TÔI VIẾT BỨC THƯ NGỎ NÀY GỒM 3 MỤC ĐÍCH: MỤC - TopicsExpress



          

TÔI VIẾT BỨC THƯ NGỎ NÀY GỒM 3 MỤC ĐÍCH: MỤC ĐÍCH 1: MONG MUỐN LOẠI BỎ GIẶC NỘI XÂM, 1 BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ VÀ BẦY SÂU LÀM THA HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM. MỤC ĐICH 2: RẤT MONG TỚI TAY ÔNG CHÁNH ÁN, ÔNG VIỆN TRƯỞNG TỐI CAO ĐỂ RA VĂN BẢN KHÁNG NGHỊ RỒI GIÁM ĐỐC THẨM LẠI VỤ ÁN CỦA TÔI THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT. MỤC ĐÍCH 3: TỚI TOÀN THỂ NGƯỜI CÔNG NHÂN NHƯ TÔI VÀ MỌI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN CẢ NƯƠC BIẾT ĐƯỢC NHỮNG BẤT CÔNG ĐỂ CÙNG NHAU ĐẤU TRANH ĐÒI LẠI CÔNG BẰNG BÌNH ĐẲNG CHO CHÍNH MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI. THƯ NGỎ KÍNH GỬI: ÔNG CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO. KÍNH GỬI: ÔNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO. TÊN TÔI: Ngô Văn Hải 46 tuổi. Nghề nghiệp: Thợ nguội 3/7, (bằng cấp ngày 12/6/1988). Trình độ: Cử nhân kế toán (bằng cấp ngày 4/10/2011). TRÚ QUÁN: Tổ 56a, Phường Nguyễn Thái Học – Thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái. Chứng minh thư nhân dân số: 060665289. Điện thoại cố định: 0293860212, Di động :0948616562, Email : [email protected] và ngovanhai62@gmail CĂN CỨ: Đơn kháng nghị lần 1 ngày 15/8/2012, đơn kháng nghị lần 2 ngày 19/3/2013, đơn kháng nghị lần 3 ngày 6/6/2013 chưa được giải quyết. CĂN CỨ: Điều 283,284,284a,284b,285,288 BLTTDS tôi đã làm đơn đề nghị kháng nghị tới ông chánh án tối cao, ông viện trưởng kiểm sát tối cao với những phát hiện vi phạm pháp luật sau: Vừa qua tôi có 10 yêu cầu tranh chấp lao động về quyền, lợi ích của người lao động với công ty YBB. Nhưng bản án tái sơ thẩm ngày 29/3/2012, phúc thẩm ngày 26/6/2012 không giải quyết triệt để mà tìm cách làm mất quyền khởi kiện, mất quyền được tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là vi phạm nghiêm trọng pháp luật. CĂN CỨ: Bản án phúc thẩm ngày 1/12/2011: phần kết luận nhận định: " Hội đồng xét xử xét thấy kháng cáo của ông Ngô Văn Hải là có căn cứ cần được chấp nhận". Phần quyết định: "Chấp nhận kháng cáo của ông Ngô Văn Hải, hủy bản án sơ thẩm số 01/LĐ-ST ngày 9/9/2011 của tòa án thành phố Yên Bái . . . chuyển hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án". Khi phúc thẩm quyết định chấp nhận kháng cáo của tôi, nghĩa là 8 yêu cầu tranh chấp có căn cứ và phù hợp pháp luật. Từ việc có căn cứ, phù hợp pháp luật mới có cơ sở, căn cứ để hủy bản án sơ thẩm ngày 9/9/2011 và chuyển cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại.(đối tượng chính phải tuân thủ thi hành pháp luật là nghành tòa án Yên Bái)Khi giải quyết lại bà Nguyễn Thị Thu Lan, ông Hoàng Trọng Hồng không căn cứ điều 12, điều 19, điều 375, điều 376, điều 377, điều 378 BLTTDS, các nghị quyết hội đồng thẩm phán, sổ tay thẩm phán của tòa án tối cao đã hướng dẫn. Mà căn cứ theo ý muốn chủ quan để đình chỉ, bác yêu cầu không giải quyết theo bản án phúc thẩm ngày 1/12/2011 là có dấu hiệu phạm tội hình sự theo điều 305: "Tội không thi hành án". ( bản án phúc thẩm ngày 26/6/2012 chỉ giải quyết được 1 yêu cầu, còn 7 yêu cầu và 2 yêu cầu phát sinh không giải quyết) CĂN CỨ: Sổ tay thẩm phán của tòa án tối cao hướng dẫn, các nghị quyết của hội đồng thẩm phán và thủ tục tố tụng dân sự của BLTTDS đã quy định. I: Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự. 1. Bản án tái sơ thẩm ngày 