TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HÒA LÁT-VI-A BỘ NGOẠI GIAO - TopicsExpress



          

TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HÒA LÁT-VI-A BỘ NGOẠI GIAO Vụ Châu Âu TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HÒA LÁT-VI-A I. Thông tin cơ bản - Tên nước: Cộng hòa Lát-vi-a (Republic of Latvia) - Thủ đô: Ri-ga (Riga) - Ngày Quốc khánh: 18/11 (1918), Ngày tuyên bố độc lập: 21/8/1991 - Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp E-xtô-ni-a, phía Đông giáp Nga và Bê-la-rút, phía Nam giáp Lít-va, phía Tây giáp biển Ban tích. Địa hình chủ yếu là đồng bằng. - Diện tích: 64.589 km2 - Khí hậu: biển, lục địa, ôn đới, ẩm, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 180C, tháng 1 là -2 đến -70C. - Dân số: 2.248.374 người (2010), trong đó người Lát-vi-a chiếm 59,4%, người Nga 27,6%, người Bê-la-rút 3,6%, người U-crai-na: 2,5%, người Ba Lan 2,3%, người Lít-va: 1,3%, các dân tộc khác 3,3%. - Tôn giáo: Đạo Tin lành dòng Lu-tơ (19,6%), đạo Thiên chúa (1%), đạo Chính thống (15,3%), khác (0,1%). - Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Lát-vi-a. - Cơ cấu hành chính: Cả nước chia thành 26 hạt và 7 thành phố tự trị. - Lãnh đạo chủ chốt Tổng thống: An-đơ-ri-xơ Be-rơ-din-xơ (Andris Berzins) từ 8/7/2011. Chủ tịch Quốc hội : Bà Sôn-vít-ta A-bôn-ti-ni-a (Solvita Aboltinya) từ 02/11/2010, tái đắc cử 25/10/2011. Thủ tướng: Van-đi-xơ Đôm-bờ-rốp-sờ-ki-xơ (Valdis Dombrovskis) từ 03/11/2010, tái đắc cử 25/10/2011. Ngoại trưởng: Et-ga Rin-ke-vich (Edgar Rinkevich) từ 25/10/2011. + Đơn vị tiền tệ: Đồng Lat ( LVL), 1 LVL = 0,5422 USD (2010). + GDP: năm 2010 đạt 23,390 tỷ USD + Thu nhập bình quân đầu người: 14.300 USD (2010) II. Khái quát lịch sử Lát-vi-a là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Từ thế kỷ 10-13 trên lãnh thổ Lát-vi-a hình thành các quốc gia phong kiến đầu tiên: Cốc-nét, Éc-xích, Ta-la-va. Thế kỷ 13-16, người Cơ đốc giáo xâm chiếm Lát-vi-a. Năm 1562 đế quốc Ba Lan và Thuỵ Điển phân chia lãnh thổ Lát-vi-a. Đầu thế kỷ 17 hình thành dân tộc Lát-vi-a. Năm 1795 Đế chế Nga xâm chiếm Lát-vi-a. Ngày 18/11/1918, nước Cộng hòa Lát-vi-a thức được thành lập. Tháng 6/1940 Liên Xô đưa quân vào Lát-vi-a. Nước CHXHCN Lát-vi-a được thành lập (21/7/1940) và gia nhập Liên Xô (05/8/1940). Ngày 21/8/1991 Lát-vi-a tuyên bố độc lập. Ngày 04/9/1991 Liên Xô công nhận độc lập của Cộng hòa Lát-vi-a. III. Thể chế nhà nước, chế độ chính trị, đảng phái chính trị - Thể chế nhà nước: Cộng hoà nghị viện. Tổng thống Tổng thống là công dân Lát-vi-a đủ 40 tuổi trở lên, không có quốc tịch khác, không giữ các chức vụ khác, được không ít hơn 51/100 đại biểu Quốc hội bầu nhiệm kỳ bốn năm (không quá 2 nhiệm kỳ liên tục). Tổng thống có thể bị miễn nhiệm theo đề nghị của không ít hơn 1/2 số đại biểu Quốc hội và trong bỏ phiếu kín với không ít hơn 2/3 số đại biểu. Trong trường hợp, Tổng thống đề nghị giải tán Quốc hội, mà trong trưng cầu dân ý hơn 1/2 số phiếu phản đối thì Tổng thống mặc nhiên bị phế truất. Tổng thống đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền sáng kiến lập pháp. Quốc hội (Saeima) Quốc hội Lát-vi-a - Cơ quan lập pháp của Lát-vi-a là Quốc hội 1 viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ bốn năm. Quốc hội Lát-vi-a Khóa 10 được bầu ngày 02/10/2010. Liên minh Thống nhất của đương kim Thủ tướng V. Đôm-bờ-rốp-sờ-ki-xơ (Đảng “Thời mới”, Liên minh dân sự, Hội vì một chính sách khác) đứng đầu với 31.2% phiếu bầu, chiếm 33 ghế; “Trung tâm Hòa hợp” – 26%, chiếm 29 ghế; Liên minh xanh và Nông dân – 