NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ISO 9000 ISO 9000 là bộ tiêu - TopicsExpress



          

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ISO 9000 ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Standard Organization) ban hành, nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng có thể áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong mọi tổ chức với mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. ISO 9000 nêu lên các yêu cầu cho doanh nghiệp để đảm bảo quản lý có tính chiến lược và tính hệ thống. ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách và biện pháp chỉ đạo chất lượng; thiết kế và triển khai sản xuất; kiểm soát quá trình cung ứng nguyên vật liệu, kiểm soát các công đoạn công nghệ; kiểm soát quá trình dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm; quản lý nhân sự, tài liệu và đánh giá chính xác tình hình nội bộ; Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là bộ tiêu chuẩn về sản phẩm mà là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản trị chất lượng, do vậy chứng nhận là chứng nhận cho hệ thống. ÐIỀU KIỆN CẦN ÐỂ ÁP DỤNG ISO 9000 1. Lãnh đạo doanh nghiệp - Điều kiện tiên quyết: - Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 9000 - Nắm chắc nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 . - Hoạch định chính sách, mục tiêu chất lượng, phạm vi thực hiện. - Cử thành viên trong Ban lãnh đạo phụ trách chương trình. - Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai. 2. Thành viên của Doanh nghiệp - Yếu tố quyết định: - Hiểu được ý nghĩa,mục đích của quản lý chất lượng. - Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao. - Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với công việc cụ thể. 3. Trình độ công nghệ, thiết bị: - Có đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu. - Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến chất lượng. - Đáp ứng các qui định của Nhà nước, của Ngành. 4. Chuyên gia tư vấn: - Có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng ISO 9000 . - Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp và có tính thuyết phục. - Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ÐỂ ÁP DỤNG ISO 9000 1. Soạn thảo hệ thống tài liệu. 2. Áp dụng có hiệu quả theo hệ thống tài liệu đã viết. 3. Kiểm tra, điều chỉnh lại những gì làm chưa phù hợp, chưa hiệu quả. 4. Lưu trữ bằng chứng của việc thực hiện. 5. Thu thập, xử lý thông tin. 6. Cải tiến hệ thống, nâng cao khả năng cạnh tranh. BỐN QUY TẮC XÂY DỰNG ISO 9000 - Viết ra những gì cần phải làm - Làm đúng những gì đã viết, viết lại thành hồ sơ những gì đã làm. - Đánh giá những gì đã làm so với những gì đã viết ra. - Tiến hành khắc phục và xây dựng biện pháp phòng ngừa. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 9000 1. Về quản lý nội bộ: - Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả. - Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí. - Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết. - Củng cố uy tín của lãnh đạo. - Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên. - Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng. - Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. 2. Về đối ngoại: - Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. - Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng. - Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện. - Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh. - Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực. - Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp. - Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng. MỘT SỐ KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9000 1. Phải thay đổi những thói quen cũ chưa tốt bằng thói quen mới tốt hơn: Doanh nghiệp thường gặp phải trở ngại do sức ì tâm lý không muốn thay đổi, và thói quen lâu đời đã ăn sâu vào tiềm thức. 2. Xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng: - Việc ghi lại những gì đang làm một cách có hệ thống khá phức tạp (nên thường cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn). - Việc xây dựng thói quen thực hiện có kế hoạch, tuân thủ các qui định và ghi lại những gì đã làm là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian. 3. Vai trò của lãnh đạo: Khó khăn trong việc: - Phân công rõ trách nhiệm - quyền hạn của từng vị trí và sự phối hợp giữa các bộ phận. - Cung cấp nguồn lực: Thời gian, đào tạo, sự hợp tác. - Kiểm soát, duy trì hệ thống thường xuyên.
Posted on: Sun, 23 Jun 2013 07:35:21 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015