TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH. TINH HOA CỦA NGƯỜI - TopicsExpress



          

TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH. TINH HOA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Khi sống ở Châu Âu tôi có may mắn được tiếp xúc với một số nhà khoa học phương tây đã và đang nghiên cứu nền văn minh cổ và triết học phương đông, họ trao đổi và đưa ra nhận định về triết lý Âm dương - Ngũ hành có nguồn gốc là tinh hoa của người Việt Nam. Đương nhiên họ có đầy đủ các tài liệu để chứng minh cho những quan điểm cùng hệ suy luận logic của họ. Qua nhiều năm nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, dựa trên các tiền đề gợi ý của các nhà khoa học đó, tôi viết bài này khơi gợi niềm tự hào về tinh hoa trí tuệ của người Việt nam, Dân tộc Việt Nam theo quan điểm, nhận thức cá nhân, còn sơ khai cần có chỉnh lý, bổ sung. I. Sự hình thành Ngũ hành Triết lý Ngũ hành cũng đã được đề cập đến trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nó cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Trong bài viết này tôi nêu quan điểm cá nhân về ngũ hành theo cách đơn giản hóa, dễ hiểu hiểu gần gũi với nền Nông nghiệp trồng lúa nước đặc trưng của Việt Nam. Rõ ràng rằng bất kỳ một sự việc, hiện tượng nào xuất hiện nó cũng phải có đầy đủ điều kiện để phát sinh về không gian, thời gian, vị trí, những sản phẩm do con người tạo ra còn phụ thuộc, ràng buộc bởi cả tính chất xã hội mà người đó sinh sống, làm việc, đó là môi trường hình thành và phát triển. a, Vị trí tự nhiên: Nằm ở phần trung tâm bán cầu đông của trái đất, Việt Nam có vị trí tự nhiên thuận lợi, đầy đủ nhất so với các nước còn lại để quan sát, tổng hợp, phân tích theo tư duy logic những vấn đề nêu trong triết lý ngũ hành. Những nước hàn đới ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của họ là mặt trời và băng tuyết nên họ chú tâm hơn trong việc nghiên cứu mặt trời, ảnh hưởng của mặt trăng là rất ít nên họ bỏ qua yếu tố mặt trăng, không sử dụng âm lịch, không tính ngày con nước và những hậu quả do mặt trăng gây ra... Những nước chỉ có hai mùa phân biệt thì họ làm sao có được tư duy bốn mùa?... Điều kiện vị trí địa lý tự nhiên của Việt Nam được xem là vị trí tối ưu nhất để quan sát, tổng hợp và phân tích logic quá trình vận hành biến đổi của thiên nhiên. b, Điều kiện xã hội: Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, xã hội Việt Nam là một xã hội giàu trí tuệ, giàu lòng nhân ái, không chỉ với đồng bào mình, dân tộc mình, ngay cả với kẻ thù Cha, Ông chúng ta cũng đem trí, đức ra để đánh thắng và thu phục chúng: "Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn Lấy trí nhân để thay cường bạo" Không những có trí, có đức, Cha, Ông chúng ta còn có lòng kiên trì, miệt mài theo đuổi trí hướng mục đích của mình: " Ai ơi chẳng chóng thì chầy Có công mài sắt, có ngày nên kim" Những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam lại được thể hiện bởi một nội lực mãnh liệt, sự kết tinh của năng lượng trời và đất, âm và dương, cái năng lượng vĩ đại của hạt nhân trung tâm: " Bé nhưng mà bé hạt tiêu Bé cay bé đắng bé xiêu lòng người" Không chạy theo những cám dỗ đời thường Cha Ông chúng ta là tất cả