TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ MÔN-ĐÔ-VA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - TopicsExpress



          

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ MÔN-ĐÔ-VA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – MÔN-ĐÔ-VA VỤ CHÂU ÂU --------- TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ MÔN-ĐÔ-VA VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM – MÔN-ĐÔ-VA ------- I/ KHÁI QUÁT CHUNG: - Tên nước: Cộng hoà Môn-đô-va (Republic of Moldova) - Thủ đô: Ki-si-nhốp (Kisinau) - Diện tích: 33.700 km2 - Vị trí địa lý: nằm ở Đông Nam châu Âu, giữa 2 con sông Đơ-nét-xtra và Pơ-rút, phía Bắc, Đông và Nam giáp U-crai-na, phía Tây giáp Ru-ma-ni. - Dân số: khoảng 4,46 triệu người - Dân tộc: Môn-đô-va (nói tiếng Ru-ma-ni) – 64%, Nga – 13%, U-crai-na – 14%, Ga-gau-dơ – 3,5%, Bun-ga-ri – 2% - Tôn giáo: Đạo Chính thống - Ngôn ngữ: tiếng Môn-đô-va (tiếng Ru-ma-ni) - Đơn vị tiền tệ: Lây Môn-đô-va, 1 USD= 10.5238 Lây ngày 02/02/2009 - Ngày độc lập: 27/8/1991 - Thể chế chính trị: Cộng hoà Tổng thống, từ tháng 7/2000 theo chế độ dân chủ nghị viện, cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hội một viện với 101 đại biểu, nhiệm kỳ 4 năm. - Lãnh đạo hiện nay: + Quyền Tổng thống: Mi-hai Gim-pu (Mihai Ghimpu) từ 11/9/2009; + Thủ tướng: Vờ-lát Phi-lát (Vlad Filat) bổ nhiệm ngày 25/9/2009; + Chủ tịch Quốc hội: Mi-hai Gim-pu (Mihai Ghimpu) bầu 28/8/2009; + Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và hội nhập Châu Âu: Iu-ri Le-an-ca ( Iurie Leanca) bổ nhiệm ngày 25/9/2009. PhÇn lín l•nh thæ M«n-®«-va lµ ®Êt trång trät nªn M«n-®«-va cã tiÒm n¨ng lín vÒ n«ng nghiÖp - ch¨n nu«i, lĩnh vực này chiÕm 1/3 lùc l¬îng lao ®éng. Nh÷ng mÆt hµng nông s¶n lín cña M«n-®«-va lµ nho, r¬îu nho, thuèc l¸, dÇu thùc vËt. M«n-®«-va nghÌo vÒ kho¸ng s¶n. II. TÌNH HÌNH: 1. Chính trị: Tình hình chính trị nội bộ Môn-đô-va thời gian gần đây có một số bất ổn. Cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 5/4/2009 tại Môn-đô-va với chiến thắng lần thứ 3 liên tiếp của Đảng Cộng sản đã làm tình hình tại Môn-đô-va căng thẳng, khi phe đối lập tổ chức biểu tình trong hai ngày 6 và 7/4/2009, phản đối kết quả bầu cử. Sau hai lần bỏ phiếu bầu Tổng thống bất thành (ứng cử viên Đảng Cộng sản không đạt đủ 61/101 phiếu ủng hộ), theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã bị giải tán và buộc phải tiến hành bầu cử lại ngày 29/7/2009. Do không đảng nào trong số 5 đảng lọt vào Quốc hội đạt được đa số (trên 52 ghế) vì vậy 4 đảng đối lập đã liên minh với nhau (53 ghế) thành lập liên minh với khẩu hiệu “Ủng hộ hội nhập Châu Âu” (8/8/2009), bầu Chủ tịch Đảng Tự do Mi-hai Gim-pu làm Chủ tịch Quốc hội Môn-đô-va (28/8/2009) với 53/101 (cần tối thiểu 52 phiếu). Ông Mi-hai Gim-pu trở thành quyền Tổng thống CH Môn-đô-va sau khi Tổng thống V.Vô-rô-nhin tuyên bố từ chức sau 8 năm cầm quyền (11/9/2009). Tuy nhiên, việc bầu Tổng thống Môn-đô-va vẫn đi vào bế tắc, khi cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 4 trong năm bất thành (7/12/2009) do Đảng Cộng sản (hiện là phe đối lập) không tham gia bỏ phiếu. Ứng cử viên duy nhất là cựu Chủ tịch Quốc hội Ma-ri-an Lu-pu, Chủ tịch Đảng Dân chủ Môn-đô-va chỉ đạt 53/61 phiếu cần thiết. Theo quy định của Hiến pháp, quyền Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội Mi-hai Gim-pu sẽ phải giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn(chỉ được phép sau 1 năm sau khi Quốc hội đã được giải tán lần cuối cùng, có nghĩa là sau 16/6/2010). Nhìn