TRANH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA - TopicsExpress



          

TRANH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA ĐÔNG: Phải liên thủ để chống lại âm mưu bá quyền 02/08/2013 Tuyên bố của Phó tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Shinzo Abe sau khi 2 ông kết thúc chuyến công du của mình cho thấy, cả Mỹ và Nhật Bản đều muốn tăng cường ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Giới bình luận cho rằng, nhân chuyến công du Malaysia, Singapore và Philippines, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra một số sáng kiến ngoại giao nhằm chống lại âm mưu bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng tờ China Daily và Thời báo Hoàn Cầu lại cho rằng, chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe là nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc. Đối tác chiến lược Philippines - Nhật Bản Ngày 27/7, tại thủ đô Manila, Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino. Hai bên nhất trí củng cố hợp tác hàng hải và Manila đã cảm ơn Tokyo giúp nâng cao năng lực của cơ quan tuần duyên Philippines, nhất trí tăng cường hợp tác an ninh biển - cốt lõi trong quan hệ đối tác chiến lược song phương. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, sẽ hỗ trợ Philippines xây dựng năng lực của cơ quan tuần duyên, cho vay ưu đãi để mua 10 tàu tuần tra và đã vẽ bản đồ địa hình chính xác Mindanao nhằm củng cố sự hỗ trợ đối với tiến trình hòa bình ở đây. Trước đó (23/7), tờ Học giả ngoại giao của Nhật Bản cho rằng, Philippines đang nỗ lực tìm kiếm đối tác chiến lược, tăng cường quan hệ với các nước Châu Á - Thái Bình Dương, để ứng phó với tình hình khu vực ngày càng căng thẳng. Nhưng cho đến nay, mới chỉ có Nhật Bản xác định cùng Philippines phát triển quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ này chính thức có hiệu lực sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký Tuyên bố chung năm 2011. Thủ tướng Shinzo Abe từng công khai ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Ngày 26/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói tạiSingapore rằng, ông mong Nhật Bản và ASEAN cùng “tạo dựng hòa bình và ổn định” cho khu vực, muốn hợp tác với ASEAN để bảo đảm Châu Á - Thái Bình Dương được kiểm soát bởi luật pháp, chứ không phải bởi sự câu kết và khủng bố tinh thần. Cũng trong ngày 26/7, Philippines đã phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ “10 đoạn” thay vì “9 đoạn” như trước đây bởi theo bản đồ này, Bắc Kinh tiếp tục hung hăng lấn tới trong tham vọng đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Bản đồ “10 đoạn” được cơ quan bản đồ Trung Quốc (Sinomap Press) lần đầu tiên công bố hồi tháng 1/2012 và theo bản đồ này, “đoạn thứ 10” được đặt gần vùng lãnh thổ Đài Loan. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ khiến Philippines phải đưa vụ tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông ra giải quyết tại Tòa án Quốc tế. Giáo sư Carl Thayer của Trường đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định: Ý nghĩa của tấm bản đồ “10 đoạn” không nằm ở đoạn thứ 10, mà ở việc Trung Quốc đưa thêm rất nhiều vị trí, vùng lãnh thổ ở Biển Đông mà các bản đồ trước đây không hề có vào bản đồ mới. Khi tuyên bố với tờ GMA News online, Giáo sư Carl Thayer cho rằng, Trung Quốc dường như đang đặt ra một nền móng cho việc đòi chủ quyền đối với tất cả các vị trí như bãi đá ngầm, bãi cạn, san hô cũng như bãi đá, đảo lớn, đảo nhỏ ở Biển Đông. Do đó, các nước có tranh chấp nên đưa ra tuyên bố chính thức, trong đó tái khẳng định chủ quyền của họ đối với những vùng lãnh thổ ở Biển Đông. Cảnh giác với “lát cắt xúc xích” của Trung Quốc Dư luận đang quan tâm tới nhận định của ông Brahma Chellaney, học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị tại New Delhi, Ấn Độ khi đề cập tới “lát cắt xúc xích” với tờ Japan Times hôm 25/7. Học giả Brahma Chellaney đặt tên cho chiến lược xâm lấn lãnh thổ các nước láng giềng mà Trung Quốc đang áp dụng là “lát cắt xúc xích” - nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ và lãnh hải bằng các hành động nhỏ lẻ, nhưng sau một thời gian tích lũy sẽ tạo lợi thế cho Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp. Bằng cách lựa chọn phương án xâm lấn “lát cắt xúc xích” (còn gọi là chiến thuật “tằm ăn dâu”, “cờ vây” hay “chiến lược cải bắp”) Bắc Kinh đã kiềm chế tối đa khả năng lựa chọn của các nước láng giềng khi đối phó với mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Trung Quốc đã cắt chiếc “xúc xích Biển Đông” thành nhiều phần, sau đó tìm cách gặm nhấm từng phần để các lát cắt đều rơi vào miệng họ. Trên Tạp chí Cầu Thị số tháng 7, tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc nhận xét, quân