để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho con cháu mai sau: "Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời về sau" Bài ca dao sau đây thể hiện sự hiểu biết thấu đáo, sâu sắc về dịch lý trời, đất, con người của Cha Ông chúng ta: "Cây xanh thời lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con Mừng cây rồi lại mừng cành Cây đức lắm chồi, người đức lắm con Ba vuông sánh với bảy tròn Đời cha vinh hiển đời con sang giàu." Đại thi hào Nguyễn Du cũng phản ánh rất tinh tế những kiến thức Âm dương Ngũ hành Dịch lý trong bức tranh xã hội qua vẻ đẹp cũng như số phận của: Nàng Thúy Vân, Thúy Kiều: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Một người một vẻ, mười phân vẹn mười." và: "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. .... Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương." Chàng Kim Trọng: "Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất, thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời,".... Như vậy hội tụ đầy đủ các thế mạnh về thiên nhiên, địa lý, con người Tổ tiên người Việt Nam ta đã đúc kết, xây dựng triết lý Âm dương Ngũ hành, thể hiện qua hàng loạt tác phẩm ca dao, dân ca, hoa văn, hình vẽ trên các tác phẩm hội họa, các công trình văn hóa mà nhiều Nhà nghiên cứu đã đề cập đến, ở đây tôi xin trình bày theo cách hiểu riêng của mình về quá trình hình thành học thuyết ngũ hành ở dạng "nôm na" để gần gũi và dễ hiểu. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu quý trong kho tàng văn hóa mà Tổ tiên người Việt để lại minh chứng cho học thuyết Âm dương và Ngũ hành. Nền văn hóa Việt Nam gắn liền với Nông nghiệp, nền văn minh lúa nước, những quan sát về sự vận hành của tự nhiên ít nhiều cũng bị chi phối bởi yếu tố này. Những trải nghiệm cuộc sống được Tổ tiên chúng ta đúc kết lại khi quan sát sự vận hành của tự nhiên thành năm yếu tố cơ bản đó là nước (thủy), lửa (hỏa), đất đá (thổ), gỗ (mộc) và kim loại (kim). Những quan sát về sự hình thành, chuyển hóa của năm yếu tố này hình thành nên học thuyết ngũ hành. - Nước là yếu tố đầu tiên mà con người quan tâm đến, nó là "nguồn sống" của thiên nhiên và con người. Khi trời sắp đổ mưa, mây đen kéo đến chủ yếu từ phương bắc, ta nói thủy ở phương bắc, có màu đen, hướng xuống dưới. - Để tránh cái rét của mùa đông, muông thú tìm về phương nam ấm áp, khi khám phá thiên nhiên con người thấy rõ cái nóng như ngồi quanh đống lửa của phương nam, ngay cả trong những ngày đông giá rét ở phương bắc, ta nói cái nóng xuất phát ở phương nam, phương nam thuộc hỏa mầu đỏ. - Khi đào đất làm nhà, đào ao nuôi cá, đào giếng lấy nước, phía dưới lớp đất mặt bị phong hóa với nhiều sắc màu con người thấy sự thống nhất về màu sắc của đất ở hầu hết mọi nơi là màu vàng thuần khiết, ta nói đất (hành thổ), màu vàng, phân bố đều khắp bốn phương. - Lúa nước nguồn thực phẩm chính của người Việt sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất màu mỡ phía đông, hơn nữa qua quá trình tìm hiểu sự phát triển của cây cối, ta thấy vùng phía đông tràn đầy ánh sáng buổi sớm tạo điều kiện quang hợp tốt nhất cho cỏ cây hoa lá, ta nói cây (hành mộc) ở phương đông, có màu xanh lục. - Trong quá trình cải tiến công cụ sản xuất, kim loại được sử dụng ngày một nhiều, Ở Việt Nam