TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ GHI-NÊ BÍT-XAO VÀ QUAN HỆ VỚI - TopicsExpress



          

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ GHI-NÊ BÍT-XAO VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ GHI-NÊ BÍT-XAO VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 1. Khái quát chung : - Tên nước: Cộng hòa Ghi-nê Bít-xao (Republica de Guinea Bissau) - Thủ đô: Bít-xao (Bissau) - Vị trí địa lý: Cộng hoà Ghi-nê Bít-xao là một nước nhỏ ở Tây Phi, nằm trên bờ Đại Tây Dương, có biên giới chung với Xê-nê-gan (Senegal) và Ghi-nê xích đạo (Equatorial Guinea). - Diện tích: 36.120 km2 - Dân số: 1,6 người (2011) - Tôn giáo: Hồi giáo (50%), Tín ngưỡng cổ truyền (45%), Thiên chúa giáo (5%) - Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha - Tiền tệ: Đồng franc CFA - Quốc khánh (ngày độc lập): 24/9/1973 - Tổng thống: Quyền Tổng thống Ma-nu-ên Sê-phi-rô Nha-ma-giô (Manuel Serifo Nhamadjo) - Thủ tướng: Ruây Đu-ơ-tê đờ Ba-rốt (Rui Duarte de Barros). - Bộ trưởng Ngoại giao, HTQT và Hải ngoại: Phôn-xê-ti-nô Phu-đắt Im-ba-li (Faustino Fudut Imbali). II. Lịch sử: - Từ những năm 1450, lưu vực các con sông Guinea và quần đảo Cape Verde là những khu vực đầu tiên bị Bồ Đào Nha xâm lược tuy nhiên trước năm 1600, các hoạt động ngoại thương tại các khu vực này còn hiếm hoi. Với sự giúp đỡ của các bộ lạc địa phương, Bồ Đào Nha bắt đầu hoạt động buôn bán nô lệ người dân châu Phi qua Tây Bán cầu thông qua các hòn đảo tại Cape Verde. Những nhà cai trị tại Guinea đã trở nên giàu có từ hoạt động buôn bán nô lệ tuy nhiên vẫn không cho phép người châu Âu có thêm đất ngoại trừ những mảnh đất gần bờ biển nơi các hoạt động buôn bán nô lệ diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động buôn bán nô lệ giảm dần vào thế kỷ 19 và Bissau trờ thành trung tâm thương mại lớn tại khu vực. - Vào những năm 1956, Đảng châu Phi vì Độc lập của Guinea và Cape Verde do ông Amilcar Cabral và ông Rafael Barbosa lãnh đạo bắt đầu quá trình đấu tranh giành độc lập cho Guinea Bissau. Năm 1968, Đảng này lãnh đạo đất nước giành được phần lớn quyền kiểm soát từ tay Bồ Đào Nha. Ngày 24/9/1973, Guinea Bissau tuyên bố độc lập và đến ngày 10/9/1974, Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho Guinea Bissau. III. Chính trị: 1. Đối nội: - Thể chế: đa đảng - Hình thái: Cộng hòa Tổng thống - Các Đảng chính: + Đảng người Phi vì Độc lập của Ghi-nê Bít-xao và Cáp-ve (PAIGC – Đảng cầm quyền). + Đảng cải cách xã hội (PRS). - Kể từ khi giành được độc lập từ tay thực dân Bồ Đào Nha (1974), Guinea Bissau thường xuyên đối mặt với những cuộc thanh trừng trong giới chính trị gia, quân đội với 3 cuộc đảo chính quân sự và 1 vụ ám sát Tổng thống. Guinea Bissau được coi là trạm chung chuyển cocain với số lượng lớn từ châu Mỹ La tinh vào châu Âu. - Mới đây nhất, ngày 13/4/2012, giới quân đội Guinea Bissau tiến hành đảo chính lật đổ quyền Tổng thống Raimundo Pereira và Thủ tướng Carlos Gomes Juniors, ngay trước thềm vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống mà ông Carlos Gomes Juniors được đánh giá là một ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng thống. Hiện tại Chính phủ lâm thời Guinea Bissau sẽ lãnh đạo đất nước 2 năm trước khi tiến hành các cuộc bầu cử dân sự. 2. Đối ngoại: - Ghi-nê Bít-xao thực hiện chính sách đối ngoại không liên kết, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhiều nước và tổ chức quốc tế. - Ghi-nê Bít-xao là thành viên LHQ, phong trào KLK, khối Pháp ngữ, AU, ECOWAS, WTO, FAO, G-77, Interpol, UNCTAD, UNESCO, WHO… IV. Kinh tế: - Ghi-nê Bít-xao là một nước nghèo. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là bô-xít, phốt phát, sắt, gỗ, hải sản. Ghi-nê Bít-xao đã phát hiện ra dầu lửa ở thềm lục địa nhưng chưa khai thác. - Ghi-nê Bít-xao là nước sớm thực hiện cải cách kinh tế bằng kế hoạch 3 năm (1983-1985) về chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Năm 1986, Đại hội 4 của Đảng cầm quyền đã ra nghị quyết về đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, chuyển mạnh quá trình tư nhân hoá, kể cả về ngoại thương. Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ nhằm tăng giá cho những người sản xuất nông nghiệp và tiến hành tự do thương mại. Hiện nay nhà nước chỉ quản lý về mặt luật pháp và thuế. - Xuất khẩu chủ yếu là hạt điều (sản xuất điều đứng thứ 6 thế giới), cá, hải sản, lạc, gỗ. Bạn hàng chủ yếu là: Ấn Độ, Nigeria, Hàn Quốc. - Nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, thiết bị máy móc và vận tải, sản phẩm dầu lửa. Bạn hàng chính là Bồ đào nha, Xê-nê-gan, Pháp, Pa-kít-xtăng. GDP thực tế: 1 tỷ USD (2011) GDP đầu người thực tế: 625 USD (2011) Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 4,8% (2011) (Theo CIA) V. Quan hệ với Việt Nam: 1. Quan hệ chính trị, kinh tế: - Hai nước lập quan hệ ngoại giao ngày 30/9/1973. - Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tăng từ 7,5 triệu USD năm 2010 lên 47 triệu USD năm 2011 trong đó chủ yếu ta nhập hạt điều 38 triệu USD. Quý I/2012 ta nhập chủ yếu phế liệu sắt thép, hạt điều.
Posted on: Sat, 13 Jul 2013 03:39:26 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015