TRUYỀN THÔNG VÀ NHỮNG CÁI CHẾT "TRIỆU - TopicsExpress



          

TRUYỀN THÔNG VÀ NHỮNG CÁI CHẾT "TRIỆU ĐÔ" ----------------------------------------- Các biên tập viên và các nhà xuất bản cần lắng nghe ý kiến của Paul Carroll, đồng tác giả cuốn sách “Những bài học tỷ đô”, khi ông chỉ ra những sai lầm mà các nhà truyền thông đang mắc phải. Trả lời phỏng vấn tờ MarketWatch, Carroll bàn luận về 1 số công ty lớn nhất trong giới truyền thông và những thách thức họ gặp phải. Internet không phải là chất liệu chính của báo chí Khi mọi thứ chuyển sang Internet, truyền thông đều gặp phải những bài toán khó. Nhiều năm nay, báo in và tạp chí đã bị cảnh báo rất nhiều về việc quảng cáo trực tuyến ảnh hưởng thế nào đến doanh thu của các phương tiện truyền thông cũ. Carroll nói: “Quả đúng như vậy, quảng cáo trực tuyến hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo trên báo in. Bởi lẽ chỉ với những cú kích chuột người ta có thể dễ dàng tìm thấy bất kỳ thứ gì mình cần. Tuy nhiên báo chí vẫn coi in ấn là chất liệu truyền tin chủ yếu. Vả lại, báo giới vẫn xem mình là những kẻ sống nhờ giấy mực, đúng không? Và điều đó sẽ không thay đổi". Buồn nào cho bản tin tối! Bao năm rồi, các chuyên gia truyền thông đã nhận thấy 1 điều đó là các chương trình thời sự buổi tối đang mất dần khán giả vào tay các trò chơi điện tử, gameshow truyền hình và mạng internet. Theo Carroll điều này là do những sai lầm trong tính toán của các nhà làm thời sự chứ không phải vì chất lượng của các chương trình thời sự đi xuống. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất, đó là các nhà sản xuất đã quá lạc quan về số lượng khán giả theo dõi chương trình. Carroll cho rằng: “Phải đến 80% các nhà sản xuất bảo bạn rằng sản phẩm của công ty họ là tốt nhất trên thị trường. Thế nhưng chỉ có 8% khách hàng đồng ý với họ. Các chương trình thời sự buổi tối dường như cũng đang phạm phải lỗi lầm này. Ở một chừng mực nào đó, họ luôn cho rằng bản tin của mình sẽ luôn thu hút được khán giả. Thế nhưng, giờ đây xem thời sự buổi tối không còn là cách thức tiếp nhận thông tin ưa thích của giới trẻ. Họ thích sử dụng internet, trao đổi thư từ và email với bạn bè, tương tác qua các trang web Facebook, MySpace và YouTube" Muốn nghe radio vệ tinh phải mua được xe đời mới Hãng phát thanh XM và hãng xe Sirius gần đây đã đồng ý hợp lực thành lập công ty phát thanh Sirius XM. Theo các chuyên gia, đây là mô hình mà ngành truyền thông còn thiếu ngay từ buổi ban đầu. “Lỗi này phải thuộc về Howard Stern (ngôi sao trong giới phát thanh Mỹ)” - Carrol nói đùa. Carrol nói rằng: “Sự thực là tôi và các con tôi đều rất thích radio vệ tinh nhưng nó cũng chẳng vượt trội so với radio thông thường. Người ta sẽ không chịu quẳng cái radio cũ của mình đi và thay bằng radio vệ tinh. Do đó sản phẩm này khó mà cạnh tranh. Tình hình của radio vệ tinh bị ảnh hưởng của sự sụt giảm doanh số tiêu thụ xe hơi đời mới bởi vì các loại xe hơi hiện đại đều có trang bị thiết bị thu phát thanh vệ tinh. Xe hơi hiện đại chính là “thị trường tiêu thụ” chính của radio vệ tinh, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay xem ra mọi việc không suôn sẻ”. Không nên có cuộc sáp nhập “Micro-hoo” Theo Carroll, Yahoo! đã phạm phải 1 sai lầm kinh điển khi quyết định ngồi bên bàn thương thảo với Microsoft trong suốt thời gian qua. Họ đã không nhận thức đúng giá trị của thương hiệu Yahoo! mà họ đã dày công sáng lập. Rồi đây khi cuộc mua bán thành công, cái tên lừng lấy Yahoo! sẽ bị ghép vào một cái tên khác. Cho nên, Yahoo! cần xác định rằng họ phải là bên mua chứ không phải là bên bán. Caroll nói đùa: “Tôi mà là Jerry Yang (lãnh đạo Yahoo!), tôi sẽ chộp ngay công ty của Steve Ballmer (người đứng đầu Microsoft) càng nhanh càng tốt.” Về phía Microsoft, Carroll nhận thấy Microsoft dường như đang lặp lại những sai lầm cũ của các công ty công nghệ. Microsoft dường như quá hiếu chiến trong việc muốn có được Yahoo mà không suy xét đến những rủi ro mà một hợp đồng lớn như vậy mang lại. “Nếu mua Yahoo! thì đó là một thảm hoạ với Microsoft.” AOL – để dành cho ngày mai Giờ đến lúc dành cho câu hỏi trị giá hàng tỉ đô: Tại sao hãng Time Warner cuối cùng lại không thể bán nổi AOL? Carroll cho biết: “Dường như các khách hàng tiềm năng nhận thấy AOL là một món hàng đang mất giá. Họ có thể mua với giá rẻ hơn vào ngày mai thay vì mua ngay hôm nay. Thế thì sao họ phải vội? Thêm nữa, các hãng cung cấp mạng Internet và truyền hình hiểu rằng nếu AOL được bán đi thì sẽ có 1 loạt các thuê bao của AOL dừng hợp đồng và đi tìm nhà cung cấp khác. Mặc cho các công ty tư vấn hứa hẹn sẽ giảm thiểu số lượng thuê bao từ bỏ hãng thì vụ AOL bị bán đi cũng là cơ hội lớn để các đối thủ cạnh tranh chớp lấy giành khách hàng. Khi đó thậm chí thuê bao chưa từng nghĩ đến việc cắt hợp đồng với AOL cũng sẽ rất sẵn lòng lắng nghe quảng cáo của các hãng khác. Nếu xảy ra tình trạng một loạt các thuê bao cũ của AOL trôi nổi sẽ dẫn đến tình trạng các hãng cung cấp dịch vụ truyền hình và mạng Internet khác phải đẩy mạnh cạnh tranh nhằm tranh bằng được số các thuê bao này và giá cả là yếu tố quyết định. Tự nhiên khi AOL bị bán, các hãng khác phải giảm giá để thu hút khách hàng trôi nổi của AOL. Chẳng hãng nào muốn chui đầu vào một cuộc cạnh tranh giá cả cả.” Carrol nói thêm: “Đến một lúc nào đó, cuộc cạnh tranh giá cả sẽ phải lắng xuống, thị trường sẽ trở lại bình thường. Vậy không có lý gì phải bỏ ra hàng tỉ đô mua AOL rồi quay cuồng với các thủ túc sáp nhập và các chính sách giảm giá để giữ chân khách hàng cũ của AOL. Sao không để hãng khác làm việc đó, còn mình ung dung cải thiện chất lượng và giữ nguyên giá bán có lợi ban đầu? Đó là lý do các hãng vẫn “nhường” nhau AOL". Theo TuanVietNam #PRLesson #MedianMessage #AOL #Yahoo
Posted on: Wed, 21 Aug 2013 08:11:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015