SNIPERS - THẦN CHẾT KHUẤT MẶT Tên gọi "Xạ thủ bắn - TopicsExpress



          

SNIPERS - THẦN CHẾT KHUẤT MẶT Tên gọi "Xạ thủ bắn tỉa" bắt nguồn từ năm 1824 giữa những người sử dụng súng trường. Tiếng Anh là “sniper” xuất hiện ở vùng Ấn Độ thuộc Anh có nghĩa là bắn từ vị trí được ẩn náu, có thể là từ hoạt động săn chim, chim SNIPElà một động vật cực kỳ khó phát hiện, tiếp cận hay bắn. Những người săn chim này sau đó được gọi là "sniper" (xạ thủ bắn tỉa) bởi kỹ năng yêu cầu trong bắn súng, ngụy trang và di chuyển. Xạ thủ bắn tỉa là lính bộ binh với nhiệm vụ chuyên biệt là sử dụng súng bắn từ vị trí ẩn nấp và thường là từ khoảng cách xa hơn của bộ binh thông thường, sử dụng vũ khí riêng là súng bắn tỉa. Huấn luyện Huấn luyện giúp các xạ thủ bắn tỉa dần có được kỹ năng để hành động hiệu quả. Xạ thủ quân sự phát triển các kỹ năng ngụy trang, ẩn nấp, tiếp cận, quan sát và bắn súng trong các tình huống tác chiến khác nhau. Trong thời gian luyện tập các kỹ năng cơ bản, xạ thủ bắn đến hàng ngàn phát đạn trong vài tuần. Huấn luyện kỹ năng bắn súng chỉ là một phần của khóa huấn luyện. Một xạ thủ sử dụng các chiến thuật đặc biệt để tiến nhập, di chuyển mà không bị phát hiện trong khu vực hoạt động. Các xạ thủ bẳn tỉa còn đóng vai trò là người đi trước quan sát và được huấn luyện để cung cấp thông tin vị trí chính xác cho pháo binh và không quân. Các chức năng khác của xạ thủ bắn tỉa còn là do thám và thu thập tin tức. Một kỹ năng khác là phân biệt và lựa chọn mục tiêu, xác định khí tài hay cá nhân nào là mục tiêu cần tiêu diệt. Tác xạ Các xạ thủ bắn tỉa được huấn luyện để bóp cò bằng đầu ngón tay nhằm hạn chế xê dịch khẩu súng, tư thế bắn chính xác nhất là nằm sấp với túi cát hoặc giá hai, ba chân đỡ súng, và áp má vào báng súng. Trên chiến trường, giá hai chân khá thông dụng. Đôi khi, một lớp lót được quấn quanh phần đặt tay không bóp cò để giảm xê dịch súng. Có nơi, xạ thủ được luyện hít thở sâu trước khi khi bắn, sau đó bắn khi phổi không còn không khí. Ở những trường huấn luyện tinh vi hơn, xạ thủ luyện bắn giữa hai lần tim đập để giảm thiểu rung súng. Thêm vào đó, còn phải nắm vững kỹ năng xác định khoảng cách, gió, chênh lệnh độ cao và những yếu tố có thể ảnh hưởng đường bay viên đạn. Các xạ thủ ấn định kính ngắm và súng trùng nhau ở một khoảng cách bắn nhất định, tức là ở khoảng cách đó viên đạn bay chính xác vào tâm điểm trên kính ngắm. Khi biết điểm viên đạn sẽ chạm ở khoảng cách biết trước, xạ thủ sẽ tính toán để điều chỉnh phù hợp với sức gió, khoảng cách dựa trên hiểu biết về đường bay của viên đạn. Mỗi xạ thủ điều chỉnh súng thường xuyên để thích nghi với điều kiện với áp suất và đảm bảo rằng đường đạn luôn ổn định. Thời gian huấn luyện là cần thiết để các kỹ năng được hấp thụ đầy đủ, xạ thủ khi đó có thể ước tính chính xác khoảng cách, các yếu tố không khí (gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm) và bắn trúng mục tiêu chỉ với một phát đạn. Xác định mục tiêu Khoảng cách tới mục tiêu nên được đo đạc và ước tính càng chính xác càng tốt. Tính toán khoảng cách trở nên tối cần thiết với những mục tiêu ở xa