NỤ TẦM XUÂN Viết tặng cho tất cả chị em phụ nữ - TopicsExpress



          

NỤ TẦM XUÂN Viết tặng cho tất cả chị em phụ nữ để biết cách chăm sóc sắc đẹp từ nụ tầm xuân, các bạn nam giới củng cần đọc để biết thêm cách tạo hạnh phúc cho các cục cưng trong gia đình!! Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay! Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. (Ca dao Việt Nam) Tầm xuân, danh pháp khoa học Rosa canina L., là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc châu Âu, Tây Bắc Phi và Tây Á. Tên Việt: tầm xuân Tên Hoa: 野薔薇(dã tường vi), 多花薔薇(đa hoa tường vi) Tên Anh: multiflora Rose, rambler Rose Tên Pháp: rosier Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ: Hoa Hường (Rosaceae) Nhiều nơi trên đất Bắc gọi cây hoa hồng dây hay hồng leo là cây tầm xuân. Loại này, cây, lá, nụ, hoa, như thể hoa hồng. Thuộc họ hoa hồng. Có nơi dùng nó làm gốc để lai ghép các loại hoa hồng nhập nội. ầm xuân là loài cây bụi sớm rụng lá có chiều cao từ 1–5 m, mặc dù đôi khi chúng cũng có thể leo cao hơn tới ngọn của các loài cây khác. Thân tầm xuân có nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5-7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, biến đổi từ hồng đậm tới trắng, với đường kính 4–6 cm và có nhiều cánh, lúc chính thành quả màu cam đỏ cỡ 1.5–2 cm. afamily.vn/xem-an-choi/muon-sac-mau-nhung-nu-tam-xuan-20110130111136203.chn Cây hồng dây khác hoa hồng hay hoa hường hai điểm. Thứ nhất, không mọc thẳng đứng như các loại hoa hồng. Thân mềm hơn, mảnh hơn, leo thành giàn. Leo trên ban công, hoặc trùm lên bờ tường trước nhà. Thứ hai, chồi của hoa hồng dây thường đơm một chùm nụ, nở thành một chùm hoa. Hương tầm xuân cũng chẳng thể mùi hương nào so sánh được, mùi hương đồng nội thanh sạch thấm vào một buổi sáng mùa Xuân, đã nâng lên tay một lần, đã biết đến thì khó mà quên được. Không nồng nàn, không chói gắt, đóa đồng nội thầm lặng tỏa trong không gian mùi hương của riêng mình, chẳng cạnh tranh với ai, cũng chẳng biết có ai cạnh tranh với mình hay không. Mãi mãi là hoa đồng nội… Một trận gió nhẹ nhàng cũng rùng mình tỏa hương, dịu dàng khiêm tốn mà cứng cỏi trong vườn, trong sâu thẳm miên man nỗi nhớ ngày xưa, chẳng bao giờ dứt được. Các loại hoa hồng khác, mỗi chồi hoa chỉ đơm một nụ. Nụ hồng dây khi nở thành hoa có màu hồng nhạt, khác màu hoa tầm xuân trong ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng anh tiếc lắm thay! Bốn câu trên chia làm hai phần. Phần đầu, thể lục bát. Phần sau, thể song thất lục bát. Như là cấu trúc dưới đây: Thương em, anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang Phá Tam Giang ngày rày đã cạn Truông nhà Hồ, nội tán cấm nghiêm. Cấu trúc này hiếm gặp trong ca dao dân ca Việt Nam. Ngược với song thất lục bát. Tạm gọi là cấu trúc lục bát song thất. Ca dao dân cao châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Chu, thường là lục bát. Hát ví Nghệ Tĩnh, cũng lục bát. Hát dặm, thể thơ năm chữ. Ca dao dân ca Bình Trị Thiên thường là song thất lục bát. Vậy thì, cấu trúc lục bát song thất của hai viện dẫn trên là ngẫu nhiên hay là thể loại tất nhiên. Trở lại với việc dẫn đầu, câu lục bát chỉ ra rằng, anh chàng nọ thuộc loại quảng canh tình yêu. Đã hái hoa bưởi, lại hái nụ tầm xuân. Dẫn đến kết thúc buồn, trong cõi tình chàng luôn là người đến muộn. Thuyền tình khó thả neo nơi bến bờ chung thuỷ. Gien này, di