Questions and Answers/ Vấn Đáp: Question 50: (NPD: stand for - TopicsExpress



          

Questions and Answers/ Vấn Đáp: Question 50: (NPD: stand for Niem Phat Duong London Temple) Question 50: What is Grasping and the 2nd cause for rebirth in the present life from the 12 Causal Links?/ Thủ là gì và là nguyên nhân thứ hai để tái sanh của đời hiện tại trong 12 Nhân Duyên? NPD: From Desire, Grasping arises. When Desire reaches a high level, it will become Grasping. Grasping is the state of very strong attachment. When we covet an item, our yearning for that item grows, we want to make it our own and imagine ways of attaining it, even if that method is impure or unlawful. We focus on attaining it as soon as we can to fulfill that desire. Due to Grasping, we are enslaved by our aspiration, unable to avoid our bad actions which led us to reborn into the lower realms. Due to Desire and Grasping, we will be reborn continuously, an infinite number of lives, filled with sufferings. We have 4 kinds of Grasping: 1- Grasp the physical desire. 2- Grasp the wrong views and bad deeds. 3- Grasp the external style and ceremony of worship with the belief that we will be enlightened with these phenomena. 4- Grasp our ego as the only existence which is permanent, unchangeable and pure. Human beings often cultivate the ideas of Desire and our Ignorance about the present life conceals this Desire partially or completely. When the ideas of Desire reach a high level, they are very strong and stubborn. They become Grasping. Our wrong views of a permanent and unchangeable ego, is actually the basis for this strong attachment, which in turn is a strong obstacle in our path of seeking emancipation from the rebirth cycle. If we can experience Contact and Feeling without developing any kind of Consciousness from which we form Desire and Grasping, then we would not create any causes and conditions for rebirth. When we practice to control our mind, quieting it gradually to the point of complete silence, with no ideas or thoughts of distinction based on our senses, then we can avoid rebirth causes. That is the main purpose of meditation, Amitabha’s Name reciting and mantra reciting. NPD: Từ Ái, Thủ phát sanh. Ái ở cao độ sẽ trở thành Thủ. Thủ là một trạng thái bám chặt mạnh mẽ. Khi chúng ta thèm khát một đối tượng, chúng ta ưa thích nó sâu nặng và chúng ta muốn sở hữu nó cho riêng mình. Chúng ta sẽ hoạch định nhiều cách để chiếm đoạt nó mặc dù những kế hoạch đó bất thiện, bất hợp pháp, nhưng chúng ta chỉ chăm chú vào đối tượng đó và muốn đạt lấy càng sớm càng tốt để thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của chúng ta. Vì Thủ nên chúng ta nô lệ những thèm thuồng của chúng ta và không thể tránh những hành động bất thiện, chúng khiến chúng ta tái sanh trong các cõi kém thấp. Vì Ái và Thủ, chúng ta sẽ phải tái sanh vô lượng đời liên tục với khổ đau. Chúng ta có 4 loại Thủ: 1- Thủ những khoái lạc vật chất. 2- Thủ những ý tưởng sai lầm và bất thiện. 3- Thủ những nghi thức bề ngoài, những lễ nghi thờ tự với niềm tin rằng chúng ta sẽ được giải thoát vói những lễ nghi đó. 4- Thủ bản ngã như là một hiện hữu duy nhất bất biến ,vĩnh hằng và thuần khiết. Con người thường hay nuôi dưỡng những ý tưởng ái dục, và vô minh trong đời hiện tại che lấp một phần hay toàn thể những ỷ tưởng đó. Khi những ý tưởng tham dục dâng cao, chúng trở nên mạnh mẽ một cách ngoan cố và chúng trở thành Thủ. Như vậy, những tà kiến sai lầm về một tự ngã trường tồn và không thay đổi của chúng ta là nền tảng sâu dày, sự dính mắc chặt chẻ ngăn cản, chướng ngại trên đường tiến đến sự thoát khỏi vòng luân hồi. Nếu chúng ta chỉ có Xúc và Thọ nhưng không có các Thức phân biệt phát khởi thì chúng ta không có Ái và Thủ, như vậy chúng ta sẽ không tạo nên các nhân duyên tái sanh. Do đó, chúng ta thực tập kiểm soát tâm thức của chúng ta bớt xao động suy nghĩ dần dần cho đến khi nó lặng yên, không còn một ý tưởng, một phân biệt nào phát sanh, để tránh tạo nhân duyên tái sanh. Đó là mục đích chính của hành Thiền, niệm Phật A Di Đà và trì chú.
Posted on: Sat, 03 Aug 2013 17:30:18 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015