Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam chống tăng - TopicsExpress



          

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam chống tăng thiết giáp Cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch trong tương lai, nếu xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh tổng lực của tất cả các đòn tấn công của đối phương trên không, trên biển, trên đất liền với các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất và sức mạnh hủy diệt cao nhất. Chuyển biến tăng thiết giáp thế giới từ chiến tranh Iraq Đòn tấn công trên bộ nếu tính từ thời điểm của chiến tranh Iraq, sẽ là đòn tấn công của công nghệ và kỹ thuật hiện đại, với sự tham gia của các quân binh chủng kỹ thuật với số lượng rất lớn và sức mạnh đột phá rất cao. Trong chiến tranh, sức mạnh tấn công dựa chủ yếu vào đòn công kích của các phương tiện cơ giới bọc thép, mà mũi nhọn đột phá tuyến phòng ngự, thọc sâu vào hệ thống phòng ngự biên giới (cả trên hướng đường bộ và hướng biển) sẽ là các xe tăng, xe thiết giáp. Chiến trường hiện đại đặt ra một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với tất cả các lực lượng phòng ngự, thông thường có quân số thấp hơn, vũ khí trang bị cũ và lạc hậu hơn nhiều lần. Đó là tổ chức chiến đấu với các cụm binh lực cơ động mạnh của đối phương được biên chế tăng, thiết giáp hiện đại thế hệ thứ 3, thứ 4 và trong tương lai gần, có thể là thứ 5. Số lượng xe tăng, xe thiết giáp ở Mỹ và Liên bang Đức trong thời gian vừa qua tăng gấp đôi, chỉ tính từ năm 2011 đến nay, số lượng xe tăng Trung Quốc đã tăng lên từ 200 – 300 xe tăng. Trong giai đoạn ngày này, ở Mỹ và Đức, các xe tăng gồm có các xe thế hệ thứ 2 М60А3, Leopard 1A4”. Xe tăng thế hệ thứ 3 như М1/М1А1 Abrams, “Leopard -2”, Challenger 1/2 cùng với các phiên bản hiện đại hóa của các xe này. Từ năm 1992 quân đội NATO đã tiếp nhận thêm xe tăng thế hệ thứ 4 Abrams М1А2. Với sự hiện diện của gần 10 nghìn xe tăng các loại từ thế hệ thứ hai T-54, T-59. Trung Quốc đã biên chế hầu hết cho 7 quân khu các xe tăng T-96 và tăng cường sản xuất các xe tăng thế hệ thứ 4+ T-99. Các xe tăng thế hệ thứ ba và sau đó được tăng cường gấp nhiều lần các thông số tính năng kỹ chiến chiến thuật, và đi kèm theo nó là năng lực tác chiến. Hoàn thiện và hiện đại hóa giáp bảo vệ cho phép tăng cường khả năng bền vững chống các loại đạn hiệu ứng nổ lõm đến 5 lần, chống các loại đạn xuyên giáp thứ cấp tăng lên 3 lần. Khả năng tự bảo vệ của M1A2 cũng được tăng cường nhiều hơn, nếu so sánh với các loại xe tăng cùng lại Abrams, khả năng bền vững trước các loại đạn xuyên giáp (đạn dưới cỡ, hạt nhân xuyên phá vùng bán cầu phía trước tăng 2,5 lần, đạn nổ lõm đã tăng hơn 10 lần. Tốc độ xạ kích của pháo tăng cũng tăng lên nhiều lần cùng với độ chính xác và tầm bắn của các tăng thiết giáp hiện đại. Các xe tăng được lắp đặt các trang thiết bị như kính ngắm quang ảnh nhiệt, hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu, bao gồm cả dẫn đường đạn và chỉ thị mục tiêu trên vũ trụ, các hệ thống trang thiết bị thân xe, từ hệ thống động lực, truyền động lực, hệ thống truyền thông và thông tin liên lạc, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống điều khiển xe đều được đồng bộ hóa trong một thể thống nhất và rất năng động trong tác chiến. Với các thiết bị điều khiển dẫn đường và hệ thống nhìn đêm thụ - chủ động, xe tăng, thiết giáp các loại có thể tác chiến thuận lợi cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện khói bụi dày đặc và hạn chế ánh sáng. Tiến trình hiện đại hóa tất cả các phương tiện cơ giới nói chung bao gồm cả xe tăng, xe bộ binh cơ giới, xe thiết giáp và các loại xe bọc giáp hiện đại khác đã cho phép NATO tăng cường gấp hai lần năng lực tác chiến của các lực lượng binh chủng hợp thành và các lực lượng liên quân. Tất cả những tiến trình hiện đại hóa tăng thiết giáp đều khẳng định một điều: các cường quốc quân sự trên thế giới, khi thể hiện