Sống lâu quá thì những người thân thiết làm sao - TopicsExpress



          

Sống lâu quá thì những người thân thiết làm sao "theo kịp"? Do vậy tình trạng "cô đơn"/"đơn độc" rất khó giải quyết? Phân tích bí quyết trường sinh của người đàn ông 265 tuổi Theo truyền thuyết, Lý Thanh Vân (1677-1933) - một thầy thuốc Trung y, chuyên gia về thảo dược, thầy khí công và tư vấn chiến lược. Ông được cho là đã sống qua 9 đời hoàng đế trong triều đại nhà Thanh với tuổi thọ 256 năm. Lời cáo phó của ông được đăng trên Time Magazine vào tháng 5 năm 1933, với tiêu đề “Rùa-Bồ câu-Chó”, tiết lộ bí mật trường sinh của ông Lý: “Giữ tâm tĩnh lặng, ngồi như một con rùa, đi hoạt bát như một con chim bồ câu và ngủ như một con chó.” Theo lời kể thì ông Lý có những thói quen khá lạ thường trong đời sống hàng ngày. Ông không uống rượu mạnh hay hút thuốc và ăn đúng bữa. Ông ăn chay và thường xuyên uống trà câu kỷ (wolfberry hoặc là goji berry). Ông đi ngủ sớm và dậy sớm. Khi có thời gian, ông ngồi thẳng với cặp mắt nhắm lại và tay đặt lên đùi, không cử động gì trong vòng vài tiếng đồng hồ. Vào thời gian rảnh, ông Lý chơi bài, luôn luôn cố ý thua một ít tiền đủ cho bữa ăn đối phương trong ngày đó. Bởi vì ông tốt bụng và có thái độ cao thượng, mọi người luôn muốn gần ông. Ông Lý cả đời nghiên cứu thảo dược Trung Quốc và khám phá bí ẩn thuật trường sinh, du ngoạn qua những địa phương ở Trung Quốc và đến cả Thái Lan để tìm thuốc và trị bệnh. Trong khi vẫn chưa chắc chắn liệu ông Lý có sống lâu như trong truyền thuyết hay không, những gì chúng ta biết về những thói quen của ông phù hợp với những nghiên cứu của khoa học hiện đại về sự trường sinh. Nghiên cứu Dan Buettner, tác giả cuốn “Khu vực xanh: Những bài học về việc sống thọ hơn từ những người sống thọ nhất,” nghiên cứu khoa học về sự trường sinh. Trong cuốn sách và trong một buổi nói chuyện trên TED năm 2009, ông đã khảo sát những thói quen hàng ngày của 4 cộng đồng dân cư có vị trí địa lý khác nhau. Cả 4 nhóm này – những tín đồ thiên chúa ở California (nước Mỹ), người dân đảo Okinawa (Nhật Bản), người dân đảo Sardinia (nước Ý), người dân Costa Rica – có tỷ lệ người sống trên 100 tuổi cao hơn rất nhiều những nơi khác, hoặc họ sống thọ hơn bình thường hàng tá năm. Ông gọi những nơi mà những nhóm này sinh sống là “khu vực xanh.” Theo như nghiên cứu của Buettner, tất cả các nhóm khu vực xanh đều ăn kiêng chủ yếu là thực vật. Nhóm tín đồ thiên chúa ở Loma Lina, California, ăn nhiều rau đậu và những loại cây được nhắc đến trong Kinh Thánh. Những du mục sống trên cao nguyên ở Sardinia ăn bánh mỳ nguyên hạt chưa lên men, phó mát từ động vật ăn cỏ và một loại rượu đặc biệt. Buettner phát hiện rằng những bữa ăn kiêng ít calorie giúp kéo dài tuổi thọ, bằng chứng là một nhóm những người cao tuổi ở Okinawa tuân theo nguyên tắc sống của Khổng Phu Tử là ngừng ăn khi đã no 80%. Có lẽ trà câu kỷ của ông Lý đóng vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ của ông. Sau khi nghe câu chuyện của ông Lý, những nhà nghiên cứu y khoa từ Anh Quốc và Pháp Quốc đã tiến hành một nghiên cứu kỹ lưỡng về câu kỷ và phát hiện rằng nó có chứa một loại vitamin chưa được biết đến gọi là “Vitamin X”, còn được gọi là “vitamin đẹp”. Những thí nghiệm của họ đã khẳng định rằng câu kỷ ức chế sự tích mỡ và tăng cường tế bào gan mới, giảm lượng đường và cholesterol trong máu, và còn nhiều nữa. Câu kỷ có tác dụng làm trẻ lại: Nó kích thích tế bào não và các tuyến nội tiết; tăng cường tiết hormone; và