chung, tình hình nội trị Môn-đô-va sẽ chưa ổn định trong thời gian tới. 2. Kinh tế, xã hội: Hiện nay, Môn-đô-va bị xếp vào số nước kém phát triển nhất trong SNG. Khó khăn lớn nhất của nền kinh tế là sự mất cân đối cơ cấu nghiêm trọng và sự phụ thuộc bên ngoài về năng lượng, nợ nước ngoài lớn (khoảng 2 tỉ USD) chưa có khả năng chi trả. Đời sống nhân dân còn khó khăn, 80% dân thuộc diện nghèo, lương hưu chỉ tương đương khoảng 9 USD/tháng. Chế biến và sản xuất rượu nho là ngành kinh tế chủ lực của Môn-đô-va. Từ năm 2001 đến 2005, kinh tế Môn-đô-va đã có tăng trưởng khá: GDP tăng trung bình từ 6-7,5%. Năm 2006 trở lại đây tốc độ tăng trưởng giảm GDP chỉ tăng khoảng 3-4%. Do được mùa bội thu GDP năm 2008 tăng 7,2%, lạm phát tăng 7,3 % so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do tác động của khoảng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP Môn-đô-va 6 tháng đầu năm 2009 giảm 6,9% (IMF dự đoán GDP năm 2009 của Môn-đô-va sẽ giảm 9%). 3. §èi ngo¹i: Từ tháng 4/2002, sau khi Chủ tịch Đảng Cộng sản V.Vô-rô-nhin trở thành Tổng thống, Môn-đô-va đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ trong đó ưu tiên hàng đầu là quan hệ với Nga. Môn-đô-va đang tích cực thúc đẩy quan hệ với các nước EU (tham gia Chương trình “Đối tác phương Đông”) và Mỹ, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực. Môn-đô-va là thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE), SNG, GUAM, Tổ chức hợp tác kinh tế Biển Đen (BSEC)... Môn-đô-va gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tháng 7/2001. III. QUAN HỆ VIỆT NAM – MÔN-ĐÔ-VA Việt Nam và Môn-đô-va có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống. Trước đây, trong khuôn khổ Liên bang Xô Viết, bạn đã giúp ta đào tạo nhiều cán bộ, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Ngay sau khi Môn-đô-va tuyên bố độc lập, ngày 11/6/1992 ta và Bạn đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ Việt Nam tại U-crai-na kiêm nhiệm Môn-đô-va. Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác thương mại tháng 9/2000 và phê chuẩn tháng 3/2001. Sau khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền, lãnh đạo của Môn-đô-va rất quan tâm phát triển quan hệ với Việt Nam. Bạn cử đoàn dự Đại hội Đảng IX, Đoàn Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội ta thăm Môn-đô-va tháng 10/2001. Năm 2005, bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã gặp Tổng thống Môn-đô-va V.Vô-rô-nhin. Tổng thống V. Vô-rô-nhin thăm chính thức Việt Nam 27/2-1/3/2003. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký Tuyên bố chung, Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Nghị định thư về trao đổi ý kiến giữa hai Bộ Ngoại giao, Thoả thuận hợp tác giữa Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Môn-đô-va, Quy chế Uỷ ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, đồng thời tiến hành khoá họp thứ nhất của Uỷ ban. Từ ngày 30/9-1/10/2007 Khoá họp thứ 2 của Uỷ ban đã được tiến hành tại Ki-si-nhốp. Quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước còn hạn chế, kim ngạch hai chiều hàng năm đạt khoảng từ 3-4 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu thuỷ hải sản, nông sản (cà phê, cao su, gạo và hạt điều), các sản phẩm may mặc, dệt kim và giày dép. Môn-đô-va xuất khẩu sang Việt Nam rượu vang và một số mặt hàng cơ khí.Người Việt Nam ở Môn-đô-va có khoảng 10 người, đa số xây dựng gia đình với người địa phương./.
Posted on: Sat, 13 Jul 2013 00:45:30 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015