chúng được tìm thấy nhiều ở vùng cao phía tây, hầu hết chúng có sắc sắc trắng, ta nói kim ở phương tây có màu trắng. Có câu "Mò kim đáy biển" nên chẳng ai hoài công đi tìm kim ở biển đông, mặt trời lặn có nghĩa là hỏa giảm do sinh thổ, thổ sinh kim ở phương tây nên chỉ dễ dàng tìm thấy kim ở phương tây mà thôi. Ở phương tây kim vượng thì hỏa phải suy yếu, phương tây lạnh hơn phương đông. Như vậy Ngũ hành đã có hình tượng, vị trí phân bố trong không gian, nhưng nếu chỉ có vậy thì chưa thành lý thuyết Ngũ hành được, quá trình này mới có thể nói là "thấy hình của Ngũ hành". Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu quá trình sinh trưởng, tiêu vong, chuyển hóa của Ngũ hành gắn liền với tri thức nhân cách hóa, thần thánh hóa, quy nạp các lý, hóa tính tồn tại trong tự nhiên cho Ngũ hành, mỗi một hành có tính cách riêng, linh hồn riêng, vận hành theo nguyên tắc triết lý âm dương đặc trưng cho hành đó. Quá trình nghiên cứu này Tiền nhân, gọi là "Lý khí Ngũ hành". Khác với các tiêu chuẩn đo lường lý, hóa tính gắn liền với đối tượng vật chất cụ thể, âm dương, ngũ hành theo quan điểm của Tổ tiên người Việt là thước đo vạn năng, trìu tượng cho cả vật chất hữu hình và vô hình, nó biến hóa khôn lường theo khả năng nhận biết của người áp dụng, nghiên cứu nó, nó rộng lớn, bao quát toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ bao la cả về không gian và thời gian, nhưng đồng thời nó cũng thu nhỏ trở thành hư vô, khi ta không hiểu, chưa nhận biết áp dụng những tri thức đã được học. Con người theo quan điểm của thuyết Âm dương - Ngũ hành thuộc về hành mộc, sản phẩm trí tuệ của con người thuộc hành hỏa, những trí tuệ khai sáng cho nhận thức của nhân loại về luật của tự nhiên, vũ trụ, thuộc dương hỏa nó tồn tại biến hóa khôn lường trở thành bao la rộng lớn, đều được ánh trong học thuyết Âm dương Ngũ hành, trong nền văn minh Lạc Việt. Trong tự nhiên phần hữu hình của Ngũ hành là quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của vật chất từ khi thành hình, đến lúc tiêu vong diễn ra một cách chậm chạp đòi hỏi nhiều thời gian, cần cù lao động, tích cực luyện rèn mới có được (Theo triết lý Ngũ hành thuộc nửa âm của Ngũ hành). Phần vô hình của Ngũ hành thì trái lại nó chủ động, nhanh nhạy, ngay tức khắc được nạp vào phần âm tương ứng với hình trạng, môi trường tồn tại của vật chất, đối tượng đó. Phần âm xuất hiện trước, phần dương ngay lập tức xuất hiện khi phần âm thành hình và được tàng chứa trong phần âm đó (thấy hình rồi mới thấy lý khí). Tiền nhân có câu "Đời Cha cho chí đời con hễ muốn đẽo tròn thì phải đẽo vuông" nó không đơn thuần là diễn ca cho người học nghề mộc, nghề thợ rèn, nó còn mang ý nghĩa Âm dương Ngũ hành. Luật loại tụ, giá sắc của Nho giáo, luật nhân quả của Phật giáo... phải chăng cũng chỉ là âm Ngũ hành tương giao với dương Ngũ hành? Phần dương đặc trưng cho phần phần âm lập tức biến mất khi phần âm bị biến đổi, thay vào đó là phần dương khác tương ứng. Có phần dương tốt thích ứng với sự phát triển của nhân loại, nhưng cũng có phần dương hủy diệt sự sống, tàn phá môi trường (Dương hoạt động theo quy luật tương khắc, âm hoạt động theo quy luật tương sinh). Phần dương có thể đột biến dẫn đến hủy hoại phần âm, còn