thải bỏ độc tố toxin tích trữ trong máu, giúp duy trì hoạt động bình thường của mô và nội tạng trong cơ thể. Thiền định Các khoa học gia đã phát hiện hàng loạt lợi ích từ việc thường xuyên thiền định. Các nhà khoa học thần kinh tại Trường Đại học Y khoa Massachusetts đã khảo sát 2 nhóm nhân viên kỹ thuật cao bị stress hoặc là thiền định trong 8 tuần hoặc là sinh hoạt như bình thường. Họ phát hiện rằng những người có thiền định “cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của thuỳ trái trước trán,” trong một bài báo trên Psychology Today năm 2003. “Sự chuyển biến tinh thần này làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ stress, tự kỷ nhẹ, và lo lắng. Cũng có giảm hoạt động tại vùng amygdala, nơi mà não bộ xử lý sự sợ hãi.” Thiền định cũng giảm sự teo não do tuổi tác và tăng cường cảm xúc. Ngoại trừ thiền định, Buettner phát hiện rằng đều đặn nghỉ giữa giờ làm tránh kích động, là một phản ứng đưa đến stress. Các tín đồ thiên chúa tại California tuân thủ nghiêm ngặt thời gian nghỉ 24 tiếng Sabbath và dành thời gian để suy ngẫm, cầu nguyện và giao lưu với nhau. Cộng đồng Buettner cũng phát hiện rằng cộng đồng là yếu tố rất lớn trong sự trường sinh của những nhóm dân cư ở khu vực xanh. Những người Okinawa điển hình có rất nhiều bạn thân, những người mà họ có thể chia sẻ mọi điều. Những người trên cao nguyên Sardinian có lòng tôn kính đối với người lớn tuổi mà không thể tìm thấy được trong xã hội Tây phương hiện đại. Những tín đồ thiên chúa luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Cảm giác có quan hệ chặt chẽ với những người bạn khoẻ mạnh và với gia đình cũng giúp một cá nhân sống một cách khoẻ mạnh. Trong “Những người dị biệt”, Malcolm Gladwell đã khảo sát một nhóm người Ý tên là Rosetan, những người nhập cư đến khu vực phía tây Bangor, Pennsylvania. Tất cả họ đều có rất ít vấn đề về tim mạch và nói chung là sống một đời sống trường thọ và khoẻ mạnh. Sau những cuộc thí nghiệm, đã xác định được bí mật của họ không phải từ gene thậm chí là từ đồ ăn (41% bữa ăn của họ là chất béo). Sống có mục đích Trong những chuyến đi của mình, Buettner tình cờ phát hiện một điểm chung trong những nhóm dân cư ở khu vực xanh: Không ai có khái niệm về sự nghỉ hưu. Như vậy có nghĩa là, làm việc không ngừng giúp cơ thể dễ dàng hoạt động không ngừng. Sống có mục đích trong những năm xế chiều là một câu thần chú của người Okinawa và người Sardinia. Trong những nhóm này, Buettner đã gặp những người đàn ông và phụ nữ sống trên 100 tuổi vẫn tiếp tục leo núi, dựng hàng rào, đánh bắt cá và chăm sóc chắt chít của họ. Điều thú vị là, không ai trong những người sống hơn 100 tuổi này tập luyện có chủ đích giống như kiểu những người phương Tây đến phòng tập thể hình. “Họ chỉ đơn giản là sống một cuộc sống tích cực, đảm bảo hoạt động thân thể,” Buettner nói. Tất cả họ đều đi bộ, nấu nướng, tự làm công việc nhà, và nhiều người làm vườn. Khải Đơn 251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60 30.07.2013 | 08:12 AM Hai tạp chí Time và New York Times từng đăng một bài viết nói về trường hợp cụ ông Li Ching-Yun (Trung Quốc) sống trường thọ tới 256 mùa xuân. Cụ có đến 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút và bán thảo dược trong 100 năm đầu đời. Thị lực của cụ luôn tốt, sắc mặt không có gì khác so với những người kém cụ 2 thế kỷ. 10 tuổi đi hái thảo dược, học phương pháp sống thọ Theo tiết lộ của nhóm tác giả bài viết trên, sở dĩ họ biết được thông tin này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Trước khi mất, cụ Li đã phải chứng kiến 23 người vợ của mình qua đời, tổng số con cháu của cụ lên tới 180 người. Nhóm tác giả cho hay, ông cụ Li sống lâu đến vậy là nhờ có tâm hồn thanh thản và luôn tin rằng mỗi một con người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm. Về cuộc đời cụ lúc còn nhỏ thì không có nhiều tài liệu ghi lại. Cụ sinh ra và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Cụ từng nói rằng mình sinh năm 1736. Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu, hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang (tỉnh Tứ Xuyên). Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. Thời báo New York Times vào năm 1928 ghi rằng nhiều người già gần nơi ông cụ Li Ching-Yun sinh sống cho hay ông nội của họ đã biết ông Li Ching-Yun từ lúc còn nhỏ, và khi ấy ông Li đã lớn tuổi rồi. Theo những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi, ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua. Cũng từ năm lên 10, ông bắt đầu học hỏi các phương pháp trường thọ, với khẩu phần ăn uống chính là các loại thảo mộc và rượu gạo. Ông đã sống theo cách này trong 40 năm đầu tiên của cuộc đời mình. Năm 1749, khi đã 71 tuổi, ông gia nhập quân đội ở huyện Khai, trở thành thầy dạy võ thuật kiêm chuyên gia cố vấn chiến thuật. Chân dung ông cụ "trường thọ" 251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60 Năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Yang Sen (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Tứ Xuyên làm khách trong nhà. Ngay từ khi mới gặp mặt cụ Li, tướng Yang Sen hết sức ấn tượng và khâm phục trước sự trẻ trung, sức dẻo dai và tài nghệ võ thuật của cụ. Khi ấy, tướng Yang Sen tự hỏi mình: “Làm thế nào mà cụ Li tuổi đã cao tuổi như vậy rồi mà vẫn trẻ khỏe như đang thời trung niên vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ có thần dược”. Bức chân dung nổi tiếng về cụ được chụp trong thời gian này. Sau khi trở về được một năm, cụ Li mất. Một số nói rằng, cái chết của cụ là do nguyên nhân tự nhiên, nhưng cũng có người bảo, trước khi mất cụ Li nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch. Sau cái chết của cụ Li, tướng Yang Sen có những điều tra về ngày tháng năm sinh của cụ Li. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm làm sáng tỏ sự trường thọ kỳ lạ của cụ Li. Không lâu sau đó, tướng Yang Sen đã viết những phát hiện của mình liên quan đến tuổi đời, cuộc sống sinh hoạt của cụ Li trong một báo cáo. Bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Li Ching-Yun mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”. Năm 1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi. Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói rằng ông có 180 người con cháu chút chít, gồm 11 thế hệ và chỉ kết hôn có 14 lần. Cụ Li Ching-Yun khi còn sống rất minh mẫn, khỏe mạnh, và cụ đã giữ được trạng thái đó cho tới tận lúc qua đời. Năm 1928, khi đó cụ đã 251 tuổi, một bài báo được đăng trên tờ New York Times đã miêu tả cụ trông chỉ như một người khoảng 60 tuổi. Thị lực của ông Li vẫn rất tốt. Có một điều kỳ lạ mà những người từng thấy ông Liu nói rằng sắc mặt của ông không có gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ. Móng tay bàn tay phải ông dài đến khoảng 15cm. Điều này đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu về con người nghi ngờ về tuổi thọ thật sự của cụ. Một người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu nội tâm luôn thư thái? Một phóng viên New York Times viết: Có những câu chuyện đã được chứng minh là đúng 100% mà ta vẫn không thể không hoài nghi. Bạn có tin một cụ ông ở Trung Quốc có thể sống trường thọ tới… 265 tuổi không? Ông cụ sinh năm 1736 hay 1677, chỉ xác định được năm mất - 1933? Theo tất cả các tài liệu tôi tìm thấy, hình như trong chế độ ăn uống của cụ Li Ching -Yun chủ yếu là thực vật và trái cây hoang dã có trên núi. Các dược thảo mà cụ ăn hàng ngày gồm có wolfberry (một loại trái cây thơm ngon đuơc biết từ lâu là bổ mắt và não), He Shou Wu (hay còn gọi là Hà thủ ô, có tác dụng hồi phục sức khỏe nhanh chóng và chống lão hóa) và nhân sâm. Ông cụ ăn Wolfberry sống và nấu chín He Shou Wu với nhân sâm. Cũng có bằng chứng nói rằng khoảng 2 năm một lần cụ ăn cá và thịt động vật hoang dã. Qing Li yun, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống tới năm 250 tuổi. Trong một bài phỏng vấn năm 1920, lúc này ông Qing đã 139 tuổi, cho biết: Năm 50 tuổi, tôi có đi đến một ngọn núi để thu thập một số loại thảo mộc. Ở đây, tôi đã gặp một cụ ông lớn tuổi. Qua trò chuyện, tôi biết cụ sống hàng chục năm trên ngọn núi hẻo lánh này. Cụ xuất hiện không phải là một người đàn ông phi thường, nhưng những bước đi của cụ nhanh như thể cụ đang bay trong không khí. Tôi dồn mọi sức lực cố gắng đi theo cụ mà mãi vẫn không thể theo kịp… Đến lần thứ hai gặp mặt, tôi đã thành tâm quỳ trước mặt cụ và cầu xin cụ truyền cho bí mật sức khỏe dẻo dai phi thường đó. Cụ đã cho tôi một số loại trái cây, nhiều nhất là quả wolfberry và nói “bí mật duy nhất của tôi là chỉ ăn những loại trái cây này”. Kể từ đó, tôi ăn các loại trái cây đó hàng ngày. “Luôn giữ một trái tim ôn hòa, ngồi tĩnh lặng như một chú rùa chậm chạp, đi nhanh nhẹn như chú chim câu và ngủ ngon lành như chú cún”. Đó là những lời khuyên quý báu mà cụ Li chia sẻ với Qing Li yun, người từng đưa cụ Li tới ngôi nhà của ông với mong muốn có được bí quyết về sự trường thọ. Theo ANTĐ Sent: Monday, September 9, 2013 4:05 PM Subject: Đàn ông V .. ịt ... Nam dễ có mấy tay ??? Hồ sơ ngoại tình của cụ ông 82 ở Hà Nội Không chỉ những người trẻ mà nhiều cụ già đã ngoài 80 cũng có những cuộc tình khiến không ít người phải “ngả mũ bái phục”. Vợ 80 tuổi thuê thám tử theo dõi chồng Một buổi trưa cách đây không lâu, Văn phòng Thám tử .. nhận được một “đơn đặt hàng đặc biệt”. Đó là “đơn hàng” yêu cầu theo dõi một cụ ông đã bước sang tuổi 83 đang sinh sống tại khu vực phố cổ Hà Nội. Anh Tỉnh – Giám đốc Văn phòng Thám tử … nhớ lại, hôm đó, trời nắng khá to, bước vào văn phòng là một người đàn ông ngoài 50 tuổi. Điều đặc biệt là, người đàn ông này không đi một mình mà dìu theo một cụ bà áng chừng đã ngót nghét 80. Sau một lúc trò chuyện, các thám tử mới biết đó là 2 mẹ con. Ông con đưa mẹ đến nhờ thám tử theo dõi bố ruột của mình, vì gần đây cả nhà thấy cụ ông có rất nhiều những biểu hiện lạ. Cụ có một cửa hàng thuốc bắc trên phố, dù đã 83 tuổi nhưng cụ vẫn trực tiếp đứng cửa hàng để bốc thuốc và đào tạo nghề cho một số học trò. Bình thường cụ yêu thích công việc của mình tới mức ít khi nào thấy cụ rời cửa hàng lấy nửa ngày. Giỗ chạp, hay khi nhà có công có việc, phải thuyết phục nhiều lắm cụ mới chịu đóng cửa hàng một hôm. Không hiểu sao dạo gần đây, cứ mấy hôm là cụ lại tự động đóng cửa, khi thì nói đi thăm họ hàng, lúc lại bảo về quê quét dọn phần mộ tổ tiên. Tiền bạc trong nhà bỗng dưng cũng hao hụt đi nhiều. Ban đầu, mọi người trong nhà nghi cụ mắc bệnh