bởi viên đạn đi theo đường vòng cung và xạ thủ phải điều chỉnh súng cao hơn mục tiêu do viên đạn sẽ bay hạ xuống bởi trọng lực. Nếu khoảng cách không được xác định chính xác, viên đạn sẽ bay quá cao hoặc quá thấp. Ví dụ, loại đạn phổ biến cho xạ thủ là 7.62 × 51 mm NATO M118 Special Ball sẽ “rơi” thêm 200 mm khi khoảng cách tăng từ 700 m lên 800 m. Điều này có nghĩa, nếu khoảng cách thực là 800 m nhưng tính toán sai thành 700m, viên đạn sẽ đi xuống dưới điểm cần bắn 200 mm. Ống nhòm hay kính ngắm có thiết bị laser đo khoảng cách có thể được sử dụng nhưng thường là không được lựa chọn trên chiến trường bởi tia laser có thể bị đối phương phát hiện. Một phương pháp hữu dụng để xác định khoảng cách là so sánh chiều cao của mục tiêu (hoặc vật thể gần mục tiêu) với thước đo trên kính ngắm để suy ra khoảng cách. Trung bình đầu người có kích thước chiều ngang 150 mm, vai rộng 500 mm, và khoảng cách từ mông lên đỉnh đầu là 1 m. Có nhiều phương pháp tính khoảng cách khác nhau được sử dụng giúp xạ thủ xác định chính xác khoảng cách. Bắn tới mục tiêu cao hơn hay thấp hơn cũng cần tính toán đặc biệt bởi tác dụng của lực hấp dẫn lên đường đạn. Gió cũng ảnh hưởng đường đạn càng nhiều khi khoảng cách tăng lên. Bắn mục tiêu di động cần những kỹ năng tinh tế hơn, nhưng vẫn dựa trên những kỹ năng cơ bản khi bắn mục tiêu tĩnh. Các chiến thuật bắn tỉa Đích bắn Lựa chọn đích bắn phụ thuộc vào xạ thủ. Xạ thủ bắn tỉa quân đội thường tác chiến ở khoảng cách trên 300 m sẽ bắn vào phần thân của đối phương chủ yếu là ngực, nơi có các cơ quan nội tạng quan trọng và là phần rộng nhất của cơ thể. Xạ thủ cảnh sát thường tác chiến ở khoảng cách gần hơn rất nhiều có thể lựa chọn bắn vào đầu để đảm bảo triệt hạ đối tượng. Trong những trường hợp phải bắn chết tức thì, xạ thủ sẽ nhằm vào vị trí tiểu não – vùng não trong hộp sọ điểu khiển cử động. Một số nhà nghiên cứu đường đạn và thần kinh học cho rằng làm tổn thương tủy sống ở đốt sống cổ thứ hai sẽ ngăn chặn có hiệu quả cử động có điều khiển, tuy vậy tranh luận này vẫn chưa ngã ngũ và vẫn ở giai đoạn học thuật. Lựa chọn vị trí Để thực hiện nhiệm vụ vãn hồi trật tự, thu thập tin tức và gây áp lực đối phương, xạ thủ hoặc nhóm xạ thủ sẽ ẩn nấp tại các vị trí an toàn trên cao. Họ sử dụng ống nhòm để xác định mục tiêu và phương tiện liên lạc để chuyển thông tin. Xạ thủ sử dụng các biện pháp ngụy trang, các góc tiếp cận bất thường và di chuyển chậm, đều đặn để tránh bị tấn công trả lại. Nếu không bị nhìn trực tiếp, một số xạ thủ có thể bắn ở khoảng cách dưới 90 m mà không bị phát hiện trong khi đối phương vẫn đang tìm kiếm họ. Xạ thủ quân sự sẽ ngụy trang tìm vị trí cho phép tầm nhìn rộng nhất đến mục tiêu. Thông thường khoảng cách là từ 300–1000 m, thích hợp nhất là 600 m. Trái với mọi người nghĩ, anh ta sẽ không chọn vị trí cao nhất. Lựa chọn này không phải vì càng cao thì đường đạn càng cong và khó tính toán mà vì đó là vị trí dễ bị để ý nhất. Do đó, xạ thủ phải phải chọn vị trí có tầm nhìn tốt nhất và bắn không bị phát hiện. Vị trí này nên ở sau một vật thể đặc hoặc bắn qua vật thể đó. Thử nghiệm của quân đội