phần âm để có được hình hài, thể xác (tượng loại) cần phải có thời gian và điều kiện thích ứng (các vụ nổ, các biến loạn là do phần dương gây ra dẫn đến phá hủy phần âm, còn hiện tượng phong hóa ăn mòn, phục hồi trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của phần âm thì cần phải có thời gian). Bởi vậy mà Tiền nhân khuyên con cháu luôn phải tu tâm rèn luyện, tích lũy bảo vệ âm chất, môi trường, hình thái tự nhiên của non sông đất nước, tích lũy dương khí, tích tụ tinh túy của thiên nhiên vũ trụ, để chất lượng sống của nhân dân theo đó mà được nâng cao một cách bền vững, khi nhanh, lúc chậm theo trình tự thời gian chứ không nhảy cách quãng được. Quy luật tương sinh của Ngũ hành: - Thổ sinh Kim → Kim sinh Thủy → Thủy sinh Mộc → Mộc sinh Hỏa → Hỏa sinh Thổ. Quy luật tương khắc của Ngũ hành: - Thủy khắc Hỏa → Hỏa khắc Kim → Kim khắc Mộc → Mộc khắc Thổ →Thổ khắc Thủy. II.2.2. Chế hóa Ngũ hành Để chế hóa được Âm dương Ngũ hành thì dựa vào Ngũ hành Bất cập hay Ngũ hành Thái quá. Xin lược chép lại trong sách của cụ Hải Thượng Lãn Ông (Thánh y nước Việt): (Theo Pháp Vân – Phòng sách tư liệu) 1/Ngũ hành Thái quá. a. Mộc - Khuếch tán khí ôn hòa quá sớm làm cho vạn vận sớm phát dục. b. Hỏa - Khuếch tán khí cường liệt, làm cho vạn vật đốt cháy chẳng yên. c. Thổ - Có khí nồng hậu rắn chắc trở lại làm cho vạn vật không thể thành hình. d. Kim - Có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng. e. Thủy - Có khí đầy tràn, làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ thái quá là làm mất sức bình thường. 2/ Ngũ hành Bất cập. a. Mộc - Không có khí ôn hòa, làm cho vạn vật rũ rượi không phấn chấn. b. Hỏa - Ít khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm không sáng. c. Thổ - Không có khí sinh hóa, làm cho vạn vật yếu đuối không có sức. d. Kim - Không có khí cứng cỏi, làm cho vật mềm giãn không có sức đàn hồi. e. Thủy - Không có khí phong tàng làm cho vạn vật khô queo. 3/ Ngũ hành Bình khí. a. Mộc - Nó phân bố ra khí ôn hòa, làm cho vạn vật tươi tốt. b. Hỏa - Sáng chói mà có cái khí thịnh trưởng, làm cho vạn vật dồi dào. c. Thổ - Đầy đủ khí sinh hóa vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể. d. Kim - Phát ra khí yên tĩnh hòa bình, làm cho vạn vật kết quả. e. Thủy - Có khí tĩnh mịch hòa thuận, làm cho vạn vật bế tàng. 4/ Sinh khắc nghi kỵ Sinh: a. Thổ sinh kim, thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu. b. Hỏa sinh thổ, hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi - thổ nhiều thì hỏa tối. c. Mộc sinh hỏa, mộc nhiều thì hỏa không cháy - hỏa nhiều thì mộc cháy. d. Thủy sinh mộc, thủy nhiều thì mộc trôi - mộc nhiều thì thủy cạn. e. Kim sinh thủy, kim nhiều thì thủy tràn - thủy nhiều kim chìm. Khắc: a. Kim khắc mộc, mộc nhiều kim cùn - kim nhiều mộc gãy. b. Mộc khắc thổ, thổ nhiều mộc gãy - mộc nhiều thổ nghiêng đổ. c. Thổ khắc thủy, thủy nhiều thổ trôi - thổ nhiều thì thủy ứ. d. Thủy khắc hỏa, hỏa nhiều thủy cháy - thủy nhiều hỏa diệt. e. Hỏa khắc kim, kim nhiều hỏa ngưng - hỏa nhiều kim tiêu. II.2.3. Thiên lý hay nguyên lý vận động của tự nhiên 1/ Lý giao hòa và mâu thuẫn: Vạn vật sinh ra do âm dương giao hòa. Trong mỗi sự vật, cặp âm dương này lại phát sinh mâu thuẫn. Trong sự giao