Sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu - TopicsExpress



          

Sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật. Tuy nhiên một số giáo lý của Phật giáo đã được Hindu giáo tiếp nhận (tiêu biểu như việc coi Đức Phật là hóa thân thứ 8 của thần Bhrama-vị thần tối cao của Hindu giáo). Từ thế kỉ thứ 13, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, phái Tiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna) với quan điểm của Thượng tọa bộ (zh. 上座部, sa. sthaviravādin, pi. theravādin) được truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore. Giáo pháp Kim cương thừa - cũng được xếp vào Đại thừa - phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ. Ngày nay, chưa ai có một con số tín đồ Phật giáo chính xác. Người ta ước lượng có khoảng 400-500 triệu người (số người đã quy y Tam bảo), nhưng số người theo đạo Phật "tự nhiên" (không làm lễ quy y nhưng trong nhà vẫn thờ Phật, Bồ Tát... kết hợp thờ chung với thần thánh của các tín ngưỡng truyền thống khác như thờ Thần Tài-Ông Địa, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng Thượng đế... hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhưng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu... thì dựa vào kinh Phật) thì con số còn cao hơn nhiều, có thể lên tới 1,2-1,6 tỷ người[1]. Điều này đặc biệt phổ biến tại các nước Đông Á và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khi mà Phật Giáo bị "địa phương hóa", được dung nạp và trở thành một phần trong tín ngưỡng dân gian. Người dân ở các nước này mặc nhiên coi việc thờ Phật là lẽ tự nhiên như việc thờ cúng tổ tiên, dù nhiều người chưa từng đọc qua kinh sách hay trải qua các nghi lễ Phật pháp.
Posted on: Tue, 23 Jul 2013 03:39:41 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015