Thu Thao Nguyen: gần thì lây, nhưng phải có vết thương - TopicsExpress



          

Thu Thao Nguyen: gần thì lây, nhưng phải có vết thương hở mới bị lây nhé, đây này, con vi khuẩn đó chỉ tồn tại được ở niêm mạc da bị thương tổn thôi, ở môi trường ngoài cơ thể nó sống được 1-3 ngày thôi 4. Nguồn truyền nhiễm - Trực khuẩn phong tồn tại ở các thương tổn da, niêm mạc, thần kinh ngoại biên, đặc biệt là ở các bệnh nhân thuộc nhóm nhiều vi khuẩn (MB-Multibacillary). Các bệnh nhân thể I (thể bất định) và thể T (thể củ) hầu như ít khi tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn. Những bệnh nhân nhóm MB chưa được điều trị mới có khả năng lây lan. Tuy nhiên, sau điều trị bằng đa hóa trị liệu 1 tuần, hầu như không còn khả năng lây lan nữa. - Thời kỳ ủ bệnh của bệnh phong rất lâu, trung bình 3-5 năm hoặc có trường hợp có thể 5 năm, 10 năm. 5. Phương thức lây truyền: Bệnh phong là bệnh lây truyền, tuy nhiên lây chậm, lây ít và rất khó lây. Bệnh lây là do tiếp xúc gần gũi, nhiều và thường xuyên với nguồn bệnh. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tỷ lệ lây lan giữa vợ - chồng, nếu một trong hai người bị bệnh chỉ từ 3 - 5%. 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Do có miễn dịch chéo nên đa số chúng ta đều có miễn dịch và sức đề kháng chống lại vi khuẩn phong. Chính vì vậy, mặc dù nhiều người nhiễm vi khuẩn này nhưng chỉ một số rất ít bị bệnh mà thôi. Theo các nhà dịch tễ học, tuổi càng bé càng dễ bị bệnh phong và tỷ lệ bệnh phong ở nam giới cao hơn ở nữ giới
Posted on: Fri, 06 Sep 2013 17:31:59 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015