hòa có sự mâu thuẫn và mâu thuẫn đem đến sự giao hòa, không riêng một vật nào mà vạn vật, toàn thể giới tự nhiên đều có liên hệ giao hòa với nhau. Mâu thuẫn dễ nhận ra nhất là mâu thuẫn trong quan hệ giữa người với người và mâu thuẫn trong nội tâm mỗi người. Chính vì vậy phải giải quyết được hai thái cực ngược nhau, mới tránh được tiêu diệt nhau, và luôn điều chỉnh cho hòa nhau mới hòa bình. 2/ Lý phản phục tuần hoàn. Âm dương hoà đồng biến dịch sinh hóa nên sự vật cũng sinh hóa theo lẽ phản phục tuần hoàn. Trái đất quay xung quanh mặt trời, sinh ra bốn mùa tám tiết là biểu hiện sinh động của luật phản phục tuần hoàn. Đời người vinh nhục, được thua, còn mất, sinh tử cũng là biến dịch theo luật phản phục tuần hoàn của trời đất. II.2.4. Âm Dương Ngũ hành của Can Chi và phương vị. 4.1/ Âm dương ngũ hành của 10 Can - Giáp Ất mộc, Bính Đinh hỏa, Mậu Kỷ thổ, Canh Tân kim, Nhâm Quý thủy. - Giáp Ất Mộc Đông phương, phân lưỡng nghi: Giáp dương, Ất âm. - Bính Đinh Hỏa Nam phương, phân lưỡng nghi: Bính Dương, Đinh âm. - Mậu Kỷ thổ Trung ương, phân lưỡng nghi: Mậu dương, Kỷ âm. - Canh Tân kim Tây phương, phân lưỡng nghi: Canh dương, Tân âm. - Nhâm Quý thủy Bắc phương, phân lưỡng nghi: Nhâm dương, Quý âm. Bốn mùa- Mùa xuân sinh khí bắt đầu động lên, cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, ngôi vị Đông phương, ngày là Giáp Ất. - Mùa hạ sinh khí tiếp thu hỏa khí vạn vật sinh trưởng biến hóa nhờ hỏa, ngôi vị Nam phương, ngày là Bính Đinh. - Mùa thu vạn vật đổi thay hình dạng, vẻ buồn bã âm thầm lặng lẽ, ngôi vị Tây phương, ngày là Canh Tân. - Mùa đông vạn vật ẩn náu, có vẻ như khiêm nhường như nước chảy nhũn nhặn, như là mai phục, thực là đứng đầu ngũ hành, ngôi vị Bắc phương, ngày là Nhâm Quý. - Thổ ở trung ương, nơi xuất tinh khí ra để nuôi dưỡng vạn vật và thu khí về làm cho vạn vật vẻ như bị tiêu diệt. Ngôi vị ở trong, ý như thông suốt mọi việc. Ngày là Mậu Kỷ. 4.2. Âm dương ngũ hành của 12 chi Dần Mão mộc, Tỵ Ngọ hỏa, Thân Dậu kim, Hợi Tý thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi thổ. - Dần Mão mộc Đông phương, phân lưỡng nghi: Dần dương, Mão âm. - Tỵ Ngọ hỏa Nam phương, phân lưởng nghi: Tỵ âm, Ngọ dương. - Thân Dậu kim Tây phương, phân lưỡng nghi: Thân dương, Dậu âm. - Hợi Tý thủy Bắc phương, phân lưỡng nghi: Hợi âm, Tý dương. - Thìn Tuất Sửu Mùi thổ cuối 4 mùa, phân lưỡng nghi: Thìn (đông) Tuất (tây) dương, Sửu (bắc) Mùi (nam) âm. Bạch hổ thông nghĩa nói: - Thiếu dương hiện ra ở Dần, thịnh tại Mão, suy ở Thìn. - Thái dương hiện ra ở Tỵ, thịnh tại Ngọ, suy ở Mùi. - Thiếu âm hiện ra ở Thân, thịnh tại Dậu, suy ở Tuất. - Thái âm hiện ra ở Hợi, thịnh tại Tý, suy ở Sửu. 4.3. Can chi sinh khắc: Bảo - Nghĩa - Chế - Chuyên - Phạt nhật. “Độn Giáp kinh” nói rằng: Ngày Bảo là can sinh chi – Ngày Nghĩa là ngày chi sinh can. Ngày Chế là ngày can khắc chi, ngày này lợi hành quân. Ngày Phạt là ngày chi khắc can, ngày này kỵ đánh dẹp, chinh phạt, xuất quân, cướp đất. Ngày Chuyên là ngày can chi ngũ hành tương đồng, ngày này kỵ xuất quân.” “Tào Chấn Khuê nói rằng: Can sinh chi đó là được thiên thời. Chi sinh can được địa lợi đấy. Can khắc chi được nhân hòa, ta có thể khắc chế kẻ khác được. Vì thế can là trời, là ta; chi là đất là kẻ khác. Ngày Phạt là ngày chi khắc can, kẻ kia khắc ta. Can là tôn (quí), là ta chi là kẻ kia, ấy là ti phạt vào tôn, kẻ khác khắc ta đó là nghịch vậy. Nay can chi đồng loại, kẻ khác với ta cùng đức, thế hai bên tương địch, bất phân thắng phụ (bại) vì vậy kỵ xuất quân.” 4.4. Ngũ hành 4 mùa và tàng ẩn trong con người. “Muôn vật đều có thủy có chung. Mỗi một năm có ba nguyên Thượng-nguyên, Trung-nguyên và Hạ-nguyên rồi trở lại Thượng-nguyên nữa. Mỗi tháng có 3 tuần. Thượng-tuần, Trung-tuần và Hạ-tuần. Mỗi tuần có 10 ngày. Mỗi ngày chia làm 12 giờ, Khởi đầu giờ Tý đến giờ Hợi là cùng, rồi khởi đầu lại Tý nữa. Ấy là luật tuần hoàn của vũ-trụ.” “Mùa Xuân thuộc Mộc. Mộc là cây dùng làm biểu hiện cho tất cả sự vật sinh-tồn của hóa công. Những sinh vật, động vật, sở dĩ có sự sống nối liền nhau không ngừng là nhờ đức của hành Mộc. Cho nên cổ-nhân mới đặt Mộc là đức nguyên và để khí đầu cho mỗi mùa trong vạn vật của trời đất, làm cho đức lớn của trời đất được thêm nẩy nở; do đó đức Khổng sau này cũng lấy đây làm ngũ-thường (Thiên địa chi đại đức viết sanh), cho nên đức lớn của con người là lòng Nhân.” “Mùa Hạ Hỏa vượng, bởi Mộc sanh Hỏa mà Hỏa là lửa. Lửa đây là lử Thiên, lửa trời soi tỏ vũ-trụ. Lửa người là sức mạnh của tâm linh bồng bột, hay làm cho con người thường đi quá trớn, nên cổ-nhân mới lấy chữ Lễ để buộc ràng do Lễ tiếp theo Lễ-nhân.” “Hoả là mặt trời soi khắp nơi để bồi dưỡng muôn loài và duy-trì cuộc sinh-tồn của vũ-trụ, không có lửa đầm ấm thì cỏ cây muôn loài không phát triển được.” “Mùa Thu Kim vượng. Kim tượng-trưng cho nguồn lợi ích vô biên của tạo-hóa; mùa Thu cũng là bắt đầu có Bát-quái và quẻ Càn. Càn là Kim mà Kim tức là vàng bạc kim khí. Bởi cớ ấy đức hành Kim là Lợi, vì đó mà con người muốn kìm hãm vào lòng ích kỷ dục-lợi cầu-danh thì phải biến trong chữ Nghĩa mà Nghĩa nối liền theo Lễ-Nhân.” “Mùa Đông thuộc Thủy, Kim sanh Thủy mà Thủy là nước ; nước giữa tạo-vật là nước thiêng-liêng, còn nước trong lòng người là dòng nước ý-thức; ngọn nước thiêng-liêng, dòng nước ý-thức, lý-trí, nên đức của nước là Trinh. Vậy con người cần phải liêm-khiết trong sạch. Mỗi một năm thì con người thêm một tuổi, đầy đủ kinh nghiệm biết rộng, hiểu xa, nhờ đó mà đức của nước là Trí, nên kêu là đức Trí.” “Nhưng Trí mà xảo-quyệt tàn ác ích-kỷ hại nhân là bẩm sinh con người vào hành Thổ. Vì Thổ là vật-chất (hậu-thiên) nên có sinh, có tử. Bởi vì Trí (đúng là Thổ đứng giữa bốn hành, có lẽ nhầm) đứng giữa bốn hành và bốn hướng.” “Nếu muốn cho bốn đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí được hoàn hảo và đầy đủ con người cần thêm một đức tính cuối cùng là Tín.” “Có Tín có nghĩa mới đẹp lòng thiên hạ và có Trí mới toàn thiện và phụ vào Nhân mới toàn-mỹ.” “Cho nên tạo-hóa sinh ra mỗi một hành hợp với hai hành và khắc hai hành. Có xung có khắc, cộng hai sinh hai khắc cùng với một chủ vị ở giữa là năm (ngũ hành).” “Thủy hợi với Kim và Mộc nhưng khắc với Thổ và Hỏa. Nước chui xuống đất đó là khắc nhập. Nước làm tắt lửa đó là khắc xuất.” “Đến lượt Kim thì hợp với Thổ và thủy nhưng lại khắc với Mộc và Hỏa.” “Kim khí chém đứt cây, cưa đứt gỗ đó là khắc nhập. Kim khi bị lửa đốt cháy chảy ra đó là khắc xuất.” “Luật khắc cũng như luật sinh có khắc xuất