Phương pháp học tiếng Anh - Phần hai rước tiên, - TopicsExpress



          

NEC

Phương pháp học tiếng Anh - Phần hai rước tiên, mình muốn chia sẻ với các bạn rằng, đến giờ chưa có một phương pháp nào được gọi là vạn năng để phù hợp với tất cả mọi người, giúp tất cả mọi người nói tốt tiếng Anh. Có nhiều người giỏi tiếng Anh, những người này đã không sử dụng các phương pháp y hệt nhau, thời gian cần thiết để họ đạt đến trình độ hiện tại cũng khác nhau. Nhưng điểm chung của những người này là gì? Phần Hai: Học nói như thế nào? Trước tiên, mình muốn chia sẻ với các bạn rằng, đến giờ chưa có một phương pháp nào được gọi là vạn năng để phù hợp với tất cả mọi người, giúp tất cả mọi người nói tốt tiếng Anh. Có nhiều người giỏi tiếng Anh, những người này đã không sử dụng các phương pháp y hệt nhau, thời gian cần thiết để họ đạt đến trình độ hiện tại cũng khác nhau. Nhưng điểm chung của những người này là gì? 1. SỰ LẶP LẠI ĐỦ NHIỀU. Nếu bạn để ý, tất cả các phương pháp khác nhau, đều đang cố gắng để giúp cho người học lặp lại 1 cách hiệu quả nhất. Vậy lặp lại bao nhiêu lần là đủ? Điều đó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế ghi nhớ của não bộ: + Âm thanh + Hình ảnh + Mùi vị + Hình dáng + Cảm xúc Ví dụ, bạn có biết từ “guava” không? Để nhớ từ này, bạn đừng đọc: “guava quả ổi” nhiều lần, điều đó chỉ có hiệu quả khi bạn đọc như thế trên 100 lần ( mà thường thì đến lần thứ 5 là bạn bỏ cuộc rồi). Hãy mua 2kg ổi về, nhìn hình ảnh của guava và nói “guava”, bạn cắn 1 miếng để cảm nhận mùi thơm của nó, rồi nói: “this guava is delicious”. Rồi ngắm nhìn phần ruột của guava rồi nói: “this guava is nice”. Rồi bạn nghe tiếng “sựt sựt” khi bạn cắn guava và thấy thật thích thú: “this guava is interesting”. Khi bạn mới ăn, sẽ thấy guava rất ngon, và sau khi chén hết 2kg 1 lúc, thì cảm giác: “This guava is disgusting” sẽ làm bạn mãi mãi nhớ đến guava. Kết luận rút ra là: Bạn cần kết hợp càng nhiều giác quan trong khi học càng tốt: + Vẽ tranh về nội dung mình đang học, tranh càng nhiều màu sắc càng giúp bạn nhớ lâu. + Dùng body language để diễn ta điều mình đang nói, vì nó sẽ kích thích sự sáng tạo của não, đồng thời làm ta đỡ chán khi học. + Liên hệ những gì đang học với những tình huống chứa nhiều cảm xúc liên quan đến bản thân. + Độ ĐIÊN của bạn phải đạt đến mức cực đỉnh mới giúp bạn học hiệu quả trong thời gian ngắn. Nếu bạn chưa bị ai chửi: “mày bị dở hơi à?” àchứng tỏ bạn học chưa hết mình. 2. Làm thế nào để mình lặp lại đủ nhiều chưa? - Sau khi đã tự tin là mình học đủ nhiều rồi, bạn hãy mở 1 bài hát “khó nghe” lên, vặn volum to lên, nếu bạn vẫn đọc được từ đầu đến cuối ngon lành, chứng tỏ bạn đã đạt yêu cầu. - Để cho mọi thứ ngấm vào máu, bạn cần tìm cách lặp lại ít nhất 100 lần những gì đã học. 3. Thực hành những gì đã học: - Nếu không thực hành, bạn có học 2 năm, 10 năm cũng vô ích mà thôi. - Bạn có thể đến các English clubs để luyện nói ( hãy luôn hỏi các key mem để có thể đóng góp cho club, bằng cách đó việc học của bạn cũng hiệu quả hơn do bạn phải cố gắng nhiều hơn với trách nhiệm cao hơn). - Lên phố Tạ Hiện uống bia và trò chuyện với Tây. - Lên phố cổ xin việc bán thời gian, việc mà phải nói chuyện với Tây hàng ngày. - Tham gia các tổ chức phi chính phủ có sự tham gia làm việc của nhiều người nước khác. 4. Nền tảng của việc nói chính là “NGHE” a) Nghe cái gì? - TV - Films - Songs - Internet: youtube - Chỉ nghe những gì mình thích. - Hãy tìm những bản mà bạn có thể hiểu 70% ( phim hay bài hát, truyện dành cho trẻ em). - Tốc độ nói phải chậm ( nếu bạn mới học) – đó chính là lý do VOA được nhiều người ưa chuộng để học tiếng Anh ở level thấp. - Trong khi nghe cố gắng bắt chước bất cứ lúc nào có thể nhé. Hiện tại mình đang nghe các audio books bằng tiếng Anh của quyển Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo đi…và những quyển sách phát triển bản thân khác. Điều tuyệt vời chính là killing two birds with one stone: vừa học kiến thức giúp cho cuộc sống mình tốt hơn, cùng lúc đó học tiếng Anh. - Có thể nghe vào lúc nào? Câu trả lời: Anywhere, anytime! + Bàn học: ngồi vào bàn và nghe 1 bài hát tiếng Anh, rồi nghe những thứ khác bạn thích bằng tiếng Anh. + Đang đi xe: có rất nhiều người nước ngoài nghe các chương trình phát triển bản thân khi đang đi xe. Vài ý kiến nói rằng việc đó làm mình không để ý khi đi xe, riêng bản thân mình thấy đi xe đã trở thành phản xạ, nên không thấy ảnh hưởng gì, chỉ thấy tiết kiệm được rất nhiều thời gian khác. + Nội trợ: lúc bạn giặt đồ, rửa bát, lau nhà, nấu ăn, hoàn toàn có thể bật tiếng Anh lên để nghe. + Lúc chờ đợi: ngày nay chúng ta phải chờ lâu ơi là lâu ở: bến xe bus, bệnh viện, dán vé xe, nhà ga, chờ…bạn gái trang điểm. Những lúc này nếu không nghe tiếng Anh thì tâm trạng của chúng ta chỉ là sự khó chịu, bực mình. Tất cả những điều trên, cho đến giờ phút này vẫn chỉ là lý thuyết. Khi bạn nhìn thấy 1 người trúng sổ số 2 tỷ đồng, bạn thầm ước: “ giá mình được như anh ấy” nhưng bạn không bỏ tiền ra để mua sổ số hàng ngày, thì làm sao bạn trúng số được? Anh ấy trúng số không phải vì anh ấy mua vé số ngày hôm qua, mà cả vài năm qua, ngày nào anh ấy cũng mua 1 tấm vé số. Hoặc nếu bạn không chịu nhảy xuống nước, làm sao bạn có thể biết bơi??? Điều quan trọng ở đây chính là: TA = TAKE ACTION.
Posted on: Fri, 28 Jun 2013 07:28:04 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015