Anh cho thấy viên đạn bay qua một vật thể đặc sẽ tạo ra âm thanh như là nó được bắn từ ra đó. Sóng âm của viên đạn nẩy trở lại từ vật thể rắn và tạo ra tiếng súng, vật thể rắn ở đây có thể là một ngôi nhà hoặc một cái cây lớn. Xạ thủ của lực lượng cảnh sát có cách lựa chọn vị trí khác. Do không cần quan tâm đến ngụy trang và ẩn náu, xạ thủ này chọn những vị trí có tầm quan sát rõ nhất mục tiêu và hiện trường để bắn vô hiệu hóa đối tượng. Họ thường chọn vị trí gần hơn so với trong quân sự, vị trí bắn cách mục tiêu trung bình 83 m, đảm bảo viên đạn đi rất chính xác và liên lạc nhanh chóng với chỉ huy. Vì thế vị trí có góc quan sát rộng và ở trên cao là vị trí ưa thích. Vị trí của họ thậm chí có thể bị bắn trả tức thì. Lựa chọn mục tiêu Xạ thủ có thể bắn mục tiêu sống hoặc thiết bị, nhưng đa phần, mục tiêu của họ là người như sĩ quan hoặc nhân viên kỹ thuật (điện đài viên...) để gây gián đoạn hoạt động của đối phương ở mức độ cao nhất. Những mục tiêu khác bao gồm những gì là mối đe dọa với họ như người điều khiển chó, đối tượng thường tìm kiếm xạ thủ. Tuy vậy, nguyên tắc hoạt động và công thức để sinh tồn đó là không bao giờ bắn nếu không cần thiết bởi phát bắn sẽ tiết lộ anh ta ở đâu và khiến đối phương đáp trả. Xạ thủ bắn tỉa xác định mục tiêu là sĩ quan dựa trên bề ngoài và hành vi ví dụ quân phục, nói với nhân viên điện đàm, ngồi ở vị trí khách trên xe, có nhân viên trợ lý hoặc phục vụ, nói chuyện và di chuyển vị trí thường xuyên, v.v. Nếu có thể, xạ thủ sẽ bắn theo thứ tự cấp bậc, nếu không được, anh ta sẽ bắn sao cho gián đoạn việc liên lạc. Trong chiến tranh hiện đại, phần lớn sát thương và phá hủy do các vũ khí cần nhiều người vận hành như pháo, tên lửa, máy bay, xe tăng, v.v. trinh sát là phương cách sử dụng xạ thủ bắn tỉa hiệu quả nhất. Với các kỹ năng đột nhập, tiếp cận mục tiêu, sử dụng thiết bị quan sát từ xa, xác định khoảng cách, v.v. xạ thủ bắn tỉa là có thể tiếp cận các mục tiêu quan trọng. Với khẩu súng bắn đạn 12.7 mm, xạ thủ có thể phá hủy máy bay đang đỗ, bắn nổ đạn dược, thiết bị quang học đắt tiền, hoặc các thiết bị radar. Phương pháp tác chiến này đôi khi cần loại vũ khí chuyên dụng phá hủy thiết bị, chúng có hiệu quả như sử dụng thuốc nổ để phá hoại. Chiến tranh tâm lý[ Nhằm vô hiệu hóa lực lượng đối phương, nhiều trường hợp xạ thủ hành động theo một công thức có chủ ý. Trong cuộc Cách mạng Cuba, lực lượng cách mạng của phong trào 26 tháng 7 luôn tiêu diệt kẻ đi đầu trong các nhóm quân của chính quyền Bastia. Nhận ra điều này, không ai dám đi đầu nữa bởi điều đó là tự sát. Cách làm này giảm tinh thần của quân đội khá hiệu quả khi họ truy tìm những người khởi nghĩa ở vùng núi. Một cách khác là luôn bắn vào người đi thứ hai, đưa đến hiệu ứng tâm lý là không ai muốn đi theo “người dẫn đầu” nữa. Khẩu hiệu “một viên, một mạng” (one shot, one kill) đôi khi được hiểu không đúng và thần tượng hóa huyền thoại xạ thủ bắn tỉa. Khẩu hiệu này thể hiện chiến thuật và triết lý hiệu quả, bí mật của họ. Nghĩa chính xác của khẩu hiệu trên có thể hiểu như sau: • Chỉ bắn một phát đạn khi đó là cần thiết và không tiết