thì cũng có khắc nhập.” “Nước với lửa là hai thể đối lập, nhưng nước và lửa tuân theo một định luật. Tuy bề ngoài khắc nhau nhưng bề trong vẫn tiếp ứng nhau. Lửa và nước nếu không giao hợp với nhau là quẻ Vị-tế, tức là nước ở dưới lửa ở trên thì không khắc. Bằng cho Ký-tế nước ở trên lửa ở dưới thì nước sẽ làm lửa tắt thế là khắc nhau. Người ta muốn cho nước với lửa không khắc thì mượn trung gian hành Thổ mà ngăn cách nhau nghĩa là: Nói về hữu vi thì phải lấy nồi đất đựng nước mà nấu thì nước sôi lửa không tắt.” 4.5. Nguyên lý An vòng Tràng sinh theo Cổ nhân. 1, Tràng sinh an tại tứ sinh (không phân âm dương): Dần, Thân, Tỵ, Hợi. - Mộc Tràng sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ tại Mùi. - Hỏa Tràng sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất. - Kim Tràng sinh ở Tỵ, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu. - Thủy Tràng sinh ở Thân, Vượng ở Tý, Mộ ở Thìn. - Thổ Tràng sinh ở Thân, Vượng ở Tý, Mộ ở Thìn. 2, Thiên Can Sinh Vượng Tử - Nguyên lý Dương tử Âm sinh và ngược lại Âm tử thì Dương sinh. Thập Thiên can phân âm dương: Can dương: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm. Can dương: Ất Đinh Kỷ Tân Quý. a) Can dương Giáp Bính Mậu Canh Nhâm chuyển thuận chiều. - Giáp Mộc Sinh tại Hợi, Vượng ở Mão, Tử ở Ngọ. - Bính Hỏa Sinh tại Dần, Vượng ở Ngọ, Tử ở Dậu. - Mậu Thổ Sinh tại Dần, Vượng ở Ngọ, Tử ở Dậu. - Canh Kim Sinh tại Tỵ, Vượng ở Dậu, Tử ở Tý. - Nhâm Thủy Sinh tại Thân, Vượng ở Tý, Tử ở Mão. b) Can âm Ất Đinh Kỷ Tân Quý chuyển nghịch chiều. - Ất Mộc sinh tại Ngọ, Vượng ở Dần, Tử tại Hợi. - Đinh Hỏa sinh tại Dậu, Vượng ở Tỵ, Tử ở Dần. - Kỷ Thổ sinh tại Dậu, Vượng ở Tỵ, Tử ở Dần. - Tân Kim sinh tại Tý, Vượng ở Thân, Tử ở Tỵ. - Quí Thủy sinh tại Mão, Vượng ở Hợi, Tử ở Thân. c) Thuyết này luận về Thổ không phân âm dương. Thổ tràng sinh tại Ngọ, Vượng ở tứ quý, Khắc ở Dần mão, bị tiết khí ở Thân Dậu, Tài ở Hợi Tý. Vì Thổ là mẹ vạn vật nên Thổ không có Tử, nếu Thổ tử thì tất cả đều chết, lý này thuận với tự nhiên. 4.6. Ngũ hành Hóa, Lục Hợp và Tam Hợp - Lục xung và Lục Hại. 1, Ngũ Hành Hợp Hóa Giáp với Kỷ hợp hóa Thổ, Ất với Canh hợp hóa Kim, Bính với Tân hợp hóa Thủy, Đinh với Nhâm hợp hóa Mộc, Mậu với Quý hợp hóa Hỏa. Thứ tự 10 Can phối ghép số Hà Đồ thì: 1 là Giáp, 6 là Kỷ nên Giáp hợp Kỷ 2 là Ất, 7 là Canh nên Ất hợp Canh. 3 là Bính, 8 là Tân nên Bính hợp Tân. 4 là Đinh, 9 là Nhâm nên Đinh hợp Nhâm. 5 là Mậu, 10 là Quý nên Mậu hợp Quý. Con số lấy 6 vị làm hợp. 2, Lục Hợp Ngũ Hành Theo Hiệp Kỷ Biện Phương Thư nói: Ngũ tinh gia lại lấy Dần hợp Hợi thuộc Mộc, Mão hợp Tuất thuộc Hỏa, Thìn hợp Dậu thuộc Kim, Tí hợp Sửu vì ở dưới nên thuộc Thổ, Ngọ hợp Mùi lại ở bên trên nên Ngọ là Thái Dương còn Mùi thuộc Thái Âm. 3, Tam Hợp Ngũ Hành. Thân Tí Thìn hợp Thủy cục, Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục, Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục, Tỵ Dậu Sửu hợp Kim cục gốc từ Sinh Vượng Mộ vòng Tràng sanh mà ra. 4, Ngũ Hành Lục Xung (sát) Can và Chi thứ tự 7 vị xung nhau. Từ Giáp đến Canh là 7, từ Tí đến Ngọ cũng là 7 nên lấy 7 vị làm xung. Quẻ Càn và Quẻ Khôn hào 7 là cực khí âm dương, số cùng của Trời Đất. 5, Lục Hại. Lục Hại sinh ra từ Lục Hợp nghĩa là không hòa