PHÓNG SỰ Viếng Đền Preah Vihear(Campuchia) Bài 2: Khu - TopicsExpress



          

PHÓNG SỰ Viếng Đền Preah Vihear(Campuchia) Bài 2: Khu quân sự trên đền BÙI PHỤ - ÁNH DƯƠNG Dù tiếng súng tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan đã ngưng, nhưng vừa bước vào khu vực đền Preah Vihear, chúng tôi đã “ớn lạnh” khi tận mắt chứng kiến nhiều quân lính Campuchia đang ôm súng canh giữ bên trong và ngoài khu đền... Bảo vệ nghiêm ngặc Theo truyền thống của người Khơmer, trước khi du khách vào viếng đền việc đầu tiên là phải lạy phật trong một ngôi chùa cổ nằm bên lối vào đền. Theo người dân bản địa, việc lạy phật và cầu nguyện này là để cho chuyến viếng đền của du khách được an toàn hơn! Một vị sư trong chùa cho biết, chùa vừa mới sửa lại vì trong đợt giao tranh vừa qua đã bị đạn bắn trúng gây hư hỏng nhiều. Minh chứng cho việc này, vi sư dẫn chúng tôi xem những dấu vết mà đạn, pháo đã bắn rơi trúng chùa… Vừa ra khỏi chùa, tôi đã bị một nhóm 3 người lính Campuchia, mang súng đeo bám không rời nữa bước. Tôi “tái mặt” vì không biết chuyện gì xảy ra một người trong nhóm đeo bám nghiêm giọng: “Biết tôi là phóng viên báo NTNN từ Việt Nam sang viết bài, nên cấp trên cử 3 người theo sát nhằm bảo vệ an toàn cho nhà báo… Theo quan sát của chúng tôi, khắp mọi nơi trên khu vực của đền, đều có quân lính Campuchia canh giữ nghiêm ngặc. Hai bên lối đi vào đền còn nhiều công sự, chiến hào, súng đạn, bãi mìn… như sẵn sàng cho quân lính chiến đấu, bảo vệ đền. Có những nơi, quân lính còn ăn cơm ngay trước lô cốt và trên chiến sự. Tại một lô cốt chúng tôi bắt gặp một anh lính Campuchia đang truyền dịch(nước biển) trước họng súng. Anh lính này cho biết, mình bị bệnh nhẹ nhưng gặp ca trực nên chấp nhận truyền dịch ngay trên chiến hào để khỏi mất thời gian… Trong số quân lính canh giữ đền, chúng tôi thấy một thiếu niên mặt còn “bún ra sữa”, mặt quân phục đang ngồi canh giữ ngay lối lên đền chính. Cậu bé cho biết tên mình là Hon Nên, năm nay 16 tuổi và đã 3 năm làm lính. Theo Hon Nên, bởi cha mình cũng là lính Hòang Gia Campuchia đang canh nên mình đi theo nghiệp cha. Hon Nên nói:“Em rất tự hào là người Khơmer và càng tự hào hơn khi khoác áo lính Campuchia để bảo vệ di sản của người đi trước để lại…” Tiếp chúng tôi tại hầm chỉ huy Đại tá Koy Kêu – 46 tuổi hiện là Tư lệnh lữ đoàn dù, chỉ huy trưởng bảo vệ khu đền cho biết: “Đền Preah Vihear là vị trí chiến lược quân sự cực kỳ quan trọng của Campuchia. Hiện tại có nhiều lực lượng quân sự Campuchia tham gia phối hợp bảo vệ đền nghiêm ngặc. Sau khi tiếng súng hai bên ngưng bắn vừa qua, đến nay bắt đầu có khách du lịch thế giới đến viếng đền bằng đường Campuchia. Còn ngỏ đến từ Thái Lan hiện nay đóng cửa và cũng là khu vực cấm, nhiều nguy hiểm…” Một bất ngờ thú vị mà chúng tôi biết tại hầm chỉ huy này, là Đại tá Koy Kêu đã từng học trường quân sự tại Việt Nam. Trong cuộc tiếp với chúng tôi, nét mặt và lời nói của ông luôn thể hiện sự tự hào về thời gian ông đã học quân sự tại Việt Nam. Dấu ấn của bộ đội tình nguyện Việt Nam Nhiều người lính Campuchia đang canh đền cho biết, vào những năm 1980 đến 1982, trong chiến dịch đánh đuổi quân diệt chủng Khơmer