khả năng chiến đấu theo nguyên tắc “trinh sát – hỏa lực” của các chiến dịch tác chiến hiện đại (tiêu diệt các cụm binh lực của đối phương được tiến hành từ xa). Các đơn vị binh chủng hợp thành tăng thiết giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng là đập tan và tiêu diệt hoàn toàn sức kháng cự của đối phương. Ví dụ như khi chuẩn bị cuộc can thiệp vũ trang vào Iraq năm 1991, các nước trong khối quân sự NATO và đồng minh đã tổ chức những cụm binh lực chiến dịch chiến thuật rất mạnh, cụm binh lực tác chiến chủ lực bao gồm có: quân đoàn số 7 của Mỹ (lữ đoàn 1 TTg, lũ đoàn 3 TTg, sư đoàn BBCG số 1 và số 2, sư đoàn BB số 1) sư đoàn TTg số 1 của Anh, sư đoàn TTg số 6 của Pháp, các đơn vị liên quân TTg của các nước đồng minh. Toàn bộ cụm binh lực tác chiến chủ lực có biên chế gần 4000 xe tăng và một số lượng khổng lồ xe thiết giáp và xe bộ binh cơ giới. Do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện tấn công hỏa lực như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất, trên không và trên biển, các dàn pháo phản lực tầm xa và hệ thống các trận địa pháo binh các cỡ nòng, đòn tấn công hỏa lực sẽ được triển khai với quy mô lớn, nếu tính đến những chiến dịch hiện nay như chiến dịch Enduring Freedom (Tự do bền vững) ở Afganixtan, chiến dịch Operation Iraqi Freedom (Iraq tự do). Các lực lượng tấn công chủ lực đã sử dụng đến hàng nghìn tên lửa hành trình các loại, nhiều nghìn quả bom có điều khiển và rơi tự do, hàng chục nghìn quả đạn pháo và tên lửa không điều khiển tấn công vào tất cả các mục tiêu trên truyến phòng ngự và sâu trong hậu phương chiến trường. Hỏa lực có độ chính xác cao phá hủy hầu hết mọi mục tiêu, mọi công trình phòng thủ, mở các hành lang tiến công cho các lực lượng tăng thiết giáp. Các đòn tiến công hỏa lực thường diễn ra bất ngờ, tập trung, kéo dài liên tục và có sức hủy diệt vô cùng to lớn, với chiều sâu chiến dịch của mật độ hỏa lực cao từ 100 – 300 km. Song hành cùng với việc sử dụng đòn tiến công hỏa lực tầm xa mang tính hủy diệt. Các cụm binh lực tăng thiết giáp có thể từ vị trí tập kết cách tuyến phòng ngự (tuyến biên giới) hàng trăm km, bằng các phương tiện vận tải như tàu cao tốc, tàu quân sự tốc độ cao, máy bay đổ bộ, trong thời gian ngắn nhanh chóng đưa các phương tiện chiến đấu tiếp cận tuyến triển khai đội hình chiến đấu cấp đơn vị (sư đoàn). Các lực lượng binh chủng hợp thành kết hợp với không quân chiến trường (máy bay cường kích, máy bay tiêm kích, máy bay trực thăng vũ trang) dưới sự yểm trợ của hỏa lực tầm trung và tầm gần (pháo phản lực, pháo binh, máy bay cường kích) sử dụng lực lượng tăng thiết giáp hiện đại đột phá các cửa mở của tuyến phòng thủ, lực lượng đột phá có thể lên tới vài trăm xe tăng, xe thiết giáp hạng năng, pháo tự hành, xe BBCG và xe thiết giáp. Các mũi tiến công chủ lực này dưa vào tuyến đường giao thông đã phát triển, ồ ạt tấn công thọc sâu với tốc độ hành tiến rất cao, đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu như thị trấn, thị xã, khu dân cư, hình thành thế bao vây các trận địa phòng ngự, đồng thời các máy bay đổ bộ đường không cũng nhanh chóng đổ bộ lực lượng nhảy dù vào sâu trong hậu phương chiến trường, các lực lượng đổ bộ đường biển cũng đổ bộ lên bờ biển và phát triển sâu đòn tấn công vào hướng đất liền, bao vây, chia cắt và tiêu diệt lực lượng phòng ngự Trong hình thái chiến dịch tác chiến tiến công hiện đại với tần suất cao và thời gian tiến hành chiến tranh ngắn (từ vài ngày đến 3 tháng). Lực lượng đột phá, thọc sâu và phát triển kết quả tấn công là những đơn vị xe tăng, xe thiết giáp hiện đại được sự yểm trợ hỏa lực của không quân và chi viện bằng các phương tiện tấn công hỏa lực tầm xa. Do khả năng tự bảo vệ cao, các lực lượng công kích chủ lực sẽ quét sạch mọi sự kháng cự trên đường hành quân, tạo điều kiện cho lực lượng bộ binh đi cùng hoặc tiếp theo kết thúc chiến trường, bao vây và tiêu diệt các lực lượng phòng ngự đang bị chia cắt. Rõ ràng trong một hình thái chiến trường và kịch bản tác chiến như vậy, đối với lực lượng phòng thủ, tăng thiết giáp là mục tiêu quan trọng phải bị tiêu diệt. Bẻ gãy đòn tấn công bằng tăng thiết giáp của đối phương là phá hủy hoàn toàn ý đồ và kịch bản tác chiến. Bị đánh chặn và không phát huy được sức mạnh chiến đấu tiến công của tăng thiết giáp, chiến dịch xâm lược của kẻ thù được coi là hoàn toàn thất bại. Tương tự như cuộc chiến đấu giữa lực lượng Hezbollah chống lại cuộc tập kích Lebanon của quân đội Israel, lực lượng tăng thiết giáp đã không phát huy được sức mạnh đột phá và bao vây tiêu diệt. Chiến dịch đã không hoàn thành được mục đích đề ra mà còn gây tổn thất cho lực lượng tăng của Israel. Trong một cuộc chiến đấu đối kháng với sức mạnh vượt trội của đối phương, để đấu tranh với các lực lượng tăng thiết giáp của đối phương, điều kiện tiên quyết dành thắng lợi là cần có một hình thái tổ chức chiến thuật đặc biệt, kết hợp các loại vũ khí trang bị, phương tiện chống tăng và các hình thức chiến thuật chống tăng. Trong chiến tranh phòng ngự, các loại vũ khí chống tăng rất phong phú, nhưng chủ yếu bao gồm: các phương tiện trinh sát, pháo binh tầm xa, xe tăng thiết giáp có vũ khí chống tăng, các trận địa mìn chống tăng kết hợp và các loại súng chống tăng cá nhân hoặc tổ săn tăng. Hệ thống hỏa lực chống tăng tầm xa Hệ thống hỏa lực chống tăng tầm xa bao gồm: các phương tiện trinh sát “tầm xa” có khả năng đeo bám, theo dõi mục tiêu, xác định tọa độ của các cụm tăng thiết giáp và BBCG đi cùng, phối kết hợp với lực lượng pháo binh tầm xa có độ chính xác cao, hình thành hệ thống trinh sát – hỏa lực. Nòng cốt của hệ thống hỏa lực chống tăng này là các tổ hợp pháo phản lực tầm xa, trong điều kiện phát triển hiện đại là các loại đạn tên lửa cassette mang nhiều đầu đạn, các đầu đạn này là đầu đạn tự dẫn, tự tìm mục tiêu nhằm vô hiệu hóa và phá hủy các mục tiêu thiết giáp. Các phương tiện trinh sát có thể là các thiết bị trinh sát và xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu tại chỗ. Cũng có thể là các phương tiện bay không người lái UAV. Hệ thống diệt tăng “trinh sát – hỏa lực” cần phải đảm bảo trinh sát và tấn công được các cụm tăng – thiết giáp trên toàn bộ tuyến phòng ngự và trên chiều sâu từ 150 – 200 km tiêu diệt mục tiêu trên chiều dài đội hình tấn công của đối phương. Hệ thống trinh sát mặt đất (các trạm trinh sát và chỉ thị mục tiêu) trinh sát trên không, máy bay trinh sát không người lái). Trong đó đặc biệt chú trọng máy bay trinh sát không người lái, hoạt động trên cơ sở quang điện tử, ảnh nhiệt và âm thanh. Hệ thống radar cảnh báo sớm, các trạm trinh sát mặt đất, các máy bay không người lái, hệ thống thông tin và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa cao độ phải được tích hợp lại trong một thể thống nhất, hoạt động nhanh, đồng bộ và hiệu quả với thời gian ngắn nhất và độ chính xác cao nhất. Do đặc điểm tác chiến hiện đại, yêu cầu của pháo binh – tên lửa là phải đánh trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu tiên. Cũng từ những yêu cầu quan trọng đảm bảo tính sống còn của lực lượng pháo binh – tên lửa chống tăng tầm xa, các hệ thống phải được đồng bộ hóa ngay từ các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Các tổ hợp pháo binh – tên lửa, phương tiện trinh sát, thông tin liên lạc cần được chuẩn hóa và đồng bộ hóa, đảm bảo tối ưu hóa khả năng khai thác các tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển các loại đạn tự dẫn hoặc bán tự dẫn radars, laser bán chủ động cho các pháo có cỡ nòng 122, 130, 152 mm. Những loại đạn này cho phép các khẩu đội pháo có thể hoạt động độc lập, đáp ứng yêu cầu nguyên tắc: “hỏa lực tập trung, hỏa khí phân tán” và nguyên tắc “công kích – cơ động” liên tục, nâng cao hệ số sống còn của pháo binh trong chiến đấu.
Posted on: Tue, 15 Oct 2013 00:03:00 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015