lộ vị trí của xạ thủ • Mỗi viên đạn nên bắn chính xác, gây ra thiệt hại tối đa cho đối thủ Dù khẩu hiệu trên phản ánh đúng thực tế hay không thì nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong văn học, báo chí và phim ảnh. Các chiến thuật chống bắn tỉa[ Trong chiến tranh hiện đại, có bắn tỉa thì có chống bắn tỉa với nhiều kỹ thuật được phát triển. Đương nhiên là không thể phòng chống và triệt tiêu hoàn toàn được các xạ thủ bắn tỉa, nhưng có các biện pháp để cản trở họ. Nguy cơ cho hệ thống chỉ huy sẽ giảm được bằng cách bỏ dấu hiệu chỉ huy. Ngày nay, việc chào cấp chỉ huy và mang quân hàm không được áp dụng trên chiến trường. Tuy vậy các sĩ quan vẫn có thể bị lộ thân phận qua các hành động như xem bản đồ và sử dụng điện đàm. Các xạ thủ cũng được sử dụng để chống xạ thủ đối phương. Bên cạnh việc quanh sát trực tiếp, lực lượng bảo vệ có thể sử dụng các kỹ thuật khác như tính toán đường đạn bằng phương pháp tam giác. Cách làm này có thể thực hiện bằng kỹ thuật tính toán bằng tay hoặc trợ giúp của radar. Một khi vị trí của xạ thủ bắn tỉa được xác định, bên bảo vệ có thể khống chế anh ta. Càng bắn nhiều, cơ hội bị phát hiện càng lớn. Thông thường thì bên bảo vệ sẽ dụ cho đối phương bắn. Đôi khi chỉ là để đối phương bắn vào cái mũ sắt. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) giữa Phần Lan và Liên Xô, người Phần Lan khá thành công trong việc sử dụng chiến thuật “Kylma-Kalle” (Charlie Lạnh). Một người nộm được phủ quần áo là mục tiêu thu hút, ví dụ đóng giả một viên sĩ quan giấu mình một cách cẩu thả. Các xạ thủ Xô viết thường mắc bẫy này. Ngay khi biết được góc có viên đạn bắn tới, một khẩu súng cỡ nòng lớn, ví dụ súng chống tăng, sẽ bắn về phía đó để tiêu diệt xạ thủ. Các chiến thuật khác bao gồm sử dụng pháo hay súng cối, hỏa mù, hoặc đặt mìn, bẫy gần các vị trí thuận lợi cho xạ thủ bắn tỉa. Một chiến thuật đối phó bắn tỉa cổ điển là buộc các giẻ rách (hoặc vật liệu tương tự) vào các cây và bụi cây ở khu vực nguy hiểm. Các giẻ này lay động một cách ngẫu nhiên, làm rối loạn chuyển động của trong tầm mắt của xạ thủ. Ưu điểm của chiến thuật này là ở sự đơn giản, nhưng nó có thể cản trở các xạ thủ ít kinh nghiệm và đôi khi ngăn chặn được xạ thủ chuyên nghiệp. Bắn tỉa và chống bắn tỉa là sự đấu trí không ngừng. Khi có sự cải tiến của phía này thì bên kia lại tìm cách hạn chế. Xạ thủ bắn tỉa trong chiến tranh Mỗi quốc gia với có lý luận quân sự khác nhau trong việc sử dụng xạ thủ bắn tỉa, quy định đội hình và chiến thuật. Về căn bản, mục đích của xạ thủ trên chiến trường là tiêu hao năng lực chiến đấu của đối phương bằng việc tiêu diệt những mục tiêu có giá trị, nhân vật quan trọng, thường là sĩ quan. Quân đội Liên Xô, và những học thuyết quân sự bắt nguồn từ đội quân này sử dụng các xạ thủ ở mức tập trung, gọi là các tiểu đội bắn tỉa bởi bộ binh thông thường mất đi khả năng bắn ở khoảng cách xa khi súng liên thanh được sử dụng rộng rãi. Xạ thủ bắn tỉa trong quân đội thường hình thành nhóm hai người, một xạ thủ(siper) và một trợ thủ.