đội Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thất bại nếu từ chối gạt bỏ cách “tư duy cũ kỹ”, bất chấp những tiến bộ đáng kể về vũ khí và công nghệ trong những năm qua. Tướng Lưu Á Châu cũng kêu gọi thúc đẩy “cải cách quân sự đặc sắc Trung Quốc”. Theo Tạp chí Time của Mỹ, kết thúc đợtdiễn tập quân sự liên hợp với Nga, trên đường trở về, lần đầu tiên 5 tàu chiến Trung Quốc đã đi qua eo biển Soya ra Thái Bình Dương. Cùng với eo biển Tsushima, đây là yết hầu ra Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc. Thủ đoạn của Trung Quốc khiến các bên tranh chấp khó tìm ra cách đối phó hiệu quả khi Bắc Kinh ngấm ngầm ngụy trang hành vi này. Và họ đã thành công - khiến thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp. Một trong những thủ đoạn Bắc Kinh sử dụng để “tạo sự kiện” trên Biển Đông là ngang nhiên mời thầu khai thác năng lượng và cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của nước khác trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven Biển Đông theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Brahma Chellaney cho rằng, việc làm của Trung Quốc là yếu tố gây mất ổn định an ninh ở châu Á. Ngày 27/7, tờ The Philippine Star dẫn lời một quan chức Philippines cáo buộc Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hải quân phi pháp được trang bị radar, bãi đáp trực thăng và cầu cảng ở bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ban đầu Trung Quốc xây dựng trái phép các công sự nhà dàn hình bát giác, sau đó là một tòa nhà nổi kiên cố, bảo vệ nghiêm ngặt với radar lắp trên mái vòm, sân bay trực thăng và cầu cảng neo đậu tàu chiến. Các trạm phong điện được Trung Quốc lắp đặt để cung cấp năng lượng cho lực lượng đồn trú trái phép tại đá Vành Khăn. Hiện tất cả tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, tàu bán vũ trang của Cảnh sát biển Trung Quốc đều sử dụng căn cứ, thiết bị tại đá Vành Khăn. Sự hung hăng của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông sau nhiều thập kỷ yên ắng đang khiến dư luận thực sự lo ngại. Nguy cơ xảy ra xung đột Trung - Nhật Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong cuộc đối đầu hôm 26/7, 4 tàu thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc đã “tuyên bố một cách cứng rắn” với tàu Nhật Bản rằng, Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Vụ chạm trán này diễn ra chỉ 2 ngày sau cuộc đối đầu giữa chiến đấu cơ Nhật Bản với máy bay quân sự Trung Quốc ở gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc đã bay qua không phận giữa đảo Okinawa và đảo Miyako ở phía nam Nhật Bản. Theo các học giả Trung Quốc, động thái này chứng tỏ sẽ có nhiều tàu được trang bị vũ khí xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian tới. Động thái mới của Trung Quốc càng thúc đẩy Nhật Bản tính tới kế hoạch thiết lập một lực lượng lính thủy đánh bộ kiểu Mỹ để bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho rằng, hành động kể trên chứng tỏ Trung Quốc đang tiến gần hơn trong việc bành trướng trên biển. Thủ tướng Shinzo Abe coi đó là hành động bất thường chưa từng có trước đây. Tokyo đang cân nhắc triển khai máy bay không người lái như Global Hawk của Mỹ đến biển Hoa Đông, đồng thời tăng cường vai trò của lực lượng phòng vệ ở phía tây nam Nhật Bản để củng cố khả năng phòng vệ trước những hoạt động ngày một táo tợn của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại coi chuyến bay của máy bay cảnh báo sớm Y-8 là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước và không nhằm vào bất kỳ nước nào hay mục tiêu cụ thể nào. Giới quân sự cảnh báo, các cuộc chạm trán và đối đầu giữa tàu thuyền và máy bay Trung-Nhật nhiều phen đẩy hai nước suýt rơi vào đụng độ vũ trang. Ngày 26/7, Tokyo công bố dự thảo sách trắng quốc phòng, kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Dự kiến, sách trắng quốc phòng sẽ được công bố vào cuối năm nay. Kiến nghị của Bộ Quốc phòng Nhật Bản là bước tiến mới nhất trong nỗ lực sửa đổi Điều 9 Hiến pháp do Thủ tướng Shinzo Abe dẫn đầu, cũng như thông qua dự thảo hoạch định chính sách quốc phòng trung và dài hạn, trong đó có năng lực giám sát biển, thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ để bảo vệ các đảo tranh chấp với Trung Quốc, cũng như khả năng Nhật Bản tấn công phủ đầu căn cứ của kẻ thù trong trường hợp nước này bị đe dọa nghiêm trọng. Mưu tính của Mỹ Ngày 27/7, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục là cường quốc Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định vai trò của Washington trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này nhiều thập kỷ qua. Trước đó (26/7), Thủ tướng Shinzo Abe và Phó tổng thống Mỹ đã gặp nhau tại Singapore để nhất trí tăng cường liên minh an ninh và ông Joe Biden nhấn mạnh tới vai trò chiến lược của Nhật