29/3/2012 vi phạm thủ tục tố tụng sau: Khi quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đã qua giai đoạn chuẩn bị xét xử, chứng tỏ các yêu cầu tranh chấp khởi kiện trong thời hiệu và thuộc thẩm quyền giải quyết. Khi xét xử chỉ xem xét các yêu cầu khởi kiện có căn cứ đúng pháp luật, có phù hợp pháp luật và xã hội không chứ không quay ngược lại xác định thời hiệu, xác định thẩm quyền. Việc đi ngược lại đã vi phạm nghiêm trọng chính quyết định đưa vụ án ra xét xử và thủ tục tố tụng dân sự. 2. Hai bản án tái xử 29/3/2012 và 26/6/2012 vi phạm thủ tục tố tụng sau: Không chấp hành bản án phúc thẩm ngày 1/12/2011: Nếu không thi hành án phải căn cứ điều 283, 284 ra thông báo yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm chứ không có quyền phủ quyết bản án phúc thẩm ngày 1/12/2011. Không chấp hành theo hướng dẫn của tòa án tối cao: "sổ tay thẩm phán" và các nghị quyết của hội đồng thẩm phán. (chỉ cần so sánh tôi không phân tích) II: Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của hai bản án tái xử. Điều 31 BLTTDS quy định: Không chỉ điểm a, b, c, d, đ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa mà còn các tranh chấp lao động cá nhân khác khi hòa giải, thương lượng không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định thì thuộc thẩm quyền tòa án giải quyết. Thế mà 2 bản án ngày 29/3/2012, 26/6/2012 lại cho rằng tranh chấp yêu cầu 1đã qua hòa giải không thành, không thuộc thẩm quyền giải quyết là sai lầm nghiêm trọng. Không áp dụng điều luật lại áp dụng ý kiến chủ quan và không có điều luật nào quy định: tranh chấp lợi ích tập thể cá nhân không được tranh chấp, không cung cấp được chứng cứ thì thuộc trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Không áp dụng điều luật, quy định, trong khi đó NQ số 03/2006/NQ-HĐTP và sổ tay thẩm phán của tòa án tối cao hướng dẫn: "bồi thường bù đắp, tổn thất tinh thần không quá 10 tháng lương tối thiểu", mà lại kết luật thiếu căn cứ. Việc áp dụng khoản 1 điều 167 BLLĐ là chưa chính xác, vì tất cả các yêu cầu của tôi đến giờ này, đều thuộc tranh chấp lao động khác. Phải áp dụng khoản 4 điều 167 BLLĐ và điểm a.6 mục 2 phần IV NQ số 01/2005/NQ-HĐTP, sổ tay thẩm phán của tòa án tối cao hướng dẫn: "thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xẩy ra hành vi xâm phạm cuối cùng". Như vậy các yêu cầu tranh chấp lao động của tôi đang trong thời hiệu khởi kiện, tại sao lại xác định là hết thời hiệu dẫn đến việc áp dụng điểm h khoản 1 điều 192 BLTTDS là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Áp dụng ý kiến chủ quan mà không áp dụng điều 171b BLLĐ, điều 81,điều 82. . . BLTTDS để xem xét khi quyết định yêu cầu 9 là sai lầm nghiêm trọng trong việc xét xử của cả hai bản án. III: Kết luận, quyết định trong hai bản án tái xử không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Thực tế thành phần kinh tế tư bản đã vi phạm đến quyền, lợi ích mà pháp luật quy định và khuyến khích, dẫn đến tranh chấp lao động với công nhân. (Tôi đã chứng minh tại các phiên tòa bằng các bản trình bày, tranh luận, chứng cứ và bản án phúc thẩm ngày 1/12/2011 đã quyết định công nhận tôi không trình bày nhiều tại đây). Quyết định của hai bản án: Đình chỉ giải quyết, không chấp nhận các yêu cầu và không chấp nhận kháng cáo đã không bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp mà pháp luật quy định và khuyến khích cho công nhân kỹ thuật nhà nước CHXHCNVN. Kết