Nước ư! chỉ có thể là …nước mắt. Từ xưa - TopicsExpress



          

Nước ư! chỉ có thể là …nước mắt. Từ xưa đến nay, chưa bao giờ sự gia tăng bất công bằng thu nhập lại rõ nét đến như vậy. Sự bất công bằng thu nhập đó dẫn đến nhiều hệ quả mà một tầng lớp người chiếm đã số trong xã hội không bao giờ mong đợi đó là tầng lớp nông dân, bởi từ xưa đến này nông dân gắn liền với cái nghèo, cái khổ đã thành quy luật. Vậy ai đã chọn cho họ cái nghề này? là sự phân công lao động trong xã hội, là truyền thống gia đình, hay định mệnh; số phận theo quan niệm duy tâm. Nói thật lòng thì có lẽ chẳng ai trong chúng ta muốn làm nông dân hết, bởi giữa thu nhập và công sức bỏ ra chưa bao giờ có sự tương xứng chứ chưa nói đến cái địa vị của tầng lớp này trong xã hội. Trong xã hội bây giờ người nông là người đơn độc. Chẳng có ai bảo vệ cho lợi ích vốn rất chính đáng của họ. Trong tất cả các quan hệ được thiết lập, họ bảo giờ cũng là kẻ yếu thế; khi đóng vai trò người mua thì người khác định giá và hầu như họ không có cái quyền thương lượng; Đến khi bán cũng thế, sự công bằng thật là xa xỉ. “Phi nông bất ổn” ư?, chẳng ai quan tâm đế giá nông sản, kể cả cơ quan chịu trách nhiệm cho việc này, họ chỉ quan tâm đến giá vàng mà thôi. Hàng năm có biết bao nhiêu cán bộ khoa học về nông nghiệp được đạo tạo ra trường. Họ sẽ trở về với cánh đồng nơi họ đã sinh ra để áp dụng kiến thức mà họ đã có được nhằm cải thiện năng suất, tạo hiệu quả cho người nông dân trong sản xuất, câu trả lời là rất ít. Họ trở về không phải để làm giàu cho người nông dân mà là những công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, … Người nông dân kiếm tiền để làm gì? Họ tìm mọi cách để kiếm tiền cho mình, kể cả những hành vi có thể gọi là thiển cận, tiểu nông, thậm chí là hơi phi đạo đức. Họ kiếm tiền để làm gì? Để trang bị các phương tiện vật chất xa xỉ nhằm thỏa mãn cho bản thân? không thể, bởi rất ít người nông dân nào dám đánh đổi sức lao động của mình vào những việc ấy (1 cái Iphone tương đương với 5 tấn lúa hoặc 20 tấn mía). Họ kiếm tiền để lo và chuẩn bị cho thế hệ sau của mình thực hiện việc quay lưng lại với nghề nông. Bởi vậy mới có chuyện một người nông dân sẳn sàng bán một hoặc hai công ruộng; vườn để “bôi trơn” cho con em mình xin vào làm ở một nơi nào đấy. Vì theo họ, nếu làm nghề nông, con em họ với một hoặc hai công ruộng; vườn sẽ sống như thế nào?. Không phải là một hành động vô lý. Tự hào cái gì? Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng thứ hai thế giới, thậm chí có lúc đứng đâu thế giới. Cơ quan quản lý tự hào, nhận bằng khen, rồi báo chí ca tụng. Họ có bao giờ tự hỏi những người nông dân đã làm ra hạt gạo này có bao giờ được mĩm cười không? khi mà giá lúa như vậy. Thiết nghĩ họ chắc cũng chẳn quan tâm ở mức cần thiết. Đối lập với tầng lớp người nghèo là ai! Đó là những người giàu, thậm chí là siêu giàu, họ đại diện cho ai trong xã hội nay? Doanh nhân thành đạt, thành phần trí thức, người của công chúng hay ai đó được sự giàu có thông qua việc phân bổ bất công thường thấy. Họ sẳng sàn chứng minh cái đăng cấp của mình thông qua việc mua các sản phẩm đắt tiền, thành ngữ so sánh thường dùng là họ đai diện cho nhóm người “tiêu tiền như nước”, nhưng nước đó chỉ có thể là nước … mắt của người nghèo.
Posted on: Wed, 24 Jul 2013 05:11:55 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015