truyền và phát triển trong tình trường hiện đại: Tình yêu như thể chơi đề Đợi con độc đắc lại về trắng tay! Từ Bình Định đến Bình Thuận có loại cây tầm xuân mọc ở bờ rào. Thân leo. Họ đậu. Sống dài năm. Lá như đậu Hà Lan. Quả như đậu cô ve. Nụ mọc so le từ nách lá. Khi mới nở, hoa mầu tím lam như hoa đậu ván tía. Gặp nơi đất tốt, nở ngày nắng đẹp, màu hoa xanh cánh trả. Tầm xuân ưa đất cát pha, dễ thoát nước. Chịu hạn giỏi hơn chịu úng. Như hoa giấy, càng nắng càng nhiều hoa. Càng nắng hoa càng tươi. Có thể tầm xuân trong ca dao thuộc loại cây này. Sự có mặt của nụ tầm xuân có thể ước đoán không gian của ca dao nói trên là miền cực nam Trung bộ. Theo dòng Nam tiến, thể loại thơ cấu trúc ngược với song thất lục bát từ châu Ô, châu Lý di chuyển vào đây. Nếu đi tiếp vào Nam bộ, biết đâu, sẽ có thêm điều kiện để nhận diện thể thơ lục bát song thất tiềm ẩn trong ca dao dân ca Việt Nam. Tầm xuân có hoa đẹp nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. DƯỢC TÍNH của NỤ TẦM XUÂN Trong dân gian, tầm xuân còn có nhiều tên khác như hồng dại, dã tường vi, thập tỉ muội... tên khoa học là Rosa multiflora Thunb, thuộc họ hoa hồng rosaceae. Hoa tầm xuân có nhiều màu hồng, đỏ, trắng vàng… nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây tầm xuân được dùng làm thuốc (hoa, quả, lá, rễ), với các công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức. Thường dùng chữa chứng hoàng đản (vàng da), thuỷ thũng, lỵ, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm. Hoa dùng chữa cảm nắng nóng mùa hè (trúng thử) nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, rét cơn, bướu giáp, tiểu đường. Lá có tác dụng sinh cơ, chữa ung nhọt, viêm loét chi dưới, nhọt độc, phù nề. Rễ chữa hoàng đản, phế ung, chảy máu các loại, viêm khớp, liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau tăng huyết áp, ngứa lở ngoài da, lở loét miệng, bỏng… Tầm xuân có một số hoạt chất chống ôxi hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao và dùng để làm xi rô, trà... Sau đây là một số bài thuốc có dùng tầm xuân - Trúng thử (cảm nắng nặng): hoa tầm xuân sắc uống. Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g. Sắc hoặc hãm nước sôi để uống. - Sốt rét cơn. Hoa tầm xuân sắc uống. - Ung nhọt (chưa vỡ): lá tầm xuân khô tán bột, nhào mật ong, dấm để đắp. - Viêm loét chi dưới: lá tầm xuân nấu nước rửa. - Phù thận: quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống. - Đau bụng kinh: quả tầm xuân 120g sắc uống. - Liệt mặt, liệt 1/2 người: rễ tầm xuân 30g sắc uống. - Chữa phong thấp teo cơ: rễ tầm xuân 20g sắc uống. Có thể phối hợp trong các bài thuốc Nam chữa thấp khớp. - Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường. - Vàng da: rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn. Theo tài liệu của Nga. Hoa tầm xuân có tác dụng tương tự hoa hồng nên có thể thay thế cho nhau để chữa bệnh khi cần thiết. Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao gấp 50 lần quả chanh và 100 lần quả táo. Ngoài ra còn có nhiều B1, B2, phốt pho, kali. Để chữa cảm cúm viêm phổi tốt hơn thì có thể phối hợp 2 phần quả tầm xuân khô với 1 phần lá tầm ma (urtica dioica) khô. Sắc uống ngày 2 lần và mỗi lần 1/2 cốc cùng mật ong. Nếu phối hợp nước chiết quả tầm xuân với nước củ cà rốt thì ta có một hỗn hợp chứa đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể. (nguồn BS. Phó Đức Thuần, đăng trên Tin Mới ngày 07/01/2012) DẦU DƯỠNG DA TỪ NỤ TẦM XUÂN elisenature/ct/shea-jojoba-yen-mach-dau-do/67/dau-nu-tam-xuan-nguyen-chat-rosehip-oil.html Dầu tầm xuân được chiết xuất từ hạt của bụi cây hoa hồng (Rosa moschata hoặc Rosa rubiginosa), là loại cây mọc hoang ở miền nam Andes. Đây là loại dầu DUY NHẤT trong số các loại dầu thực vật có chứa retinol (vitamin A) và cũng rất giàu vitamin C. Dầu tầm xuân có hàm lượng cao các acid béo thiết yếu là linoleic acid, tức omega-6 và linolenic acid, tức omega-3. Ngoài ra còn có lycopene và beta-carotene là 2 chất chống oxy hóa rất mạnh. Dầu này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da. Dầu tầm xuân phát huy tác dụng trên nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm cả viêm da, mụn trứng cá, chàm. Dầu tầm xuân rất hữu hiệu đối với da lão hóa, làm giảm các vết chân chim quanh mắt và nếp nhăn quanh miệng; giảm hiện tượng cháy nắng, khô da do mặt trời và thời tiết; điều trị các vết rạn da; giảm tình trạng móng tay giòn dễ gãy. Đặc biệt, dầu tầm xuân “có tiếng” trong điều trị các vùng da không đều màu, kể cả các vết sẹo thâm lâu năm và ngăn ngừa sẹo. Dầu tầm xuân là một loại “dầu khô” (dry oil) – rất dễ chịu cho da, không để lại cảm giác nhờn rít. Bạn có thể dùng dầu này thay thế hoặc kết hợp với sản phẩm dưỡng ẩm đang sử dụng. Sau khi rửa mặt sạch, chấm dầu lên 5 điểm trên mặt như khi dùng kem dưỡng da. Phần dầu còn lại – hoặc lấy ra thêm 1-2 giọt xoa đều trên các đầu ngón tay, rồi nhẹ nhàng massage lên mặt. Khi dùng dầu tầm xuân cho vùng mắt, nhớ phải thật nhẹ nhàng. Vuốt dầu lên lông mi còn giúp dài và dày mí. Dùng dầu tầm xuân thay thế cho serum bạn đang sử dụng trước khi dùng kem dưỡng ẩm. Nhỏ 2-3 giọt dầu tầm xuân vào kem dưỡng ẩm bạn đang dùng. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên da như cách thông thường. Có thể sử dụng dầu tầm xuân dưỡng ẩm 2 lần/ngày – sáng và tối. Kiên trì tối thiểu từ 2 tuần – 1 tháng để thấy kết quả đối với các vùng da có vấn đề (mụn, sẹo thâm, da quá khô,…). ĐỌC THÊM: 1.Tranh cải về "màu xanh biếc" của nụ tầm xuân. https://facebook/photo.php?fbid=201070306738276&set=a.200377010140939.1073741877.100005059237786&type=3&theater 2.Bí quyết trị tàn nhang từ nụ tầm xuân chuatannhang.vn/bi-quyet-tri-tan-nhang-tu-nu-tam-xuan.html thammyhongngoc/tri-tan-nhang-hieu-qua-tu-nu-tam-xuan/ yeulamdepshop/ct/can-tho-shop-my-pham-online/1931/dau-nu-tam-xuan-nguyen-chat.html 3.Trà Xả và tầm xuân thucphamchucnangtot/144/tra-xa-va-tam-xuan/ 4. Một số hình ảnh về hoa hồng và nụ tầm xuân: https://google/search?rlz=1T4TSNF_enVN451SG452&q=Hoa+t%E1%BA%A7m+xu%C3%A2n&um=1&ie=UTF-8&hl=vi&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=1kkFT4D1Je6ViQfAs6S4Ag&biw=1366&bih=533&sei=20kFT-rWM8qUiQeDt6G5AQ 5.Sự tích hoa Tầm Xuân quehuongonline.vn/VietNam/Home/Goc-thieu-nhi/Truyen-co-tich-/2013/01/4D8C2B59/ 6.Xóa sẹo thâm bằng tinh dầu tầm xuân xn--trso-nu5ase.net/cach-xoa-seo-tham-bang-tinh-dau-tam-xuan-hieu-qua.html 7.Sự Tích Bài Ca Dao " Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa" tvqn.info/index.php/suu-tam/45-kien-thuc-/983-su-tich-bai-ca-dao-q-treo-len-cay-buoi-hai-hoaq.html (ST) https://scontent-a-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/1235145_201067406738566_1632783881_n.jpg
Posted on: Fri, 20 Sep 2013 09:09:24 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015