luận, quyết định của bản án phúc thẩm ngày 26/6/2012 đúng ra phải thi hành theo kết luận, quyết định của bản án phúc thẩm ngày 1/12/2011, nhưng lại mâu thuẫn trái ngược là sai lầm nghiêm trọng. Quyết định phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo, buộc công ty YBB bồi thường 2 tháng lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật năm 2011 cho ông Hải. Như vậy vi phạm lần 3 trong tranh chấp quan hệ pháp luật việc làm được chấp nhận mà những yêu cầu ở vi phạm 1 và 2 cùng một quan hệ pháp luật lại không chấp nhận, thể hiện quyết định của bản án mâu thuẫn nghiêm trọng không phù hợp khách quan vụ án. Từ những vi phạm trên, quyết định của 2 bản án không còn mang tính chất bản án xét xử giải quyết tranh chấp mà mang tính chất là quyết định ở thời điểm thụ lý (xem xét thời hiệu, xem xét thẩm quyền nhưng việc xem xét cũng sai lầm nghiêm trọng). Dẫn đến có dấu hiệu phạm tội hình sự theo điều 295: " Tội ra bản án trái pháp luật". Như vậy về mặt quản lý xã hội, bản án tái sơ thẩm, phúc thẩm ngày 29/3/2012, ngày 26/6/2012 khi áp dụng pháp luật không thống nhất, đầy mâu thuẫn, không hợp logic, trái pháp luật và thực sự coi thường hiệu lực bản án phúc thẩm trước. Xét về mặt chính trị xã hội, 2 bản án không thể hiện được tính giai cấp vô sản của nhà nước, của pháp luật XHCN, không bảo vệ được pháp chế XHCN và không bảo vệ được người công nhân mà bảo vệ thành phần kinh tế tư bản. CĂN CỨ: Cương lĩnh chính trị đại hội Đảng XI, học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam: “Để giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư bản là cuộc đấu tranh sau cùng của xã hội loài người ”. “Bản chất lợi nhuận hay giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động của người công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”. “Công ty liên doanh canxicacbonat YBB là thành phần kinh tế tư bản”. “Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của đảng, đặt lợi ích của tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân” CĂN CỨ: Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật lao động, bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự của nhà nước CHXHCN Việt Nam. "Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ do dân, vì dân". "Pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam là pháp luật XHCN của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ do dân, vì dân". CĂN CỨ: Các nghị định, thông tư nhà nước CHXHCN Việt Nam đã quy định các doanh nghiệp, cơ quan có vốn nước ngoài, mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu doanh nghiệp trong nước. Nhằm đem lại mức lương ở mọi vị trí của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài cao hơn vị trí lao động tương ứng trong nước. Đồng thời để bảo hộ, tạo ưu thế doanh nghiệp trong nước cạch tranh với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nước. Khi hội nhập để các doanh nghiệp bình đẳng nhà nước ta đã có nghị định 70/2011/NĐ-CP ra ngày 22/8/2011 có hiệu lực từ 1/10/2011 về mức lương tối thiểu chung để mọi vị trí lao động trong các doanh nghiệp như nhau. CĂN CỨ: Theo tiết a, khoản 1 điều 5 của nghị định 114/2002/NĐ-CP: “a) Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo”. (các dạng lao động được phân loại cụ thể để xếp lương) Nghị định 205/2004/NĐ-CP ở mức lương tối thiểu 1.800.000 VNĐ để xây dựng lương lao động kỹ thuật và thang bảng lương của công ty hiện nay đã đăng ký, đang