thuận. Tý hợp với Sửu mà Mùi lại xung Sửu, nên Tý Mùi hại nhau. Sửu hợp với Tí mà Ngọ lại xung Tí, nên Sửu Ngọ hại nhau. Dần hợp với Hợi mà Tỵ lại xung Hợi, nên Dần Tỵ hại nhau. Mão hợp Tuất mà Thìn lại xung Tuất, nên Mão Thìn hại nhau. Thìn hợp với Dậu mà Mão lại xung Dậu, nên Mão Thìn hại nhau Tỵ hợp với Thân mà Dần lại xung Thân, nên Tỵ Dần hại nhau. Ngọ hợp với Mùi mà Sửu lại xung Mùi, nên Ngọ Sửu hại nhau. Mùi hợp với Ngọ mà Tí lại xung Ngọ, nên Mùi Tí hại nhau. Thân hợp với Tỵ mà Hợi lại xung Tỵ, nên Thân Hợi hại nhau. Dậu hợp với Thìn mà Tuất lại xung Thìn, nên Dậu Tuất hại nhau. Tuất hợp với Mão mà Dậu lại xung Mão, nên Tuất Dậu hại nhau. Hợi hợp với Dần mà Thân lại xung Dần, nên Thân Dần hại nhau. (suy ra anh em bạn bè thường tình cũng vậy) 6, Ngũ Hành biến tướng (Dịch Mã) Dần Ngọ Tuất Dịch-mã ở Thân Thân Tý Thìn Dịch-mã ở Dần Tị Dậu Sửu Dịch-mã ở Hợi Hợi Mão Mùi Dịch-mã ở Tị Hiệp Kỷ Biện Phương nói: Dịch-mã là số cùng, mà cùng thì phải biến: a, Số của Dần Ngọ Tuất Hỏa cục, gặp Thân hóa tướng biến, vì Hỏa sinh ở Mộc mà Mộc lại tuyệt ở Thân, Thân lại là nơi Thủy sinh nên Hỏa biến tướng. b, Số của Thân Tý Thìn Thủy cục, gặp Dần hóa tướng biến, vì Thủy sinh ở Kim mà Kim lại tuyệt ở Dần, Dần lại là nơi Hỏa sinh, nên Thủy biến tướng. c, Số của Tị Dậu Sửu Kim cục, gặp Hợi hóa tướng biến, vì Kim sinh ở Hỏa Thổ mà Hỏa Thổ tuyệt ở Hợi, Hợi lại là nơi Mộc sinh để sinh Hỏa, ấy là Kim biến mà không cùng. d, Số của Hợi Mão Mùi Mộc cục, gặp Tị hóa tướng biến, vì Mộc sinh ở Thủy, mà Thủy tuyệt ở Tị, Tị lại là nơi Kim sinh, nên Mộc biến tướng. Ý nghĩa của Dịch-mã là tuyệt sứ mà phùng sinh. 7, Bốn mùa Ngũ hành vượng tướng Mùa Xuân (72 ngày) hành: Mộc vượng; Hỏa tướng; Thủy hưu; Kim tù; Thổ tử. Mùa Hạ (72 ngày) hành: Hỏa vượng; Thổ tướng; Mộc hưu, Thủy tù; Kim tử. Mùa Thu (72 ngày) hành: Kim vượng; Thủy tướng; Thổ hưu; Hỏa tù; Mộc tử. Mùa Đông (72 ngày) hành: Thủy vượng; Mộc tướng; Kim hưu, Thổ tù; Hỏa tử. Tứ quý (18 ngày cuối tháng thìn, tuất, sửu, mùi cộng lại 72 ngày): Thổ vượng; Kim tướng; Hoả hưu; Mộc tù; Thủy tử. Hành đương lệnh là vượng, ví dụ là Ta đương vượng chính ngôi (ngã); Cha mẹ sinh ra Ta thì Hưu; Con của Ta sinh ra là Tướng; Kẻ khắc Ta phải bị Tù (nhốt lại), ấy là nhờ con Ta là Tướng đi bắt mà nhốt lại; và tất nhiên người bị Ta khắc sẽ Tử. Xét về hành, mùa Xuân hành Mộc nghĩa là Mộc vượng. Hay còn gọi mùa xuân hành Mộc, không có nghĩa chỉ riêng có hành Mộc mà có đủ thêm 4 hành kia. Nếu coi một mùa là một thể thống nhất, thì có đủ ngũ hành không thể chia cắt, tùy theo mùa đương lệnh mà hành chính danh chính vị. Cũng lý ấy suy ra, ví dụ người nạp âm mệnh Mộc thì Mộc chính danh chính vị làm chủ, nghĩa là Mộc vượng; Hỏa tướng; Thủy hưu; Kim tù; Thổ tử trong mệnh ấy.
Posted on: Mon, 30 Sep 2013 15:31:20 +0000

Trending Topics



>
“Only once in your life, I truly believe, you find someone who
By Dr. Claud Anderson America’s Black over-class has yet to wake
House spirit is never more evident than on JCG Mile day and it is
f="http://www.topicsexpress.com/Gentle-reminder-to-the-asshole-Thelemites-who-think-this-is-some-topic-544659862247967">Gentle reminder to the asshole Thelemites who think this is some

Recently Viewed Topics




© 2015