{Spotter) Hai thành viên này có nhiệm vụ tùy theo kỹ năng, nhưng thông thường là sẽ đổi vị trí cho nhau thường xuyên để tránh mỏi mắt. Trợ thủ sử dụng ống nhòm để giúp xạ thủ đánh giá, phân biệt hoặc xác định mục tiêu. Nhiệm vụ chính yếu của xạ thủ là trinh sát, giám sát, chống bắn tỉa, tiêu diệt chỉ huy đối phương, lựa chọn mục tiêu có giá trị và phá hoại khí tài của đối phương. Nhiệm vụ phá hoại đòi hỏi sử dụng loại đạn cỡ lớn, ví dụ 20 mm.Quân đội Mỹ và Anh sử dụng xạ thủ bắn tỉa có hiệu quả trong chiến dịch tấn công Iraq, hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, đặc biệt là ở trong thành phố. Kỷ lục về khoảng cách bắn tỉa hiện nay là 2.430 m bởi xạ thủ Rob Furlongngười Canada, thuộc tiểu đoàn ba lực lượng Khinh Binh Canada trong cuộc tấn công Afghanistan, sử dụng súng trường McMilan 12,7 mm lên đạn bằng tay. Thời gian bay của viên đạn lên đến 4 giây, và tạo đường đạn cầu vồng cao đến 46 m. Kỷ lục trước đó thuộc về xạ thủ Carlos Hathcock củaThủy quân lục chiến Hoa Kỳ thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.250 m. Xạ thủ tiêu diệt nhiều quân địch nhất làSimo Hayha người Phần Lan, với 705 sinh mạng địch trong Chiến tranh mùa đông năm 1939-1940 giữa Liên Xô và Phần Lan. Trong Cuộc chiến Iraq năm 2003, việc bắn tỉa đã được quân đội Mỹ và đồng minh thực hiện ở khoảng cách rất gần, đa phần là 200–400 m. Đáng lưu ý, ngày 3 tháng 4 năm 2004, đội xạ thủ Matt và Sam Hughes của Hải quân Hoàng gia Anh, (cả hai chiến binh) sử dụng súng trường bắn tỉa L96 đã tiêu diệu mục tiêu ở khoảng cách 860 m bằng cách bắn lệch về trái mục tiêu 17 m để viên đạn bay vòng theo hướng gió. Xạ thủ bắn tỉa cảnh sát Các lực lượng cảnh sát sử dụng xạ thủ bắn tỉa trong các cuộc giải cứu con tin, khi không còn giải pháp nào khác và sinh mạng con tin bị đe dọa trực tiếp, khẩn cấp. Các xạ thủ loại này thường không cần bắn vô hiệu hóa mà bắn tiêu diệt, mặc dù xác suất thành công không phải là hoàn toàn. Khoảng cách tác chiến của xạ thủ bắn tỉa trong lực lượng cảnh sát thường ngắn hơn so với trong quân đội rất nhiều, dưới 200 m. Lưu ý rằng, một số lực lượng cảnh sát không tuân thủ Công ước The Hague cấm sử dụng đạn có sức công phá lớn trong chiến tranh, họ đôi khi sử dụng đầu đạn mềm hoặc đạn đầu có lỗ. Nhu cầu về đào tạo xạ thủ bắn tỉa trong lực lượng cảnh sát trở thành cấp thiết từ sauvụ khủng bố Thế vận Hội Munich năm 1972. Trong sự kiện đó, cảnh sát không có vũ khí bắn tỉa thích hợp để đối phó với khủng hoảng con tin, kết quả là tất cả con tin người Israel đã bị giết. Không thể sử dụng xạ thủ bắn tỉa của quân đội Đức vì hiến phápkhông cho phép quân đội tham gia các sự vụ trong nước. Tình trạng này đã đưa đến việc thành lập đơn vị chống khủng bố GSG-9 của cảnh sát Đức. Trong một vụ việc năm 2007, xạ thụ bắn tỉa đội SWAT Columbus, bang Ohio đã ngăn chặn vụ tự tử bằng cách bắn vào khẩu súng trên tay đối tượng, tước vũ khí mà không làm tổn thương đối tượng. Mặc dù xử lý tình huống thành công, đoạn băng video quay lại cho thấy người đàn ông ý định tự tử đã thoát được trong gang tấc những mảnh kim loại của viên đạn và của khẩu súng. Các xạ thủ từng thử nghiệm kỹ thuật này bằng cách bắn vào khẩu súng đã lên