Tin Công giáo thế giới, ngày 25.11.2013 Đăng ngày: - TopicsExpress



          

Tin Công giáo thế giới, ngày 25.11.2013 Đăng ngày: 25.11.2013 , Mục: - Tin nổi bật, Tin Công Giáo VRNs (25.11.2013) – Sài Gòn – Đức Thánh Cha Phaxicô cử hành thánh lễ kết thúc Năm Đức Tin Đài phát thanh Vatican đưa tin, vào Chúa nhật 24.11 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ để kết thúc Năm Đức Tin nhân dịp lễ trọng Chúa Kitô Vua. Năm Đức tin là sự kiện được công bố bởi Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong năm cuối cùng triều đại của ngài. Hàng ngàn khách hành hương đã bất chấp cái lạnh tháng 11 cũng như bầu trời u ám để cùng tham dự thánh lễ và buổi đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô. Một điểm nhấn nữa trong buổi cử hành hôm qua là phần trình bày tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin Mừng) vào cuối Thánh Lễ, trước một nhóm tín hữu đại diện cho các bậc sống trong Giáo hội gồm giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, tân tòng, một gia đình, giáo lý viên, nghệ sĩ, nhà báo, người trẻ, người già và bệnh nhân. Tông huấn trên là tài liệu kết luận của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm ngoái về chủ đề “Tân Phúc Âm Hóa để thông truyền Đức Tin Kitô Giáo”. Dự kiến tông huấn này sẽ được giới thiệu chính thức vào thứ ba tới, ngày 26 tháng mười một. Trong bài giảng, ĐTC đã tập trung vào tính trung tâm của Chúa Kitô. Người là trung tâm của tạo thành (sự sáng tạo muôn loài muôn vật), trung tâm của dân người và là trung tâm của lịch sử. Dẫn lại lá thư gửi tín hữu Côlôxê trong bài đọc hai, ĐTC nói: “thánh Phaolô đã cho chúng ta thấy một tầm nhìn sâu sắc về vai trò trung tâm của Đức Giêsu.” Người là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, trong Người, muôn vật được tạo thành, Người là trung tâm của mọi sự, người là khởi đầu. Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình (x. Colôxê 1:12-20). Hình ảnh này cho thấy Đức Giêsu là trung tâm của tạo thành, và như thế thái độ mà người tin thực sự cần phải có là nhận biết và chấp nhận tính trung tâm của Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống của chúng ta, trong suy nghĩ của chúng ta, trong lời nói và trong các công việc của chúng ta. Sẽ chỉ có hại cho mọi thứ xung quanh chúng ta và cho chính chúng ta khi trung tâm này bị mất hoặc bị thay thế bởi thứ gì gì khác. Bên cạnh việc là trung tâm của tạo thành, Chúa Kitô còn là trung tâm của dân Thiên Chúa. ĐTC nói “khi dân Israel tìm kiếm một vị vua lý tưởng, họ cũng đang tìm kiếm chính Thiên Chúa: một Thiên Chúa gần gũi với họ, người sẽ đi cùng với họ trên hành trình của họ, người sẽ là một người anh em của họ. Chúa Kitô, hậu duệ của vua David, là người “anh” giữa đàn em đông đúc là dân của Thiên Chúa. Người là Đấng chăm sóc cho dân của mình, cho tất cả chúng ta, ngay cả với giá là chính mạng sống Người. Trong Người chúng ta nên một, chúng ta chia sẻ một cuộc hành trình duy nhất và một vận mệnh duy nhất trong sự hiệp nhất với người. Cuối cùng, Đức Kitô là trung tâm của lịch sử loài người và của mỗi người. Với người, chúng ta có thể mang lấy niềm vui, hy vọng, những nỗi buồn và khó khăn như một phần của cuộc sống. Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta niềm hy vọng như người đã làm với người trộm lành trong Tin Mừng hôm nay, nếu như người là trung tâm, là ánh sáng chiếu soi ngay cả trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời chúng ta. Trong khi những người khác người đều kinh miệt Chúa Giêsu trên thập giá, thì tên trộm lạc lối giờ đây lại ăn năn và bám vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh rồi cầu xin người: “Hãy nhớ đến tôi, khi ông vào Nước của ông” (Lc 23:42). Và Chúa Giêsu hứa với anh: “Hôm nay bạn sẽ được ở với tôi trên thiên đường” (câu 43). Chúa Giêsu chỉ nói duy nhất một lời tha thứ, người không kết án. Bất cứ ai khi can đảm cầu xin sự tha thứ, Thiên Chúa sẽ không để lời của người ấy qua đi đâu. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành ban cho chúng ta một niềm hy vọng lớn lao: nó nói với cho chúng ta rằng, ân sủng của Thiên Chúa luôn lớn hơn lời cầu [mà chúng ta xin]. Thiên Chúa luôn luôn ban cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta xin: các con hãy nhắc ngài nhớ đến các con và ngài sẽ đưa các con vào Vương quốc của ngài! Chúng ta hãy xin Thiên Chúa nhớ đến chúng ta, với lòng thương xót của ngài chắc chắn chúng ta sẽ được chia sẻ vinh quang của ngài trên thiên đàng. Amen Vào cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã cùng đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu trong việc đọc kinh Truyền Tin, Ngài nói : “với lời kinh này, chúng ta kêu cầu sự bảo vệ của Mẹ Maria, đặc biệt là cho những anh chị em của chúng ta đang bị bách hại vì đức tin” Đức Thánh Cha Phaxicô viếng thăm đan viện Camaldolese của thánh Antôn tu rừng Đài phát thanh Vatican đưa tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có chuyến viếng thăm đan viện Camaldolese của thánh Antôn tu rừng nằm ở chân đồi Aventine của Rôma hôm thứ 5 vừa qua. Ngài đã đến đan viện để cùng cử hành kinh chiều với các nữ tu trong ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ, đây cũng là ngày mà Giáo hội dành riêng để cầu nguyện cho các đan sĩ. Đài phát thanh Vatican cho biết thêm, ĐTC Phanxicô không không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm đan viện này – cả Đức Phaolô VI và Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đều đã từng vượt con sông Tiber ở Rôma để đến đây. Trong bài giảng dựa trên các bài đọc, ĐTC Phanxicô đã nói về Đức Maria như là người mẹ của hy vọng. Ngài mời gọi các nữ tu hãy trở nên những con người của hy vọng và nói rằng: hy vọng “được nuôi dưỡng bởi sự lắng nghe, chiêm niệm và kiên nhẫn.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp, dưới chân thập giá, khi mọi thứ dường như đã kết thúc, mọi hy vọng đều bị dập tắt. “[Đức Maria] cũng như thế trong thời điểm đó chăng, có phải Mẹ đã nói ‘Đó không phải là sự thật ! Tôi đã bị lừa dối’ khi Mẹ nhớ tới những lời hứa của ngày Truyền Tin” .”Không, Mẹ không như thế,” Đức Thánh Cha nói, “thay vào đó, Mẹ, -con người từng được chúc phúc vì đã tin-, thấy được một tương lai mới mở ra nhờ đức tin của mình và Mẹ chờ đợi trong hy vọng về ngày mai của Thiên Chúa. “ ĐTC còn cho biết, ngọn đèn duy nhất trên ngôi mộ của Đức Giêsu là sự hy vọng của Mẹ Maria, người vào thời điểm đó là hy vọng của toàn thể nhân loại. Sau đó ĐTC hỏi các nữ tu, ngọn đèn ấy vẫn cháy trong tu viện này chứ ? Các con có mong đợi về một ngày mai của Thiên Chúa không ? ĐTC Phanxicô nói tiếp, người Mẹ của hy vọng là Đức Maria sẽ nâng đỡ chúng ta trong những lúc nghi ngờ và khó khăn, trong những lúc lo lắng, thất bại và mất mát. “Đức Maria là hy vọng của chúng ta,” ĐTC kết luận. Mẹ giúp cuộc sống của chúng ta trở thành của lễ làm hài lòng Cha trên trời, và trở nên một món quà cho anh chị em của chúng ta với thái độ luôn nhìn về ngày mai. Kỷ niệm 50 năm ngày mất của cố nhà văn Clive Staples Lewis Zenit đưa tin: ngày 22 tháng 11 năm 2013 , Hoa Kỳ tưởng niệm 50 năm vụ ám sát bi thảm của Tổng thống John F. Kennedy . Nhưng ít được biết hơn, là kỷ niệm 50 năm ngày mất của cố nhà văn CS Lewis cũng trong ngày này. Cả hai người đàn ông này đều có sức hút lớn đối với người Công Giáo tại Hoa Kỳ. JFK là người Công giáo đầu tiên được bầu làm Tổng thống của Hoa Kỳ, ông cho rằng đạo Công giáo có thể được thích nghi với phong tục đạo đức và tri thức %của thế giới hiện đại. Nhưng ngược lại những tác phẩm của CS Lewis, lại thể hiện những đòi hỏi của Kitô giáo một cách trái ngược mạnh mẽ với hệ thống tư tưởng, thống trị và cuộc sống hiện đại. Cho dù CS Lewis chỉ là một Kitô hữu Tin Lành nhưng những bài trình bày rõ ràng và thuyết phục của