19,7%, chiếm 22 ghế; Liên minh “ vì một nước Lát-vi-a tốt đẹp” và Khối “Tất cả vì Lát-vi-a "- “Tổ quốc và Tự do" đều đạt 7,6%, cùng chiếm 8 ghế. Liên minh Thống nhất cùng với Liên minh xanh và Nông dân, với 55 đại biểu đã thành lập phái đa số cầm quyền tại Quốc hội. Lực lượng cánh tả đối lập không ủng hộ Chính phủ tại Quốc hội, với 45 đại biểu, gồm “Trung tâm Hòa hợp”, Liên minh “ vì một nước Lát-vi-a tốt đẹp”, Khối “Tất cả vì Lát-vi-a "- “Tổ quốc và Tự do". Ngày 23/7/2011, tại Lát-vi-a đã tiến hành trưng cầu dân ý về giải tán Quốc hội Lát-vi-a theo yêu cầu của cựu Tổng thống Valdis Zatlers (ngày 28/5) với lý do nhiều nghị sỹ "mua quan bán chức và tham nhũng." Theo kết quả kiểm phiếu do Ủy ban bầu cử trung ương công bố, 94,76% số phiếu ủng hộ giải tán Quốc hội. Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bỏ phiếu đạt hơn 44%. Như vậy, Quốc hội Khóa 10, được bầu 10/2010, bị giải tán. Tân Tổng thống A. Be-rơ-din-xơ (nhậm chức ngày 8/7) không phản đối quyết định của người tiền nhiệm và kêu gọi cử tri Latvia tích cực tham gia sự kiện chính trị này./. Cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn được tổ chức vào ngày 17/9/2011. Số cử tri đi bầu đạt 60,55%. Kết quả là Đảng “Trung tâm hòa hợp” của Thị trưởng Ri-ga N. Usakov dẫn đầu với 28,95% phiếu, chiếm 31 ghế; Đảng Cải cách của cựu Tổng thống Zatlers: 20,69% - 22 ghế; đảng “Thống nhất” của Thủ tướng V. Dombrovskis: 18,64% - 20 ghế; Liên minh “Tất cả vì Lát-vi-a”- LNNK: 13,71% - 14 ghế; Liên minh “Xanh và Nông dân”: 12,16% - 12 ghế. Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu. Chủ tịch Quốc hội Lát-vi-a hiện nay là Bà Sôn-vít-ta A-bôn-ti-ni-a, lãnh đạo Đảng “Thời mới”. Ngày 18/10/2010, với 51 phiếu thuận và 44 phiếu chống, Quốc hội Latvia đã bầu lại bà S. A-bôn-ti-ni-a làm Chủ tịch Quốc hội. Sau cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn bà S.A-bôn-ti-ni-a đã tái đắc cử làm Chủ tịch quốc hội (25/10/2011). Chính phủ (Nội các) do Thủ tướng bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua, đứng đầu là Thủ tướng thực hiện các chức năng và quyền hạn của cơ quan hành pháp. Chính phủ Lát-vi-a gồm Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và 13 Bộ. Thủ tướng do Tổng thống đề cử đứng ra thành lập Chính phủ (còn gọi là Nội các), được Quốc hội thông qua. Thủ tướng Lát-vi-a hiện nay là ông Van-đi-xơ Đôm-bờ-rốp-sờ-ki-xơ, Thủ lĩnh Liên minh Thống nhất. - Các đảng phái chính trị Đảng phái Lãnh tụ Số ghế trong QH Đảng “Thời mới” Sôn-vít-ta A-bôn-ti-ni-a, G. Da-ki-xơ (Dzintars Zakis) Liên minh dân sự Git-xơ Van-đi-xơ Cơ-ri-xtốp-xki-xơ 20 (18.64%) Đảng vì một chính sách khác A-rơ-tíc Pa-bơ-ríc-xơ Đảng Cải cách Van-đi-xơ Dát-lơ 22 (20,69%) Đảng “Trung tâm hòa hợp” N. U-sa-kov-xơ (Nils Usakovs) 31 (28,95%) Liên minh Đảng Xanh và Nông dân A. Bơ-ri-gơ-ma-ni-xơ (Augusts Brigmanis) 12 (12,61%) Khối “Tổ quốc và Tự do” (Phong trào Độc lập Quốc gia và TB /DHHL) R. Di-le (Roberts Zile) - Khối “Vì một Lát-vi-a tốt đẹp” (liên minh của TP, LPP / LC) Ia. Pơ-li-ne-rơ-xơ (Jakovs Pliners) T. Za-no-ka (Tatjana Zdanoka) - Đảng thứ nhất của Latvia A. Sơ-le-xơ-rơ-xơ (Ainars Slesrs) - Đảng nhân dân A. Sơ-ke-le (Andris Skele) - Đảng “Tất cả vì Lát-vi-a” R. Zin-ta-rơ-xơ (Raivis Dzintars) 14 (13.74%) Tổng cộng 100 (100%) IV. Kinh tế Lát-vi-a có nền kinh tế mở. Xuất khẩu đóng vai trò đáng kể vào GDP. Do vị trí địa lý, lĩnh vực dịch vụ chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế. dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh được đánh giá phát triển cao. Ngành khai thác gỗ và