THỬ TÌM LÍ DO TỔNG THỐNG DIỆM CHỐNG CỘNG. Tổng - TopicsExpress



          

THỬ TÌM LÍ DO TỔNG THỐNG DIỆM CHỐNG CỘNG. Tổng thống đầu tiên của Việt Nam, cha đẻ của nền Đệ nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm. Người được xem là chống Cộng mãnh liệt, chống Cộng đến cực đoan, nếu thời Đệ nhị Cộng Hòa, tổng thống Thiệu chỉ nói về Cộng sản một cách quyết liệt, nhưng nhẹ nhàng Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn những gì Cộng sản làm, nhẹ và và nổi tiếng. Thì tổng thống Diệm nổi tiếng với câu nói cực đoan hơn nhiều Thấy Cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho Cộng sản cũng bắn bỏ ngay (1) Cực đoan đến mức độ khát máu. Lí do gì khiến tổng thống Diệm chống Cộng đến cực đoan như vậy? Vì Cộng sản độc tài? Chưa chắc, sự độc tài về thể chế của Cộng sản không mới với quốc gia có đến hai ngàn năm theo hệ thống quân chủ chuyên chế. Nhất là những năm 1954, sự độc tài mang tính chuyên quyền kia chưa lộ rõ. Ngay cả khi lộ rõ ở miền Bắc thì miền Nam chỉ mù mờ hoặc mù tịt, thời đại thông tin chậm chạp kia khác với ngày nay. Người miền Nam chỉ biết đến sự độc tài đến tàn bạo chủ yếu qua lời kể những di dân miền Bắc, nhất là qua cuốn phim Chúng tôi muốn sống (We want to live) (1956). Nên nói tổng thống Diệm chống Cộng vì sự độc tài là chưa hẳn, nhất là khi bản thân ông cũng có khuynh hướng độc tài, ông cũng biết sự độc tài của bản thân khi ông tự nhận Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác. Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi. (2) Hay vì bản chất độc ác của Cộng sản? Cũng không, Cộng sản Việt Nam thật sự tàn ác và man rợ thể hiện rõ nét ở chiến dịch Mậu Thân tại Huế và những hành vi không thể bào chữa khi trả thù hàng trăm ngàn người thuộc chế độ miền Nam bằng tù cải tạo sau năm 1975. Hiển nhiên, không có gì độc ác bằng sự triệt tiêu kinh tế khiến cả quốc gia lâm vào đói khổ, giam cầm tư tưởng con người, và đẩy trăm ngàn người vượt đại dương tìm tự do. Những năm 1954 kia, Cộng sản nếu có độc ác thì sao độc ác bằng 1975. Hay bản thân tổng thống Diệm có thù riêng tư với Cộng sản? Hẳn là không. Thù chỉ có thù với cá nhân, không ai thù với thể chế, nhất là khi bản thân ông Diệm chưa hề sống dưới sự tàn bạo của Cộng sản, ngay cả khi nghe phong phanh những câu chuyện Cải cách ruộng đất, giết Phạm Quỳnh, giam chết Phan Khôi v.v. Thì đó cũng không thể là tư thù với Cộng sản, ngay cả khi ông Diệm cũng là giới trí thức, người ta có thể phẫn nộ, nhưng tư thù thì hẳn là không. Nếu có, là giai đoạn Việt Minh cố ám Ngô Đình Diệm 1950, đẩy ông đến lưu vong sang Nhật, rồi Mỹ đến 1953. Nhưng thời li loạn đó, việc cố ám sát hụt, dẫn đến lưu vong chưa đủ cơ sở để xem đó là lí do chính Ngô Đình Diệm chống Cộng. Mà đơn giản, tổng thống Diệm từng học ở Mỹ. Nên đặt nước Mỹ trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh. Hai khối Tư Bản và Cộng Sản đang kình chống nhau và nỗ lực bành trướng ảnh hưởng ra khắp nơi trên thế giới. Chống Cộng ở Tây Âu phần nào vẫn tốt hơn ở Mỹ, vì khắp nơi Tây Âu, sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đều xuất bản tự do ở Châu Âu. Ngay cả Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh cũng được dịch và xuất bản, khắp nơi trong thư viện không quá khó để tìm sách Cộng sản. Ở Mỹ thì khác, 1949-1954, thượng nghị sĩ Joseph MacCarthy chống Cộng cực đoan và cuồng nhiệt. Hăng hái chụp mũ hết người này đến người khác là Cộng sản hoặc mật vụ của chúng. Thậm chí, ông còn tấn công đến cả văn phòng tổng thống Truman, quân đội Mỹ, đài VOA v.v. Mở trên 100 cuộc điều tra lớn tất cả nhân viên đài VOA, có những nhân viên không chịu nỗi sự nhục nhã đã tự tử. Không chỉ thế, ông này còn rà soát tất cả thư viện Mỹ xem sách nào liên quan đến Cộng sản và tiêu hủy nó. Kết quả 30.000 quyển sách loại bỏ khỏi thư viện. Trong đó có những danh tác của những triết gia lớn thời đại như Marx, Michel Foucault, Jean-Paul Sartre v.v. cũng bị loại bỏ khỏi kệ sách, không ít trí thức, nhà văn, nghệ sĩ chán nản rời bỏ nước Mỹ như Richard Wright, James Baldwin, Lester Cole v.v. mà sang Âu Châu sống. Thời kì đó, là thời kì đen tốt nhất của hệ thống dân chủ Mỹ. Người ta chống sự độc tài bằng một sự độc tài không kém, chống man rợ bằng những hành vi man rợ, chống cái ác bằng hiện thân của cái ác. Kết quả của hành vi ngu xuẩn đó, là xuất hiện phong trào chống chống Cộng (anti-anti-communist). Nó khiến giới trí thức nghiêng hẳn về Cộng sản. Đến mức, triết gia Jean-Paul Sartre mắng chửi những tên chống Cộng rằng “Các tên chống Cộng đều là chó.” (Every anti-Communist is a dog.) (3) Tệ hơn, tiến đến việc khiến cả nhân loại khi đó quên mất mối quan hệ giữ chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, tiến dần đến việc loại bỏ chủ nghĩa cộng sản ra khỏi chủ nghĩa phát xít. Trái lại, họ xem hoặc nhìn nhận những kẻ chống Cộng như những tên phát xít. Lịch sử cho thấy, muốn thắng toàn trị phải bằng dân chủ. Nhưng Ngô Đình Diệm đang ở Mỹ trong cái thời kỳ đen tối chống Cộng cực đoan của Joseph MacCarthy. Ông dễ xem và nhìn nhận sự cực đoan đó như một chân lý và đã mang sự ngu xuẩn đó về gieo rắc khắp miền Nam. Và đó là vết nhơ đời ông không thể chối cãi, thậm chí nó còn có thể làm lu mờ những công lao gầy dựng một nền Cộng Hòa miền Nam, một hệ thống kinh tế tự do, những chính sách an sinh khi còn tại nhiệm. Vậy đó, chống độc tài bằng sự độc tài là ngu xuẩn, ngu xuẩn đến độc ác và phi nhân. Chống độc tài chỉ có thể bằng một con đường, và duy nhất chỉ một: tự do và dân chủ. Có vậy thôi. Minh Tran Que Phuong Minh Tún (1) Marilyn B. Young, The Vietnam Wars: 1945-1990, p. 279 (2) Làm thế nào để giết một tổng thống?, tập 1, Cao Thế Dung, Lương Khải Minh, Saigon, 1970, trang 16 (3) johnvfleming/book_intro.html
Posted on: Fri, 22 Nov 2013 17:55:04 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015