Bản trong bối cảnh Washington thực hiện chiến lược quay lại Châu Á - Thái Bình Dương. Ông Joe Biden cũng hối thúc ASEAN và Trung Quốc nhanh chóng đạt thỏa thuận về COC. Ngày 24/7, trang mạng Tạp chí Forbes (Mỹ) đăng bài “Dư âm địa - chính trị của Trung Quốc” của tác giả Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Mỹ, thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo đó, mục tiêu của Trung Quốc không phải là tác chiến với Mỹ, mà là xác lập điều kiện có lợi để tiếp tục mở rộng quyền lợi biển. Robert D. Kaplan cũng cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột, nhưng Trung Quốc sẽ hành động theo phương châm: “Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”. Theo phân tích của Kim Holmes, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, hiện là Phó chủ tịch Heritage Foundation: Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông không phải là điều mới mẻ, nhưng điều đáng ngại là gần đây Bắc Kinh đã trở nên hung hăng hơn khi nước này nhiều lần xâm phạm vào khu vực Philippines, Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vật cản chủ yếu đối với tham vọng của Trung Quốc là hải quân Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, tranh chấp Biển Đông chỉ đơn giản là sự tương quan lực lượng và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc và vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay tương tự như vị trí của Mỹ ở vùng biển Caribe hồi thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Biển Đông là sân sau của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông. Theo thống kê, chỉ riêng tại Biển Đông, vận tải thương mại thường niên chiếm khoảng 5,3 nghìn tỉ USD, trong đó Mỹ chiếm 1,2 nghìn tỉ. Con số này giải thích tại sao Mỹ cần chuyển trọng tâm chiến lược về Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ hiểu rõ rằng, tổn thất sẽ lớn hơn nhiều nếu Trung Quốc nắm được quyền quản lý tại Biển Đông, kiểm soát biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Tờ Washington Free Beacon dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ cho rằng, trong năm 2014, Hải quânTrung Quốc dự kiến tuần tra biển bằng tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược mới, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Trung tâm Tình báo không gian và vũ trụ thuộc Không quân Mỹ (NASIC) hồi đầu tháng 7 đã công bố một báo cáo về các mối đe dọa tên lửa, và xác định JL-2 là loại vũ khí lần đầu tiên cho phép tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. David Helvey, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách khu vực Đông Á từng nói với giới truyền thông rằng, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các chương trình chiến tranh dưới đáy biển và tàu ngầm. Còn theo nhận định của chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long (trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 25/7), máy bay không người lái Mỹ đã tiến hành trinh sát tình hình Trung Quốc từ “bốn phương, tám hướng”, hình thành một cái “thòng lọng UAV”, ở bất cứ phương hướng nào, Trung Quốc cũng bị những cặp “mắt thần” ngày đêm theo dõi. Ngày 27/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, ông muốn tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye để hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Ông Shinzo Abe kêu gọi hòa giải sau một năm mâu thuẫn ngoại giao liên quan tới quần đảo tranh chấp Takeshima/Dokdo và các chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni của giới chính khách Nhật Bản. Trước đó (26/7), ông Shinzo Abe cũng cho rằng, cần có cuộc đối thoại cấp cao với Trung Quốc nhằm giải quyết những căng thẳng giữa hai nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. “Sứ mệnh vinh quang” là tên game vừa được Trung Quốc tung ra cho phép người chơi chiến đấu cùng quân đội nước này bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Điểm nổi bật của bản cập nhật sẽ ra ngày 1/8 là “kịch bản bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư” được nêu rõ qua lời giới thiệu: “Người chơi sẽ chiến đấu cùng lực lượng vũ trang Trung Quốc và sử dụng vũ khí mới của mình để uy hiếp người Nhật Bản”. Mặc dù “Sứ mệnh vinh quang” không phải là game phổ biến nhất Trung Quốc nhưng nó lại có một lượng lớn fan trung thành đang chờ đón bản nâng cấp mới theo chủ đề Senkaku/Điếu Ngư. Theo tờ WashingtonPost, quân đội Trung Quốc tham gia phát triển trò chơi này. Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Posted on: Fri, 02 Aug 2013 19:23:06 +0000

Trending Topics



Alberta Governing or Regulatory Body Service,
Фильм славен едва ли не самой
Healthy Meal Fast Food Sandwich Chain is hiring Part-Time Counter
My choice to race Zurich had other motives. Im a bit of an

Recently Viewed Topics




© 2015