiến lược với Việt Nam, Hai bên đều có ý muốn đó. Sau đó Việt Nam đi nhiều nước để ký các hiệp ước đối tác chiến lược. Riêng đối với Mỹ khi đến đây người ta không thấy chuyện đó.Như vậy rõ ràng đã không như tiên đoán, hay kỳ vọng. Điểm thứ hai: Khi Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh rồi sau đó là Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ sang Mỹ trước ông Sang có một tháng thôi, có nói Việt Nam muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Mỹ, trong đó có quan hệ quốc phòng nữa. Như vậy chuyến đi của ông Sang cũng không đưa đến những gì khác biệt với những điều như ông Tỵ đã nói, và kém với những gì mong muốn của ông Dũng. Điểm kế tiếp, ông Thanh cùng ông Tỵ đều nói nếu bình thường hoá quan hệ quốc phòng thì dĩ nhiên phải bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, nhưng việc đó cũng không xảy ra. Vì vậy một chuyến thăm lớn mà không đạt được những kết quả đó thì không đúng với dự đoán hay ước vọng. Những thành đạt: Tuy nhiên, ngược lại, có những điểm khác phản ảnh mối quan tâm của Việt Nam. Có một điều ít người để ý là trong bản tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo, thường thường có những điều khoản tôn trọng lẫn nhau, lưỡng lợi, không can thiệp nội bộ... thì lần này có câu "tôn trọng thể chế chính trị" của nhau. Điều đó phản ảnh sự quan tâm của Việt Nam. Một điểm khác cũng ít được để ý, là hai ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tiếng Anh ở Việt Nam để Việt Nam có thể hoạt động hữu hiệu hơn khi TPP được lập ra. Đó là mối quan tâm của hai người, và là điều ông Mỹ muốn. Trong lãnh vực hợp tác thì Việt Nam cũng được một điều là lần đầu tiên thông cáo chung nói đến vấn đề biển Đông, gọi là biển Nam Trung hoa. Trong đó Tổng thống Mỹ có ý muốn quốc tế không sử dụng võ lực; điều này đúng với lập trường của Việt Nam, hay có thể nói Mỹ thiên về lập trường của Việt Nam rõ rệt hơn trong vấn đề biển Đông. Một điểm quan trọng nữa, là hiệp ước giữa công ty dầu khí Mỹ với Petro Vietnam. Trung Quốc thường doạ là nước ngoài không nên phát triển khai thác gần vùng tranh chấp (ở biển Đông), nay Mỹ xác nhận là những công ty này sẽ hoạt động (ở nơi đó) tại Việt Nam. Điều này giúp Việt Nam được an tâm hơn, với sự giúp đỡ của Mỹ. Đó là những điều tôi thấy có positive: Vấn đề an ninh quốc phòng BTV Việt-Long: Thoả thuận hợp tác an ninh quốc phòng trong hội nghị thượng đỉnh vừa rồi có quy định tiếp tục cộng tác theo tinh thần "bản ghi nhớ năm 2011 về tăng tiến hợp tác quốc phòng song phương"; vậy thoả thuận này có đem lại cho Việt Nam một bảo đảm nào về lãnh hải, lãnh thổ không? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Không có bảo đảm nào, chỉ có tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng thôi. Tăng cường như vậy thì đến đâu mới hay đến đó, Mỹ không bảo đảm gì cả. Chỉ có việc là năm 2008 Tổng thống Bush có cam kết trong thông cáo chung với ông Dũng, có nói là Mỹ "ủng hộ sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của Việt Nam". Ủng hộ không có nghĩa là cam kết bảo vệ, hai cái khác nhau, thì nguyên tắc đó vẫn tiếp tục. Còn có cam kết bảo vệ nhau không thì tuỳ diễn tiến trong khi hai bên có quan hệ quốc phòng. Lợi ích của TPP: BTV Việt-Long: Hiệp ước kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP một khi hoàn tất có đem lại lợi ích gì cho Việt Nam khi sức sản xuất của Việt Nam thua kém hầu hết các nước thành viên hiệp ước? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có nhiều cái lợi. Trước hết là mở được thị trường lớn của nước Mỹ. Những rào cản cản trở những gì Việt Nam làm được sẽ mở ra, có lợi cho rât nhiều. Dĩ nhiên có những rắc rối về sự đòi hỏi nguồn nguyên liệu (của hàng dệt may là một ví dụ) nhưng TTP vẫn là điều lợi hiển nhiên nếu được thực hiện. Ngoài ra còn những điều lợi khác, không thuần kinh tế mà có thể cũng gián tiếp liên quan đến kinh tế, chẳng hạn khi tham gia hiệp ước đó thì phải cải tổ rất nhiều, tức là đụng chạm đến vấn đề SOE, các công ty xí nghiệp quốc doanh, mà hiện nay như là vùng cấm kỵ. Nên Việt Nam muốn cạnh tranh, bắt buộc phải cải tổ lãnh vực đó. Và khi vào TPP thì có một initiative, có pressure, có áp lực bắt buộc cải tổ, thì đó là điều tốt cho Việt Nam. Thêm nữa, khi Việt Nam vào TPP thì đại đa số trong đó là những nền kinh tế thị trường, nên Việt Nam đương nhiên được chấp nhận như một nền kinh tế thị trường với những quyền lợi của kinh tế thị trường mà hiện nay Việt Nam chưa có. Trong TPP thì Việt