đạn không phải luôn thành công. Khẩu súng bị bắn có thể phát hỏa về bất kỳ hướng nào và thậm chí là khẩu súng đó bị bắn trúng cũng chưa chắc đã mất khả năng phát nổ. Hơn nữa việc bắn viên đạn vào đối tượng có thể gây chết người, và việc bắn đó kể cả để ngăn chặn tự tử cũng không hợp pháp ở một số nước. Trong thời bình, xạ thủ bắn tỉa của lực lượng cảnh sát ví dụ nhóm phản ứng tình huống nguy hiểm của FBI (còn gọi là đội giải cứu con tin) phục vụ lâu hơn, được huấn luyện kỹ hơn và có nhiều kinh nghiệm tác chiến hơn là xạ thủ quân đội. Những xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng Simo Hayha (Phần Lan) trong chiến tranh mùa đông Liên Xô – Phần Lan (1939-1940) – xạ thủ nổi tiếng nhất trong lịch sử chiến tranh, tiêu diệt ít nhất 705 lính Xô viết bằng súng trường Mẫu 28 và tiểu liên có thước ngắm thường (không phải kính quang học). • Matthias Hetzenauer Xạ thủ người Áo đã hạ 345 kẻ địch trong cuộc chiến với Liên Xô ở mặt trận phía Đông • Vasily Zaytsev (Nga) trong trận Stalingrad, Thế chiến thứ hai – hạ gục 242 sĩ quan và lính Đức - Cuộc đời anh đã được tái hiện trong bộ phim Enemies At The Gate của Hollywood • Mikhail Ilyich Surkov (Nga) trong Thế chiến thứ hai – hạ gục 702 sĩ quan và lính Đức (chưa có nguồn chính thức xác nhận) • Fyodor Okhlopkov (người thiểu số Nga vùng Siberia) trong chiến tranh mùa đông Liên Xô – Phần Lan (1939-1940) và Thế chiến thứ hai – được xác nhận tiêu diệt 429 đối phương • Josef "Sepp" Allerberger (Đức) trong Thế chiến thứ hai – tiêu diệt 257 tạimặt trận Xô-Đức • Lyudmila Pavlichenko (Ukraina, Liên Xô) trong Thế chiến thứ hai – xạ thủ nữ tiêu diệt 309 đối phương. • Carlos Hathcock (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) trong Chiến tranh Việt Nam – tiêu diệt 93 đối phương; giữ kỷ lục trong 35 năm về cự ly 2.286 m đến 2002 • Chuck Mawhinney (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) trong Chiến tranh Việt Nam – tiêu diệt 103; kỷ lục của nước Mỹ. • Rob Furlong (Canada) trong cuộc chiến Afghanistan, 2002 – giữ kỷ lục tiêu diệt đối phương ở khoảng cách 2.430 m. • Juba – xạ thủ phe nổi loạn tại Iraq, tiêu diệt 39 lính Mỹ từ 2003 và xuất hiện trong một số đoạn phim tuyên truyền. Tuy vậy, liệu Juba là người thực và danh tính là gì vẫn chưa được xác nhận. • Jackson Keane (Hoa Kỳ): Xạ thủ vô địch Hoa Kỳ, một mình tiêu diệt hơn 300 quân phiến loạn với khẩu bắn tỉa AWP và súng tiểu liên có trang bị kính ngắm quang học Aug A1. • hạ sĩ Craig Harrison (Anh) 2010 - tiêu diệt thành công 2 tay súng Taliban ở khoảng cách 2,47 km (tương đương 25 sân bóng) bằng khẩu L115A3 (8,59mm,tấm bắn tối đạ 1500 m) Những loại súng bắn tỉa đáng sợ nhất thế giới Súng trường bắn tỉa Dragunov Dragunov là súng trưởng bắn tỉa bán tự động, được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia vũ khí quân đội Liên Xô. Ra đời năm 1963 nhưng vẫn rất được yêu thích tới tận ngày nay. Súng trường bắn tỉa Dragunov luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến bộ binh và tiêu diệt hỏa lực địch mà các nhà sản xuất đặt ra khi chế tạo Dragunov. Trong cuộc đua trước các sản phẩm của Sergei