Tin Công giáo thế giới, ngày 28.08.2013 Đăng bởi lúc - TopicsExpress



          

Tin Công giáo thế giới, ngày 28.08.2013 Đăng bởi lúc 6:55 Chiều 28/08/13 VRNs (28.08.2013) – Sài Gòn – Rôma chuẩn bị để đón tiếp Bức tượng nguyên tác Đức Mẹ Fatima Theo Ucanews đưa tin, ngày 13.10 sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng hiến thế giới trong tay của Đức Maria, sự kiện này là một phần của Năm Đức Tin. ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan Phaolô II cũng đã từng dâng hiến thế giới cho Đức Maria và với việc làm này, Đức Phanxicô cũng bày tỏ lòng sùng kính sâu sắc của Ngài đối với Đức Trinh Nữ Maria. Bức tượng nguyên tác Đức Mẹ Fatima, với viên đạn đã bắn trúng ĐGH Gioan Phaolô II (vào ngày 13.5.1981) được đặt trong vương miện của Đức Trinh Nữ, sẽ đến Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi chiều thứ Bảy ngày 12.10 và ĐTC Phanxicô sẽ hiện diện ở đó để đón bức tượng. Vào buổi tối, bức tượng sẽ được đưa đến Thánh đường Đức Mẹ của Tình Yêu Thiên Chúa ở Rôma, nơi một buổi canh thức sẽ được tổ chức. Vào buổi sáng ngày 13.10, bức tượng sẽ quay trở lại quảng trường Thánh Phêrô, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ sau khi lần hạt Mân Côi và dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria. Cử chỉ dâng hiến này là ý tưởng xuất phát từ triều đại Giáo hoàng của Đức Piô XII. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1942, giữa lúc Thế chiến thứ hai, Đức Piô XII đã thánh hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ và đặc biệt là nước Nga, trên các đài phát thanh bằng tiếng Bồ Đào Nha, theo sự chỉ dẫn nhận được từ ba mục đồng được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Khi căng thẳng leo thang do cuộc khủng hoảng tên lửa ở châu Âu, Đức Gioan Phaolô đã một lần nữa thánh hiến thế giới vào ngày 25 tháng 3 năm 1984. Sau đó, bức tượng nguyên tác Đức Mẹ Fatima đã trở lại Vatican vào ngày 8 tháng 10 năm 2000, khi Đức Gioan Phaolô II phó thác thiên niên kỷ mới trong tay Đức Maria dưới sự hiện diện của hơn 1500 giám mục từ khắp nơi trên thế giới. Lời của ngài, được phát đi 11 tháng trước vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đã không được hiểu rõ vào thời điểm đó. Ông cho rằng, thế giới đang ở một ngã rẽ và có thể biến mình thành một vườn hoa hoặc vào một đống đổ nát. Đính chính câu chuyện ‘ kinh nghiệm thần bí ‘ trước khi từ chức của ĐGH Biển Đức XVI Theo Ucanews, Đức Tổng Giám mục Georg Ganswein – thư ký riêng lâu năm của Giáo hoàng Biển Đức XVI hiện đã nghỉ hưu – cho biết, câu chuyện về Đức Giáo Hoàng từ nhiệm sau khi trải qua một “kinh nghiệm thần bí” là hoàn toàn bịa đặt. Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Canale 5 của Ý, Đức Tổng giám mục nói, đây là một sự bịa đặt từ A đến Z và không có bất kỳ một căn cứ nào. Trong một báo cáo ngày 19 tháng 8 của Zenit, hãng thông tấn Công giáo này cho biết, một người được giấu tên đã đến thăm Giáo hoàng Biển Đức một vài tuần trước đó, và đã hỏi ĐTC tại sao ngài từ chức. ĐTC đã trả lời rằng, Thiên Chúa đã nói với ngài như vậy, trước khi làm rõ rằng đó không phải là một cuộc hiện ra hay bất kỳ hiện tượng phi thường nào, mà là một kinh nghiệm thần bí mà Chúa đã ban cho trái tim ngài, để mong muốn tuyệt đối được ở một mình với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức tuyên bố từ nhiệm vào tháng Hai, ngài nói rằng ngài đã làm như vậy sau khi cầu nguyện rất kỹ càng và ngài có ý định dành phần còn lại của cuộc đời bằng cầu nguyện và nghiên cứu. Một số quan chức và các quan sát viên của Vatican đã rất ngạc nhiên về bài viết của