áp dụng cho lao động kỹ thuật ta có bảng so sánh. Bậc lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Hệ số QĐ 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,9 Lương PLQĐ 3.330.000 3.924.000 4.608.000 5.418.000 6.372.000 7.506.000 8.820.000 Hệ số CT 1.17 1.07 1.07 1.07 1.07 1.07 1.07 Lương CTXD 2.100.000 2.247.000 2.404.290 2.572.590 2.752.672 2.945.359 3.151.534 Ta thấy mức lương bậc 1 của công ty không căn cứ vào quy định nào mà tự định ra hệ số 1.17 nhân với lương tối thiểu và những bậc lương sau lại có hệ số 1.07 nhân với mức lương bậc trước đó. Như vậy thang bảng lương của công ty hiện nay mức lương của công nhân kỹ thuật còn thấp hơn mức lương công nhân kỹ thuật Việt Nam. Dẫn đến pháp nhân công ty đang vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật không chỉ mức ở dân sự mà còn có thể ở mức hình sự. CĂN CỨ: Điều 126 hiến pháp quy định: "Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân". Do vậy chủ tọa phiên tòa xét xử tái sơ thẩm, phúc thẩm ngày 29/3/2012, ngày 26/6/2012 đã nhận định, quyết định trái ý thức hệ, không căn cứ theo quan điểm chính trị, lập trường CN Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà đảng và nhà nước đã xác định, đi bảo vệ thành phần kinh tế tư bản. Dẫn đến bà phó chánh án tòa án thành phố Yên Bái Nguyễn Thị Thu Lan và ông Hoàng Trọng Hồng thẩm phán tòa án tỉnh Yên Bái có dấu hiệu sai phạm về chính trị sau: - Có dấu hiệu đánh mất tư tưởng của giai cấp vô sản và lý tưởng của đảng. - Có dấu hiệu đánh mất lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM - Có dấu hiệu không thực hiện nhiệm vụ đảng viên (chức năng nhiệm vụ tòa án).. CĂN CỨ: Đơn khởi kiện ngày 26/7/2012, tòa án nhân dân thành phố Yên Bái vẫn trả lại đơn khởi kiện không giải quyết lại vụ án. CĂN CỨ: Giấy báo tin của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái: "đã tiến hành các thủ tục chuyển đơn . . . đến viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết theo thẩm quyền". CĂN CỨ: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng tôi đã trình bầy ở trên. CĂN CỨ: Đơn kháng nghị lần 1 ngày 15/8/2012, đơn kháng nghị lần 2 ngày 19/3/2013, đơn kháng nghị lần 3 ngày 6/6/2013 chưa được giải quyết. Vậy tôi viết thư ngỏ đề nghị kháng nghị tới ông chánh án tòa án nhân dân tối cao và ông viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao với những pháp hiện vi phạm pháp luật trên đề nghị các ông ra văn bản: - Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để giải quyết thi hành vụ án theo đúng trình tự quy định pháp luật. - Yêu cầu chi bộ đảng tòa án ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên Hoàng Trọng Hồng, Nguyễn Thị Thu Lan để làm rõ những vấn đề sau và có hình thức kỷ luật, hình thức phạt theo quy định pháp luật thích đáng. + Tại sao khi xét xử không áp dụng đúng quy định pháp luật, thủ tục tố tụng dân sự? + Tại sao khi xét xử không áp dụng đúng các nghị quyết của hội đồng thẩm phán, sổ tay thẩm phán và không tuân thủ thi hành theo quyết định bản án phúc thẩm trước? + Tại sao khi xét xử không bảo vệ công nhân lại bảo vệ thành phần kinh tế tư bản? + Tại sao lại tìm cách làm mất quyền khởi kiện, quyền được bảo vệ của công nhân? Rất mong sự bảo vệ của pháp luật và công lý được thực thi. Tôi chân thành cảm ơn! Ngày 13 tháng 9 năm 2013 Người viết thư Ngô Văn Hải
Posted on: Fri, 13 Sep 2013 03:33:25 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015