Simonov và Aleksandr Konstantinov, Yevgeny Dragunov đã giành chiến thắng thuyết phục để trở thành súng trường bắn tỉa chủ lực trong quân đội Liên Xô, chính thức được biên chế năm 1964 nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt của Izhmash. Gần như song song với sự có mặt trong quân đội Liên Xô, súng trường bắn tỉa Dragunov cũng nhanh chóng được xuất khẩu cho quân đội các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, đối trọng của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Liên Xô đứng đầu. Sau đó, Dragunov cũng nhanh chóng được xuất khẩu cho nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Iran được phép sử dụng công nghệ của Dragunov để chế tạo những phiên bản của riêng mình. Với chiều dài 1,225m, trọng lượng tiêu chuẩn 4,3kg, Dragunov có thể sử dụng loại đạn 7,62x54mm hay đạn súng trường 5,45x39mm. Tầm bắn hiệu quả của Dragunov đạt 800m trong khi nó đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách tối đa 1.300m với ông ngắm hoặc 1.200m với thiết bị ngắm kim loại. Hộp chứa đạn của Dragunov có 10 viên. Súng trường bắn tỉa Heckler & Koch PSG1 Được mệnh danh là “súng trường thiện xạ”, loại súng Heckler & Koch PSG1 do Đức nghiên cứu chế tạo nổi danh khắp thế giới nhờ khả năng bắn chuẩn xác. PSG1 là loại súng bán tự động, được công ty Heckler & Koch của Đức nghiên cứu chế tạo. Người ta cho rằng, PSG1 được ra đời nhằm đối phó với những vụ việc tương tự như Thảm sát Munich tại Thế vận hội mùa hè năm 1972. Với công suất lớn, độ chính xác cao, PSG1 được coi là khẩu súng trường bán tự động không thể thiếu trong lực lượng cảnh sát, quân đội và đặc nhiệm chống khủng bố Tây Đức. Không những vậy, PSG1 còn được mệnh danh là “một trong những súng trường bắn tỉa chính xác nhất thế giới”, chỉ thua kém những thế hệ súng bắn tỉa hiện đại sau này. Với trọng lượng 7,2kg, độ dài thân đạt 1,23m, PSG1 có thể hạ gục mục tiêu trong phạm vi 800m. Sử dụng loại đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO cho phép bắn tầm sát thương của khẩu súng lên tới hơn 1.000m trong khi kính ngắm chuyên dụng giúp định hướng đường đạn tốt hơn. Những phiên bản sau của PSG1 cho phép nó trang bị bộ phận giảm thanh, giúp nó phát huy khả năng tốt hơn trong những nhiệm vụ tác chiến cần đảm bảo bí mật. Súng trường bắn tỉa Barret 50 Cal Còn có tên khắc là M82, Barret 50 Cal là sẩn phẩm của công ty vũ khí Barrett, Mỹ. Được ra đời với mục đích đáp ứng nhu cập của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, Barret 50 Cal sở hữu những thiết kế, biến nó trở thành súng trường bắn tỉa hạng nặng với độ chính xác hàng đầu thế giới. Với cỡ nòng 0,50 BMG sử dụng đạn 12,7x99mm, M82 có khả năng sát thương xa nhất nhì so với những loại súng bắn tỉa hiện đang được sử dụng. Được nghiên cứu, chế tạo trong những năm đầu thập niên 1980 nhưng tên tuổi của Barret 50 Cal chỉ thực sự được biết đến trong các chiến dịch lừng danh Lá chắn Sa mạc và Bão táp Sa mạc mà Mỹ tiến hành ở Kuwait và Iraq. Khi đó, phiên bản cải tiến của Barret 50 Cal là M82A1 nhanh chóng được được trang bị cho các xạ thủ Thủy quân lục chiến Mỹ, sau đó là