ông về đức tin Kitô giáo đã nuôi dưỡng đức tin của nhiều người Công giáo và đã đóng một vai trò lớn trong sự trở về với Giáo hội Công giáo của nhiều người. Sự thành công đáng kể trong những tác phẩm của Clive Staples (C. S.) Lewis đã thu hút của cả người công giáo và tin lành. Trong tác phẩm “mere Christianity” tránh né những vấn đề gây chia rẽ đã được người Tin lành đánh giá cao. Tuy vậy đã có một lối tiếp cận mạnh mẽ nào đó trong các bí tích đến đức tin và cuộc sống của Anh giáo đã mang ông đến gần với giáo lý công giáo trong một số điểm. Do đó, trong tập sách A Giref Observed, ông đã diễn tả khả năng của sự đau khổ tinh chế của người chết, và sau đó, trong Letters to Malcolm : Chủ yếu trên cầu nguyện, ông khẳng định rằng ông cầu nguyện cho người chết và nói đơn giản: ” Tôi tin có Luyện Ngục ” . Khi Chân Phước John Henry Newman được Đức giáo hoàng Leo XIII bầu làm Hồng Y, ông từng phát biểu một câu nói rất nổi tiếng rằng, toàn bộ cuộc sống của ông như là một cuộc chiến chống lại “tinh thần của chủ nghĩa tự do” trong Kitô giáo. Tác giả bài viết cũng cho biết thêm, tác phẩm của CS Lewis đã tiếp nối cuộc chiến này, đặc biệt là những gì liên quan đến giáo lý. CS Lewis cũng đã cho nhiều người Tin Lành và Công Giáo thấy được, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện đại trong gần 150 năm qua là trở ngại chính để biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống hiện tại và sau này. Đức tin có ảnh hưởng sâu sắc trong sự nghiệp của ông và chương trình phát thanh trong thời chiến của ông về chủ đề Kitô giáo khiến ông được hoan nghênh rộng rãi. Các tác phẩm của Lewis đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ và hàng triệu ấn bản đã được bán. Trong đó, bộ truyện dành cho thiếu nhi Biên niên sử Narnia (The Chronicles of Narnia) được bán nhiều nhất và phổ biến rộng rãi trên sân khấu, TV, truyền thanh và màn ảnh, đã được dịch sang tiếng Việt. Xã hội và các cộng đồng tôn giáo chống lại việc bắt cóc cô dâu trẻ ở Nepal AsiaNews đưa tin – Trong các huyện phía tây của Nepal vẫn còn rất phổ biến tình trạng bắt cóc trẻ em nữ và thanh thiếu niên để buộc họ kết hôn sớm bất hợp pháp. Theo truyền thống , điển hình của Ấn Độ giáo, một người đàn ông có thể bắt và mang về nhà bất kỳ cô gái nào anh ta thích. Vào thời điểm đó, các cô gái trẻ không có sự lựa chọn mà phải kết hôn kẻ bắt cóc cô. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người (bao gồm cả người theo đạo Hindu) muốn dừng lại nghi lễ này, các cô dâu thường bị lạm dụng và đối xử bạo lực. Theo truyền thống Ấn giáo , phong tục này được phổ biến hơn trong thời đại Kojagrat Purnima , ngày trăng tròn rơi vào lễ Diwali, ” lễ hội ánh sáng “. Vào nửa đêm, đàn ông sẽ cạnh tranh để ” giành chiến thắng ” các cô gái đẹp nhất , bắt cóc và kết hôn với cô . Thật không may, ngay cả trẻ em nữ cũng là nạn nhân của phong tục này. Vụ việc mới đây xảy ra vào ngày 27-10, một cô bế gái 11 tuổi đang đi đến nhà của ông cậu để dự lễ hội thì cô bé đã trở thành “con mồi” của Tej Bahadur Sarki, 22 tuổi, đến từ Kandagaun (huyện Bajura). Người đàn ông trẻ tuổi đã bắt và đưa cô về nhà mình, tuyên bố cô là vợ của mình. Ông Dipak Katuwal, một người đàn ông trong khu vực đã cho biết -”Chúng tôi đang rất lo lắng” Và chúng tôi muốn bảo vệ con gái của chúng tôi. Hơn thế nữa, một số người đàn ông lớn tuổi đã chỉ đường để các cậu bé có thể bắt cóc các bé gái về làm vợ mình. Chính phủ cần chấm dứt phong tục này” Tuy nhiên vấn đề là các vụ bắt cóc không bao giờ được gia đình nạn nhân báo cáo , vì sợ bị trả thù. Nhưng thẩm phán huyện Mahesh Khatri nói, ” nếu mọi người nói ra chúng tôi có thể truy bắt những tên tội phạm , và kết chúng tội hiếp dâm , bắt cóc và buôn bán người “ PV.VRNs chuacuuthe/2013/11/tin-cong-giao-the-gioi-ngay-25-11-2013/
Posted on: Mon, 25 Nov 2013 16:55:37 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015