Nam là nước Cộng Sản duy nhất, các nước khác đều là không cộng sản, họ đều là dân chủ hay bán dân chủ. Sự trao đổi này cũng có ảnh hưởng khuyến khích Việt Nam cải tổ chính trị, học hỏi được kinh nghiệm của các quốc gia để cải tổ cho thể chế của mình phù hợp với thể chế các nước khác, đưa đến những sự cộng tác mật thiết hơn. Những điều lợi đó là những điều quan trọng mà không phải là tính bằng tiền. Vấn đề nhân quyền: BTV Việt-Long: Trong lãnh vực nhân quyền hai bên không nói tới một trường hợp cụ thể nào, trong khi người mà Tổng thống Obama từng nhắc đích danh, lá blogger Điếu Cày, thì vẫn đang tuyệt thực. Những người khác từng được hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam trả tự do cũng không được nhắc tới trong thông cáo chung cũng như trong buổi họp báo. Như vậy Hoa Kỳ đã đạt được lợi ích nào về mặt ủng hộ dân chủ và nhân quyền trên thế giới, là lý tưởng và cũng là nhiệm vụ mà nước Mỹ tự gánh vác? GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi đã nói nhiều lần là quyền lợi quốc gia có ba loại: chiến lược, kinh tế và quyền lợi về giá trị của mình, tức là value. Hoa Kỳ nói đến việc đó từ thời Tổng thống Carter, và càng ngày vấn đề nhân quyền càng trở thành quan trọng trong nội bộ nước Mỹ. Từ sau ông Carter nhiều định chế nhân quyền được lập ra. Đã có định chế thì người ta phải hoạt động. Vì thể nhân quyền là vấn đề không bỏ được. Còn lần này thì thông cáo chung có nói đến vấn đề nhân quyền. Có nhấn mạnh rằng vấn đề nhân quyền rất quan trọng. Những thành quả nhỏ, và nhãn quan tích cực: Việt-Long: GS vui lòng cho một nhận định tổng quát và toàn diện về hội nghị thượng đỉnh vừa rồi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. GS Nguyễn Mạnh Hùng: Về phương diện quốc gia, người ta thấy có một số điểm tiến tới giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng tương đối nhỏ. Phải chờ xem sau khi lập ra 9 cơ chế tăng cường quan hệ, người ta có làm được gì không, tiến bộ tới đâu. Nói cách khác đây là một dự án chưa hoàn thành; tuy nhiên cũng đạt được một số điểm để tiến tới đó, đó là điểm thứ nhất mà tôi thấy. Điểm thứ hai là, không đúng như người ta tiên đoán, hay kỳ vọng, như ký được TPP, ký được đối tác chiến lược, thì chưa tới được chỗ đó. Ngược lại có vài điểm tuy nhỏ những cũng có positive (trong nhãn quan của) đối với người Mỹ. Ví dụ cung cách hành xử của ông Trương Tấn Sang. Ông Sang là một nguyên thủ Việt Nam đầu tiên đến phát biểu trong một thinktank hàng đầu của nước Mỹ, là Trung tâm nghiên cứu chiến lược và bang giao quốc tế CSIS (Center for Strategic and International Studies); dĩ nhiên bài nói chuyện của ông Sang thì đã được soạn sẵn, nhưng phần trả lời thì ông trả lời rất lưu loát, rất thoải mái trước một cử toạ toàn là những chuyên viên. Và tôi đã thấy người ta vỗ tay ông ấy trong một số những câu trả lời. Điểm thứ hai, mà tôi thấy ông cũng khôn khéo, là sau cuộc gặp gỡ ở CSIS thì ông Sang đi New York, qua ngày hôm sau, sau một số buổi họp, tiếp tân, ông ấy đã đặc biệt gặp riêng ông bà Clinton. Việc này là một hành động khá khéo léo, người ta có thể gọi là "dùng hòn đá ném chết hai con chim". Thứ nhất ông ấy chứng tỏ Việt Nam cảm nhận, cám ơn vị Tổng thống đầu tiên ra quyết định dỡ bỏ hàng rào với Việt Nam, là người đầu tiên sang thăm Việt Nam khi ông (Clinton) còn tại chức. Điều thứ hai là ông tìm cách, có thể là làm thân với ba Clinton, người có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới. Đó là hành động đầu tư cho tương lai, có ý nghĩa về phương diện bang giao giữa hai nước. rfa.org/vietnamese/in_depth/gain-and-no-gain-in-vn-s-president-s-visit-to-the-us--itw-with-prof-nguyen-manh-hung-08012013125003.html VN hy vọng đàm phán TPP hoàn tất cuối năm 2013 rfa.org/vietnamese/vietnamnews/tpp-hopefully-done-by-year-end-vn-says-07252013094827.html Việt - Mỹ đẩy mạnh vòng đàm phán mậu dịch tự do rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-intensify-talks-despite-protests-07252013094138.html Nông sản Việt phản ứng tiêu cực với TPP rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-agri-prod-n-tpp-07242013140940.html Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng thảo luận TPP với VN rfa.org/vietnamese/in_depth/call-suspension-trade-w-vn-tt-07242013180918.html Lơi ích TPP: Dệt may VN không có “cửa” rfa.org/vietnamese/in_depth/text-gar-get-do-dor-tpp-07232013071157.html
Posted on: Thu, 22 Aug 2013 16:20:13 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015