Đỏ, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã từng đóng quân ở đây để giúp nước bạn bảo vệ ngôi đền. Chúng tôi tìm thấy được những dấu vết mà các anh bộ đội tình nguyện Việt Nam để lại bằng những dòng chữ khắc vào vách đá của đền với nhiều cảm xúc tha phương…Trong đó có những dòng chữ: “Mẹ ơi con nhớ mẹ lắm. Mùa đông đã về bên này lạnh lắm mẹ ạ” – Hồng quê Hải Dương…Đặc biết dấu vết rõ nhất là hình khắc chiếc cối đá(Việt Nam dùng để xây bột gạo làm bánh) dưới nền đá của bậc tam cấp bước vào đền. Các anh lính Campuchia cho biết, thời đó, các anh bộ đội Việt Nam khắc như thế này là dùng làm cối xây bột gạo làm bánh ăn cho nguôi nhớ quê hương. Trước đây chiếc cối còn lưu lại nhưng do chiến tranh nó đã bị thất lạc đến nay thì tìm không ra… Thật khó tả hết cảm xúc của tôi lúc này khi đứng trên đất nước bạn xa xôi mà nhìn thấy dấu vết của các anh bộ đội tình nguyện Việt Nam để lại… Không riêng gì tôi mà tất các các thành viên trong đoàn đều có chung cảm giác ấy, nỗi buồn, niềm vui cứ chen nhau lẫn lộn… Trước cảm xúc dâng trào ấy, các thành viên trong đoàn và cả những anh lính Campuchia mời tôi lên sân khấu dã chiến là những chiếc bao cát (dùng làm chiến sự khi giao tranh) ôm đàn ghita (của chúng tôi mang theo từ Việt Nam sang) hát cho các anh nghe “bài ca Apsara”. Bà này do nhạc sỹ Trần Tiến sáng tác từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Nội dung bài hát ca ngợi tình cảm của anh bộ đội tình nguyện Việt Nam và cô gái Campuchia với điệu múa Apsara và tình cảm của bộ đội hai nước…Chắc có lẻ là tiếng hát của nhiều cảm xúc và sự cổ vũ nhiệt tình của những người có mặt nên nhiều anh lính khác và các thành viên trong đoàn hòa quyện chung với điệu múa truyền thống Apsara của người Campuchia… Buổi chiều trên ngôi đền đầy bí ẩn này xuống nhanh làm cho tôi cảm thấy luyến tiếc trước những dấu vết mà cách anh bộ đội Việt Nam để lại. Đứng phía sau phiến đá của đền, phóng tầm mắt nhìn cảnh hoàng hôn trên đất nước chùa tháp xuống thật đẹp và thanh bình. Khí hậu ở đây thật mát, dễ chịu, phóng tầm mắt xa xa thấy toàn cảnh thanh bình của làng quê Campuchia thật thanh bình và êm ả…Chúng tôi xin ở lại để ngắm cảnh trăng lên nhưng không được vì sự an toàn của chúng tôi…Tiễn chúng tôi xuống núi các anh lính Campuchia nằm tay từng người bịn rịn như không muốn chia xa. Các anh luôn miệng nói nhờ có bộ đội tình nguyện Việt Nam sang đây giúp mà đất nước của họ thoát khỏi nạn diệt chủng của quân Pônpốt - Khơmer Đỏ Box: Prasat Preah Vihear (tiếng Khmer: Prasat Preah Vihear; phiên âm tiếng Khmer theo tiếng Việt: Pràk-Hia; tiếng Thái: ปราสาทพระวิหาร Prasat Phra Viharn; phiên âm Thái theo tiếng Việt: Pra-sạt-prác-qui-hản). Chú thích ảnh: ảnh : tác giả phỏng vấn Đại tá Koy Kêu tại hầm chỉ huy. ảnh 8: Một góc của của đền Preah Vihear ảnh 9: PV báo NTNN ôm đàn hát bài Apsara của nhạc sỹ Trần Tiến trên chiến sự của đền cùng các anh lính Campuchia. ảnh 10: Quân lính Campuchia canh gát nghiêm ở những bậc thang đá lên đền Preah Vihear ảnh 14: anh lính Campuchia chỉ vào dấu vết cối xây bột do quân tình nguyện Việt Nam để lại.
Posted on: Sun, 28 Jul 2013 06:52:50 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015