chế biến gỗ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, và sản xuất các thiết bị máy móc và điện tử phát triển mạnh. Kinh tế Lát-vi-a có tăng trưởng GDP trên 10%/năm trong thời gian 2006-2007, nhưng từ năm 2008 bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng: thâm hụt ngân sách, nợ công lớn. GDP giảm 18% trong năm 2009. Nhờ thực hiện chính sách tăng trưởng xuất khẩu mạnh, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng: GDP hàng quý năm 2010 tăng 2,9%. IMF, EU, và các nhà tài trợ quốc tế khác có Thỏa thuận hỗ trợ tài chính để Lát-vi-a gia nhập Eurozone. Thỏa thuận này kêu gọi giảm thâm hụt tài chính của Lát-vi-a xuống dưới 3% GDP vào năm 2012 để đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập Eurozone. Chính phủ ban hành cắt giảm chi tiêu lớn nhằm giảm thâm hụt ngân sách tối đa 8,5% GDP năm 2010. Lát-vi-a đã thông qua ngân sách năm 2011 với mức thâm hụt dự kiến 5,4% GDP. Đa số các công ty, ngân hàng và bất động sản đã được tư nhân hóa, mặc dù nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần khá lớn trong một vài doanh nghiệp lớn. Lát-vi-a chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào 2/1999. Lát-vi-a đang phấn đấu để gia nhập Eurozone vào năm 2014. Năm 2010, GDP: đạt 23,39 tỷ USD, trong đó nông nghiệp - 4,2%, công nghiệp - 20,6%, dịch vụ - 75,2%. Tỷ lệ thất nghiệp -14,3%. Tỷ lệ lạm phát -1,2%. Nợ công - 46,2% GDP. Ngân sách: thu: 8,028 tỷ USD, chi 9,863. Nợ nước ngoài: 3,728 tỷ USD. Thế mạnh của Lát-vi-a là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, điện tử, bưu điện, thiết bị giao thông vận tải, du lịch ... Nông nghiệp - sản phẩm: ngũ cốc, dầu hạt cải, khoai tây, rau, thịt lợn, gia cầm, sữa, trứng, cá. Công nghiệp: thực phẩm chế biến, gia công sản phẩm gỗ, dệt may, kim loại chế biến, dược phẩm, xe ô tô, đường sắt, sợi tổng hợp, điện tử. Thương mại: Xuất khẩu và công nghiệp là động lực chính của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc và thiết bị, kim loại, hàng dệt. Xuất khẩu: Năm 2010 đạt 7,894 tỷ USD. Mặt hàng chính: sản phẩm thực phẩm, gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại, máy móc, thiết bị, dệt may. Đối tác: Lít-va -15,19%, Ex-tô-ni-a - 13,57%, Nga - 13,17%, Đức - 8,13%, Thụy Điển - 5,7% Nhập khẩu: Năm 2010 đạt 9,153 tỷ USD. Mặt hàng chính: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu, xe ô tô. Đối tác: Lít-va 16,36%, Đức 11,34%, Nga 10,68%, Ba Lan 8,11%, E-xtô-ni-a 7,69%. Đầu tư: Đầu tư trong nước: 15,7% GDP (2010). Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 1,171 tỷ USD(2010). Đầu tư ra nước ngoài: 1,097 USD (2010). V. Chính sách đối ngoại - Lát-vi-a ưu tiên quan hệ với Mỹ và các nước Tây Âu, gia nhập NATO (2/4/04) và EU (1/5/04), trở thành thành viên Hiệp ước Schengen (21/12/2007). Lát-vi-a là thành viên của Hội đồng châu Âu, là thành viên của WTO (từ 2/1999). Lát-vi-a chú trọng củng cố khối cộng đồng các nước Ban-tíc về mọi mặt. Với Nga, sau khi Lát-vi-a tuyên bố độc lập, Nga đã cho Lát-vi-a hưởng chế độ ưu đãi về thương mại và cung cấp nhiên liệu khí đốt theo yêu cầu của Lát-vi-a. Ngày 28/6/1996 Nga đã ký với Lát-vi-a Hiệp định về biên giới biển. Để tranh thủ Mỹ và Tây Âu, Lát-vi-a đã từng bước hạn chế quan hệ với Nga. Từ năm 1999, quan hệ Lát-vi-a - Nga có chiều phức tạp hơn, thậm chí có lúc Lát-vi-a tuyên bố coi Nga là mối đe doạ đối với an ninh của Lát-vi-a. Lát-vi-a đã thông qua nhiều đạo luật hạn chế quyền lợi của người Nga sống ở Lát-vi-a. Tình hình quan hệ giữa Lát-vi-a và Nga dưới thời chính phủ Thủ tướng Kan-vi-ti-xơ đã có những dấu hiệu được cải thiện, sự căng thẳng giữa hai nước được giảm bớt. Ngày 18/12/2007, trong chuyến thăm Lát-vi-a của Bộ trưởng Ngoại giao Nga, hai bên đã ký Hiệp định biên giới giữa hai nước. Gần đây, Lát-vi-a cũng bắt đầu quan tâm đến khu vực châu Á -Thái Bình Dương, Đông Nam Á. - Thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế: EU, FAO, IAEA, ICAO, IMF, IMO, Interpol, IOM, NATO, OSCE, PCA, Công ước Schengen, UN, UNCTAD, UNESCO, WHO, WTO…. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM I. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - Tình hình quan hệ chính trị Trong khuôn khổ quan hệ với Liên Xô cũ, ta và Lát-vi-a đã có quan hệ hữu nghị hợp tác tốt. Bạn giúp ta đào tạo cán bộ, sinh viên, nhận lao động ta sang làm việc, có quan hệ kết nghĩa, hợp tác trực tiếp với một số địa phương và cơ sở sản xuất của ta. (Thủ đô Ri-ga dưới thời Liên Xô cũ đã nhiều năm kết nghĩa với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng). Ngày 12/02/1992 tại Mát-xcơ-va, hai Bên đã ký Nghị định thư về việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ ta tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Lát-vi-a, Đại sứ Lát-vi-a tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam. - Đoàn vào Bộ trưởng Ngoại giao Lát-vi-a thăm Việt Nam (28/10, 2/11/1996). Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác văn hoá - khoa học. Thủ tướng Lát-vi-a sang Hội nghị ASEM-5 (5/2004) tại Hà Nội, gặp Thủ tướng Phan Văn Khải. - Cơ chế tham vấn chính trị Trong chuyến thăm Việt Nam (1996) của Bộ trưởng Ngoại giao Lát-vi-a, hai bên đã ký Nghị định thư về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao. Đến nay ta đã tiến hành tham khảo cấp Vụ trưởng tại Lát-vi-a (7/2011). - Tình hình phối hợp hai bên trên các diễn đàn khu vực và quốc tế Hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp bên lề các Hội nghị quốc tế. II. QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ Trao đổi thương mại Việt Nam – Lát-vi-a (Đơn vị: Triệu USD) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 11T/2011 Xuất khẩu 3,68 4,7 8,93 11,97 10,428 10,003 36,864 Nhập khẩu 0,56 1,7 8,31 9,7 2,473 6,141 4,924 Tổng 4,24 6,40 17,24 21,04 12,721 16,144 41,788 Nguồn: TCHQ Việt Nam Nhìn chung kim ngạch còn rất nhỏ, chủ yếu tiểu ngạch. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Lát-vi-a: Hải sản, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm mây tre đan, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép các loại. Việt Nam nhập: Cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, bông, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da; máy móc, thiết bị. III. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NƯỚC SỞ TẠI Cộng đồng ta tại Lát-vi-a chỉ có khoảng 100 người, chủ yếu là những người sang học tập, lao động rồi ở lại lấy vợ người địa phương. Cộng đồng ta chưa có Hội đoàn, luôn hướng về Tổ quốc. IV. CÁC HIỆP ĐỊNH KHUNG ĐÃ KÝ GIỮA HAI NƯỚC Tháng 11/1995, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh thăm Lát-vi-a, ký Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Trong chuyến thăm Việt Nam (28/10 đến 2/11/1996) của Bộ trưởng Ngoại giao Lát-vi-a, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác văn hoá - khoa học. Ngày 7/11/03 Lát-vi-a đề nghị chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước ( do Bạn gia nhập EU (1/5/04). Hai nước đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại từ ngày 1/5/04.
Posted on: Sat, 13 Jul 2013 00:43:14 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015