nghiện lô đề cờ bạc, nhưng sau thấy cụ chải chuốt nhiều, lại hay diện quần áo mới mỗi khi đi ra ngoài, nên cụ bà và con cháu chuyển hướng nghi ngờ sang việc cụ có thêm bồ nhí nên yêu cầu thám tử điều tra để tìm ra sự thật. …và hồ sơ ngoại tình dày đặc của cụ ông 83 Nhận được “đơn hàng”, các thám tử tư ngay lập tức nhập cuộc. 2 thám tử được cắt cử để theo dõi mọi chuyển động của cụ. Suốt 4 ngày đầu theo dõi, các thám tử thấy, ngày nào cũng như ngày nào, cụ chỉ lụi hụi bên cửa hàng với tủ thuốc và vài học trò đang theo học nghề. Nhưng có một điều rất đặc biệt là, cứ vào giờ nghỉ trưa, các học trò đã rời khỏi cửa hàng, thì cô osin xuất hiện, và rất nhanh chóng, cụ ông lại biến mất khỏi tầm mắt của thám tử cùng với cô osin, dù họ không hề bước ra khỏi cửa hàng. Hết giờ nghỉ trưa, thì cả 2 lại xuất hiện rồi cô osin nhanh chóng rời khỏi cửa hàng. Trước khi rời đi, bao giờ cô cũng không quên có những cử chỉ rất “khả nghi” để chào cụ ông. Tất nhiên, những việc này đều được thám tử ghi lại rất rõ ràng bằng những hình ảnh sống để gửi cho gia đình cụ ông. Tuy nhiên, thám tử vẫn được gia đình yêu cầu theo dõi thêm vì các con của cụ đều nghi ngờ, mối quan hệ của cụ không chỉ dừng ở cô osin. Tiếp tục theo dõi, đến ngày thứ 5, thám tử bất ngờ phát hiện ra cụ sau khi đóng cửa hàng, không trở về nhà như mọi khi mà rẽ vào một cửa hàng quần áo phụ nữ. Lập tức, thám tử cũng rẽ vào theo, rất nhanh chóng, thám tử thấy cụ chọn ngay một chiếc áo sơ mi nữ kiểu trẻ rồi rời khỏi cửa hàng và phóng một mạch… về thẳng nhà. Hôm sau, chưa đến 8h sáng thì thám tử thấy cụ xuất hiện trước cửa nhà, sau khi ngồi lên con xe cup, cụ không chạy đến cửa hàng mà đi thẳng về phía Gia Lâm. Bám theo cụ, thám tử phát hiện cụ đi về phía đường 5, rồi đi thẳng đến lối rẽ về Bắc Ninh. Trên suốt đoạn đường đi, cứ thỉnh thoảng, thám tử lại thấy cụ dừng xe, rút điện thoại và gọi cho một ai đó. Đến địa phận Bắc Ninh được chừng 15 km thì cụ dừng xe khá lâu ở một quán nước ven đường. Khi cụ đứng lên để tiếp tục cuộc hành trình thì thám tử phát hiện, rời khỏi quán, không chỉ có mình cụ mà có thêm một chiếc xe máy mà người điều khiển là một cô gái trẻ áng chừng 25 tuổi. Suốt đoạn đường, 2 chiếc xe cứ bám theo nhau, rồi bất ngờ cùng rẽ vào một nhà nghỉ. Lúc này, trong vai người khách muốn đến thuê phòng, và tò mò về cặp “ông – cháu ” vừa mới bước vào trước đó, thám tử mới lân la hỏi chuyện lễ tân. Cô lễ tân còn khá trẻ cứ bụm miệng cười rồi bảo, họ là một đôi đấy chứ chả phải ông cháu gì đâu, cụ ông già thế mà cả 2 quấn nhau lắm, cứ anh em ngọt sớt. Cách mấy ngày họ lại đến đây “nghỉ ngơi” một lần. Có thêm lời nói này, thám tử vội cầm điện thoại và gọi về cho khách hàng là ông con đã đưa mẹ đến để thuê theo dõi cụ. Nhận được tin của thám tử, vị khách hàng lập tức phóng xe thẳng từ Hà Nội về Bắc Ninh và xuất hiện trước cửa nhà nghỉ theo địa chỉ mà thám tử cung cấp. Nhưng là người khá điềm tĩnh, nên sau khi xác nhận người trong nhà nghỉ kia chính là bố mình và cô bồ vốn là học trò cũ của cụ, thì vị khách hàng đã lẳng lẳng lên xe ra về mà không làm ồn ào để khỏi khiến cụ cảm thấy mất mặt. “Đây là một vụ ngoại tình khá sốc vì đối tượng đã ở lứa tuổi khá cao lại quan hệ cùng lúc với nhiều người. Tuy nhiên, cách giải quyết nhẹ nhàng của gia đình càng khiến cho các thám tử thán phục hơn, vì không ít gia đình bình tĩnh được như vậy” – anh Tỉnh cho biết. Nguồn st
Posted on: Sat, 28 Sep 2013 06:55:44 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015