quân đội và không quân. Sở dĩ, Barret 50 Cal đột ngột được ưa chuộng bởi khả năng tác chiến tuyệt vời mà khẩu súng sở hữu. Với tầm sát thương hiệu quả lên tới 1.800m cùng cơ số đạn khá lớn giúp binh sĩ Mỹ chiếm được lợi thế trong địa hình sa mạc. Sở hữu đạn lớn không chỉ cho phép Barret 50 Cal có tầm sát thương rộng mà còn giúp nó tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp sau những chướng ngại vật. Hiện tại, Barret 50 Cal và các hậu duệ của nó đang được quân đội hàng chục quốc gia sử dụng. Súng trường bắn tỉa L115A3 AWM Được coi là chuẩn mực của sự chính xác đối với các loại súng trường bắn tỉa trên toàn thế giới, Accuracy International AW của Anh là một trong những vũ khí thành công nhất của Anh. Không chỉ góp mặt trên các chiến trường, L115A3 AWM còn được sử dụng phổ biến trong lực lượng cảnh sát hay binh sĩ đặc nhiệm, chống khủng bố nhờ tính ưu việt vốn có. Được giới thiệu trong những năm 1980, Accuracy International AW được trang bị kính ngắm quang học cho phép xác định chính xác mục tiêu. Những chế độ khác nhau trên ống ngắm cho phép tiêu diệt mục tiêu ở nhiều khoảng cách khác nhau tùy điều kiện tác chiến. Trên thực tế, những khẩu AW ra đời hoàn toàn phục vụ mục đích bắn tỉa, nên thiết kế của chúng không cho phép khẩu súng thực hiện các nhiệm vụ khác. Chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1990 tới nay, Accuracy International AW là một trong những khẩu súng chưa thể thay thế. Với trọng lượng nhẹ, tương đương 6,5kg, chiều dài 1,18m trong khi độ dài nòng súng đạt 0,66m cho phép khẩu súng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 800m. Sử dụng đạn 7.62x51mm tiêu chuẩn NATO, khẩu súng có thể mang tối đa 10 viên đạn/băng. Kính ngắm chuyên dụng cho phép khẩu súng hoạt động hiệu quả cả ngày lẫn đêm. Súng trường bắn tỉa Cheytac-408 Cal( Còn gọi là MX408) Cheytac-408 Cal của Mỹ là súng ngắm quân sự tầm xa, được phát triển bởi chuyên gia vũ khí, tiến sĩ John D. Taylor và kỷ thuật viên William O. Wordman. Nó được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu bắn hạ chính xác mục tiêu ở khoảng cách 2km, vốn nằm ngoài tầm với của các cả các loại súng bộ binh đang được sử dụng. Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2001, tỉa Cheytac-408 Cal nhanh chóng tạo ra những ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ, nhờ sức công phá mạnh cùng khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở cự ly lớn. Sở hữu trọng lượng lên tới 14kg, độ dài 1,34m cùng chiều dài nòng súng đạt 73,7cm giúp đạn của súng trường bắn tỉa Cheytac-408 Cal đi chính xác ở khoảng cách xa kỷ lục. Do cỡ đạn lớn nhằm mục tiêu bắn hạ đối phương ở khoảng cách xa, hộp đạn của Cheytac-408 Cal chỉ có thể mang được tối đa 7 viên. Các phiên bản quân sự cho phép khẩu súng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách trên 2.000m trong khi phiên bản dân sự có thể bắn trung mục tiêu ở khoảng cách trên 1.500m. Tùy loại kính ngắm được sử dụng, Cheytac-408 Cal có thể hoạt động hiệu quả bất kể ngày đêm.
Posted on: Fri, 06 Sep 2013 21:58:25 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015