Zenit, một vị khách nặc danh đã nói với hãng thông tấn này rằng, quyết định từ nhiệm của Đức Biển Đức là kết quả của một ‘kinh nghiệm thần bí’ chứ không phải là một quyết định được đưa ra sau khi suy nghĩ cẩn thận và cầu nguyện sâu sắc. Đức Tổng Giám Mục Seoul và Đức Hồng y Grocholewski nói, giáo dục như một phương tiện truyền giáo ở châu Á Fides đưa tin, tái phát động chương trình giáo dục và đào tạo các giáo sĩ theo một cách thưc mới là cách để truyền giáo cho các quốc gia châu Á. Đây là định hướng được đề cập trong cuộc nói chuyện giữa Tổng Giám Mục Seoul, Đức cha Yeom Soo-jung và Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo, hiện diện trong những ngày qua tại Hàn Quốc để tham dự hội nghị của ASEACCU (Hiệp hội các trường đại học Công giáo và các trường đại học trong khu vực Đông Nam và Đông Á), được tổ chức tại Đại học Công giáo tại Seoul. Theo báo cáo, Đức Hồng y Grocholewski nói, ngài “rất ngạc nhiên bởi sự lớn mạnh của Tổng Giáo Phận Seoul. Với khoảng 400 đại chủng sinh, Seoul có một vai trò quan trọng trong tương lai của Giáo Hội Châu Á”. Đức Hồng Y nói thêm, “Trong thực tế, tương lai của Giáo Hội Công Giáo phụ thuộc vào chất lượng của các linh mục.” Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Seoul nói rằng, “Tổng Giáo Phận Seoul sẵn sàng hỗ trợ, không chỉ cho Giáo Hội Hàn Quốc, mà còn cho các giáo hội khác đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ. Chúng ta sẽ làm hết sức mình để giúp việc truyền giáo của Giáo Hội tại châu Á.” Đức Hồng y Grocholewski, cũng quan tâm đến lịch sử của Giáo Hội Hàn Quốc, Ngài nói rằng, ” lịch sử Kitô giáo tại Hàn Quốc có thể đong đếm bằng sự hy sinh và tử đạo. Giáo Hội đã phát triển nhờ những nỗ lực của giáo dân.” Giáo hội Kitô giáo bảo vệ Imam Al Azhar chống lại các cuộc tấn công của Erdogan Theo Fides đưa tin, Tổng thư ký Hội đồng Giáo hội Thiên chúa giáo ở Ai Cập, cha Bishoy Helmy đã thay mặt cho các Kitô hữu Ai Cập, bác bỏ và lên án các cáo buộc mà Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra nhằm chống lại Ahmed Al Tayyeb, vị lãnh đạo Hồi giáo của trường Đại học Al Azhar. Cha Bishoy Helmy nói rằng, “các nhân đức và tầm vóc của vị lãnh đạo Hồi giáo này đã được minh chứng qua việc làm của ông.” Chúa nhật tuần trước, trong một bài phát biểu tại Đại học Rize, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã đề cấp đến cuộc khủng hoảng Ai Cập, chủ yếu tấn công vào Al Tayyeb. Thủ tướng Erdogan cho biết, ông rất thất vọng khi nhìn thấy vị lãnh đạo Al Azhar ở giữa các nhà lãnh đạo đảo chính, lịch sử sẽ nguyền rủa những người như ông ta, như lời nguyền trong quá khứ của các trí thức và học giả Thổ Nhĩ Kỳ Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ còn cáo buộc Israel và triết gia người Pháp Bernard-Henri Lévy đã truyền cảm hứng cho việc lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi và chính phủ độc quyền của các đảng Hồi giáo. Nhà lãnh đạo Hồi giáo Al Tayyeb, mục tiêu tấn công của Erdogan, trả lời rằng, xúc phạm đến Al Azhar có nghĩa là xúc phạm đến người Hồi giáo và cả người dân Ai Cập. Đại học Al-Azhar là trung tâm giảng dạy chính của dòng Hồi giáo Sunni. Giám Mục Adel Zaki dòng Phanxicô, Đại Diện Tông Tòa của Alexandria ở Ai Cập còn cho biết, “trước cuộc khủng hoảng, một thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Al Azhar và Hội đồng các Giáo hội Kitô giáo. Hội đồng này nhằm mục đích đại diện cho quan điểm thống nhất của các Kitô hữu liên quan đến các sự kiện xã hội và chính trị.” PV. VRNs
Posted on: Wed, 28 Aug 2013 12:26:23 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015